Content:
Đánh giá
Nội dung của trang này:
Đánh giá
Nguyên tắc điều trị
Điều trị bằng thuốc
Điều trị không dùng thuốc
Phẫu thuật
Nội dung của trang này:
Đánh giá
Nguyên tắc điều trị
