Content:
Tiền sử
Nội dung của trang này:
Tiền sử
Khám thực thể
Tầm soát
Nội dung của trang này:
Tiền sử
Khám thực thể
Tầm soát
Tiền sử
Trong lần khám đầu tiên, điều quan trọng là phải khai thác tiền sử và khám thực thể toàn diện. Tiền sử nên tập trung vào tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành sớm, đột quỵ hoặc bệnh thận.
Cần biết mức độ và khoảng thời gian tăng huyết áp, phạm vi huyết áp thông thường, thuốc hạ huyết áp hiện tại hoặc trước đây và tiền sử tuân thủ điều trị.
Cũng cần lưu ý các triệu chứng của nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp (ví dụ như đổ mồ hôi, đau đầu và hồi hộp trong u tế bào ưa crôm; yếu cơ và co giật trong tăng aldosterone; buồn ngủ quá mức và ngáy trong chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn; không chịu được nóng, sụt cân và hồi hộp đánh trống ngực trong cường giáp; mệt mỏi, phù nề và tiểu nhiều lần trong bệnh thận hoặc suy thận).
Đánh giá lối sống và môi trường, bao gồm lượng chất béo, muối và rượu trong chế độ ăn, hoạt động thể chất, tình trạng hút thuốc, tăng cân từ thời trẻ tuổi. Tiền sử dùng thuốc theo toa và thuốc không kê toa, sử dụng thực phẩm bổ sung từ thảo dược, và dùng ma túy bất hợp pháp cũng nên được hỏi chi tiết trong tiền sử.
Bất kỳ tiền sử hoặc triệu chứng hiện tại của tổn thương cơ quan đích (TOD) (ví dụ bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, rối loạn chức năng nhận thức) đều cần được lưu ý vì ở bệnh nhân đột quỵ (ví dụ đột quỵ xuất huyết) người châu Á có mối liên quan chặt chẽ giữa huyết áp và bệnh tim mạch (CVD) hơn người phương Tây. Suy tim không do thiếu máu cục bộ là kết cục phổ biến của CVD liên quan đến tăng huyết áp.
Tiền sử hoặc triệu chứng hiện tại của các bệnh đi kèm (ví dụ đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gút, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh tuyến giáp, v.v.) có thể ảnh hưởng đến tiên lượng cũng nên được lưu ý trong tiền sử. Tiền sử gia đình bị huyết áp cao hoặc tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, CVD, bệnh mạch vành, bệnh thận và rối loạn lipid máu cũng cần biết. Nên tìm hiểu về tiền sử tăng huyết áp khi mang thai hoặc tiền sản giật.
Các thông tin quan trọng khác cần được thu thập khi khai thác tiền sử về nghề nghiệp như thường xuyên đi du lịch hoặc chuyến đi dài, thay đổi giờ giấc, lịch trình dùng thuốc, phòng ngừa biến chứng và nhiều thông tin khác.
Cần biết mức độ và khoảng thời gian tăng huyết áp, phạm vi huyết áp thông thường, thuốc hạ huyết áp hiện tại hoặc trước đây và tiền sử tuân thủ điều trị.
Cũng cần lưu ý các triệu chứng của nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp (ví dụ như đổ mồ hôi, đau đầu và hồi hộp trong u tế bào ưa crôm; yếu cơ và co giật trong tăng aldosterone; buồn ngủ quá mức và ngáy trong chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn; không chịu được nóng, sụt cân và hồi hộp đánh trống ngực trong cường giáp; mệt mỏi, phù nề và tiểu nhiều lần trong bệnh thận hoặc suy thận).
Đánh giá lối sống và môi trường, bao gồm lượng chất béo, muối và rượu trong chế độ ăn, hoạt động thể chất, tình trạng hút thuốc, tăng cân từ thời trẻ tuổi. Tiền sử dùng thuốc theo toa và thuốc không kê toa, sử dụng thực phẩm bổ sung từ thảo dược, và dùng ma túy bất hợp pháp cũng nên được hỏi chi tiết trong tiền sử.
Bất kỳ tiền sử hoặc triệu chứng hiện tại của tổn thương cơ quan đích (TOD) (ví dụ bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, rối loạn chức năng nhận thức) đều cần được lưu ý vì ở bệnh nhân đột quỵ (ví dụ đột quỵ xuất huyết) người châu Á có mối liên quan chặt chẽ giữa huyết áp và bệnh tim mạch (CVD) hơn người phương Tây. Suy tim không do thiếu máu cục bộ là kết cục phổ biến của CVD liên quan đến tăng huyết áp.
Tiền sử hoặc triệu chứng hiện tại của các bệnh đi kèm (ví dụ đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gút, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh tuyến giáp, v.v.) có thể ảnh hưởng đến tiên lượng cũng nên được lưu ý trong tiền sử. Tiền sử gia đình bị huyết áp cao hoặc tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, CVD, bệnh mạch vành, bệnh thận và rối loạn lipid máu cũng cần biết. Nên tìm hiểu về tiền sử tăng huyết áp khi mang thai hoặc tiền sản giật.
Các thông tin quan trọng khác cần được thu thập khi khai thác tiền sử về nghề nghiệp như thường xuyên đi du lịch hoặc chuyến đi dài, thay đổi giờ giấc, lịch trình dùng thuốc, phòng ngừa biến chứng và nhiều thông tin khác.
Khám thực thể
Một quy trình khám toàn diện bao gồm:
- Đo huyết áp đúng cách và kiểm tra ở cánh tay còn lại
- Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) và đo vòng eo bởi vì nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa hoặc đái tháo đường týp 2 cao khi vòng eo >102 cm ở nam giới hoặc >88 cm ở nữ giới
- Nhịp tim (khi nghỉ ngơi) để phát hiện loạn nhịp tim, nhịp thở và thân nhiệt
- Khám đáy mắt
- Tìm tiếng thổi động mạch cảnh, bụng và đùi
- Kiểm tra kỹ tim và phổi; sờ tuyến giáp
- Khám bụng để kiểm tra tình trạng béo phì thân, thận to, khối u, bàng quang giãn và nhịp đập động mạch chủ bất thường
- Khám chi dưới để tìm phù nề và mạch đập, xác định chỉ số cổ chân-cánh tay (ABI)
- Đánh giá tình trạng thần kinh và tâm thần
Tầm soát
Đo huyết áp tại bệnh viện hoặc phòng khám
Huyết áp được đo ít nhất mỗi năm cho người ≥18 tuổi nhưng thường xuyên hơn ở những người có nguy cơ trung bình hoặc cao mắc bệnh mạch máu.
Bệnh nhân nên ngồi thoải mái trên ghế có tựa lưng trong >5 phút, chân đặt trên sàn và cánh tay được đặt trên chỗ tựa ngang vị trí tim trước khi đo huyết áp. Đo huyết áp ở tư thế đứng được khuyến nghị cho những bệnh nhân có nguy cơ hạ huyết áp tư thế, bệnh nhân đái tháo đường và trong lần khám đầu tiên của bệnh nhân cao tuổi.
Nên thực hiện hai đến ba lần đo, cách nhau 1-2 phút. Thực hiện đo ở tư thế ngồi, nằm và đứng (thường sau 1 phút) để ghi nhận tình trạng tụt huyết áp. Chênh lệch >10 mmHg giữa hai cánh tay cho thấy có hẹp động mạch và cần phải thăm khám thêm.
Nên sử dụng dải băng quấn rộng 12-13 cm và dài 35 cm và đặt ở mức ngang với tim của bệnh nhân. Dải băng rộng hơn (chu vi >32 cm) dành cho cánh tay to trong khi nhỏ hơn (chu vi <26 cm) dành cho cánh tay gầy1. Chiều dài của dải băng nên bao quanh ít nhất 75-100% chu vi cánh tay trong khi chiều rộng ít nhất phải bằng 35-50% chu vi cánh tay.
Sự xuất hiện của tiếng Korotkoff ở pha I tương ứng với huyết áp tâm thu (HATT) và sự biến mất ở pha V cho huyết áp tâm trương (HATTr).
1Vui lòng tham khảo Bảng khuyến cáo về kích thước băng quấn tay trong mục Điều trị không dùng thuốc.
Hypertension_Initial Assesment
Xác định tăng huyết áp
Nhìn chung, chẩn đoán tăng huyết áp được xác định bằng cách đo huyết áp 1-4 tuần sau lần đo đầu tiên hoặc trung bình các lần trong ≥2 lần đo hoặc lần khám. Huyết áp tăng đáng kể sẽ cần rút ngắn khoảng thời gian giữa các lần khám, tùy thuộc vào mức độ tăng huyết áp và tình trạng CVD hoặc tổn thương cơ quan đích.
Đo huyết áp ngoài phòng khám
Đo huyết áp ngoài phòng khám được khuyến cáo để xác định chẩn đoán tăng huyết áp. Cũng có thể dùng để đo huyết áp cho bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch với kết quả khi tầm soát tại phòng khám là 120-139/70-89 mmHg.
Theo dõi huyết áp ngoại trú (ABPM) là phương pháp được ưa chuộng vì phương pháp này tự động đo huyết áp của bệnh nhân theo các khoảng thời gian đều đặn suốt 24 giờ. Ưu điểm bao gồm phát hiện tăng huyết áp ẩn hoặc tăng huyết áp áo choàng trắng, xác định các kiểu huyết áp về đêm, xác nhận tăng huyết áp cận biên hoặc kết quả theo dõi huyết áp bất thường tại nhà và đánh giá tác động của các phương pháp điều trị tăng huyết áp.
Theo dõi huyết áp tại nhà (HBPM) là phương pháp tự đo huyết áp trong 5-7 ngày, có thể đo nhiều lần. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để tầm soát tăng huyết áp ẩn hoặc tăng huyết áp áo choàng trắng. Phương pháp này có thể được thực hiện ở những người có huyết áp bình thường cao hoặc huyết áp tại phòng khám là 130-139/85-89 mmHg, để phát hiện tăng huyết áp ẩn. Phương pháp này hữu ích trong việc nâng cao nhận thức về tăng huyết áp, cải thiện độ chính xác của chẩn đoán, xác định nguy cơ tim mạch ở những bệnh nhân tăng huyết áp, đánh giá hiệu quả điều trị và cải thiện khả năng tuân thủ và tự tuân thủ điều trị. Đây là cơ sở để khởi trị và điều chỉnh các liệu pháp kiểm soát huyết áp trong điều trị từ xa. Điểm bất lợi chính là có khả năng xảy ra lỗi khi đo và không có số đo huyết áp ban đêm.
Ở người châu Á, việc quản lý huyết áp ngoài phòng khám bao gồm tập trung khởi đầu vào huyết áp buổi sáng và sau đó là huyết áp ban đêm. Tăng huyết áp buổi sáng là huyết áp ≥135/85 vào buổi sáng (từ 6-10 giờ sáng) ở cả ABPM và HBPM bất kể kết quả huyết áp được đo trong phần còn lại của ngày. Nó có nguy cơ tim mạch độc lập với huyết áp lưu động 24 giờ. Có thể kiểm soát bằng cách sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp tác động kéo dài với liều thích hợp, thường là đủ liều và phối hợp đúng cách. Có thể cân nhắc dùng liều trước khi đi ngủ nếu huyết áp buổi sáng không được kiểm soát. Việc phát hiện và quản lý tăng huyết áp ẩn và tăng huyết áp ẩn không kiểm soát được là những phần quan trọng trong điều trị tăng huyết áp.
*Tham khảo: 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA Guideline for the prevention, detection evaluation, and management of high blood pressure in adults.
** Tham khảo: 2024 European Society of Cardiology (ESC) Guidelines for the management of elevated blood pressure and hypertension.
Tìm nguyên nhân thứ phát hoặc bằng chứng về tổn thương cơ quan đích (TOD)
Cần lưu ý rằng đa số trường hợp tăng huyết áp là không rõ nguyên nhân, nghĩa là tăng huyết áp nguyên phát hoặc vô căn. Cân nhắc tầm soát tăng huyết áp thứ phát ở bệnh nhân có sự phát triển đột ngột của tăng huyết áp, khởi phát huyết áp ≥160/100 mmHg ở bệnh nhân <40 tuổi, khởi phát tăng huyết áp tâm trương ở bệnh nhân ≥65 tuổi, tăng huyết áp kháng trị, diễn biến nhanh hoặc ác tính, đáp ứng không tối ưu với điều trị, tăng huyết áp diễn tiến nặng hơn, đợt cấp của tăng huyết áp đã được kiểm soát trước đó, tổn thương cơ quan đích không tương xứng với mức độ tăng huyết áp, hạ kali máu quá mức hoặc không có nguyên nhân, và tình trạng kiểm soát huyết áp diễn tiến xấu đi cấp tính ở phụ nữ mang thai đã tăng huyết áp từ trước. Những bệnh nhân này nên được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa và điều trị thích hợp nếu phát hiện ra nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp. Cũng nên thực hiện thêm các xét nghiệm nếu phát hiện tổn thương cơ quan đích để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương.
Huyết áp được đo ít nhất mỗi năm cho người ≥18 tuổi nhưng thường xuyên hơn ở những người có nguy cơ trung bình hoặc cao mắc bệnh mạch máu.
Bệnh nhân nên ngồi thoải mái trên ghế có tựa lưng trong >5 phút, chân đặt trên sàn và cánh tay được đặt trên chỗ tựa ngang vị trí tim trước khi đo huyết áp. Đo huyết áp ở tư thế đứng được khuyến nghị cho những bệnh nhân có nguy cơ hạ huyết áp tư thế, bệnh nhân đái tháo đường và trong lần khám đầu tiên của bệnh nhân cao tuổi.
Nên thực hiện hai đến ba lần đo, cách nhau 1-2 phút. Thực hiện đo ở tư thế ngồi, nằm và đứng (thường sau 1 phút) để ghi nhận tình trạng tụt huyết áp. Chênh lệch >10 mmHg giữa hai cánh tay cho thấy có hẹp động mạch và cần phải thăm khám thêm.
Nên sử dụng dải băng quấn rộng 12-13 cm và dài 35 cm và đặt ở mức ngang với tim của bệnh nhân. Dải băng rộng hơn (chu vi >32 cm) dành cho cánh tay to trong khi nhỏ hơn (chu vi <26 cm) dành cho cánh tay gầy1. Chiều dài của dải băng nên bao quanh ít nhất 75-100% chu vi cánh tay trong khi chiều rộng ít nhất phải bằng 35-50% chu vi cánh tay.
Sự xuất hiện của tiếng Korotkoff ở pha I tương ứng với huyết áp tâm thu (HATT) và sự biến mất ở pha V cho huyết áp tâm trương (HATTr).
1Vui lòng tham khảo Bảng khuyến cáo về kích thước băng quấn tay trong mục Điều trị không dùng thuốc.

Xác định tăng huyết áp
Nhìn chung, chẩn đoán tăng huyết áp được xác định bằng cách đo huyết áp 1-4 tuần sau lần đo đầu tiên hoặc trung bình các lần trong ≥2 lần đo hoặc lần khám. Huyết áp tăng đáng kể sẽ cần rút ngắn khoảng thời gian giữa các lần khám, tùy thuộc vào mức độ tăng huyết áp và tình trạng CVD hoặc tổn thương cơ quan đích.
Đo huyết áp ngoài phòng khám
Đo huyết áp ngoài phòng khám được khuyến cáo để xác định chẩn đoán tăng huyết áp. Cũng có thể dùng để đo huyết áp cho bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch với kết quả khi tầm soát tại phòng khám là 120-139/70-89 mmHg.
Theo dõi huyết áp ngoại trú (ABPM) là phương pháp được ưa chuộng vì phương pháp này tự động đo huyết áp của bệnh nhân theo các khoảng thời gian đều đặn suốt 24 giờ. Ưu điểm bao gồm phát hiện tăng huyết áp ẩn hoặc tăng huyết áp áo choàng trắng, xác định các kiểu huyết áp về đêm, xác nhận tăng huyết áp cận biên hoặc kết quả theo dõi huyết áp bất thường tại nhà và đánh giá tác động của các phương pháp điều trị tăng huyết áp.
Theo dõi huyết áp tại nhà (HBPM) là phương pháp tự đo huyết áp trong 5-7 ngày, có thể đo nhiều lần. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để tầm soát tăng huyết áp ẩn hoặc tăng huyết áp áo choàng trắng. Phương pháp này có thể được thực hiện ở những người có huyết áp bình thường cao hoặc huyết áp tại phòng khám là 130-139/85-89 mmHg, để phát hiện tăng huyết áp ẩn. Phương pháp này hữu ích trong việc nâng cao nhận thức về tăng huyết áp, cải thiện độ chính xác của chẩn đoán, xác định nguy cơ tim mạch ở những bệnh nhân tăng huyết áp, đánh giá hiệu quả điều trị và cải thiện khả năng tuân thủ và tự tuân thủ điều trị. Đây là cơ sở để khởi trị và điều chỉnh các liệu pháp kiểm soát huyết áp trong điều trị từ xa. Điểm bất lợi chính là có khả năng xảy ra lỗi khi đo và không có số đo huyết áp ban đêm.
Ở người châu Á, việc quản lý huyết áp ngoài phòng khám bao gồm tập trung khởi đầu vào huyết áp buổi sáng và sau đó là huyết áp ban đêm. Tăng huyết áp buổi sáng là huyết áp ≥135/85 vào buổi sáng (từ 6-10 giờ sáng) ở cả ABPM và HBPM bất kể kết quả huyết áp được đo trong phần còn lại của ngày. Nó có nguy cơ tim mạch độc lập với huyết áp lưu động 24 giờ. Có thể kiểm soát bằng cách sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp tác động kéo dài với liều thích hợp, thường là đủ liều và phối hợp đúng cách. Có thể cân nhắc dùng liều trước khi đi ngủ nếu huyết áp buổi sáng không được kiểm soát. Việc phát hiện và quản lý tăng huyết áp ẩn và tăng huyết áp ẩn không kiểm soát được là những phần quan trọng trong điều trị tăng huyết áp.
Mức độ huyết áp (HA) xác định tăng huyết áp |
||||
Phân loại |
2017 ACC/AHA* |
2024 ESC** |
||
HATT (mmHg) và/hoặc HATTr (mmHg) |
HATT (mmHg) và/hoặc HATTr (mmHg) |
|||
HA phòng khám |
≥130 |
≥80 |
≥140 |
≥90 |
ABPM ban ngày |
≥130 |
≥80 |
≥135 |
≥85 |
ABPM ban đêm |
≥110 |
≥65 |
≥120 |
≥70 |
ABPM 24 giờ |
≥125 |
≥75 |
≥130 |
≥80 |
HA tại nhà |
≥130 |
≥80 |
≥135 |
≥85 |
*Tham khảo: 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA Guideline for the prevention, detection evaluation, and management of high blood pressure in adults.
** Tham khảo: 2024 European Society of Cardiology (ESC) Guidelines for the management of elevated blood pressure and hypertension.
Tìm nguyên nhân thứ phát hoặc bằng chứng về tổn thương cơ quan đích (TOD)
Cần lưu ý rằng đa số trường hợp tăng huyết áp là không rõ nguyên nhân, nghĩa là tăng huyết áp nguyên phát hoặc vô căn. Cân nhắc tầm soát tăng huyết áp thứ phát ở bệnh nhân có sự phát triển đột ngột của tăng huyết áp, khởi phát huyết áp ≥160/100 mmHg ở bệnh nhân <40 tuổi, khởi phát tăng huyết áp tâm trương ở bệnh nhân ≥65 tuổi, tăng huyết áp kháng trị, diễn biến nhanh hoặc ác tính, đáp ứng không tối ưu với điều trị, tăng huyết áp diễn tiến nặng hơn, đợt cấp của tăng huyết áp đã được kiểm soát trước đó, tổn thương cơ quan đích không tương xứng với mức độ tăng huyết áp, hạ kali máu quá mức hoặc không có nguyên nhân, và tình trạng kiểm soát huyết áp diễn tiến xấu đi cấp tính ở phụ nữ mang thai đã tăng huyết áp từ trước. Những bệnh nhân này nên được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa và điều trị thích hợp nếu phát hiện ra nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp. Cũng nên thực hiện thêm các xét nghiệm nếu phát hiện tổn thương cơ quan đích để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương.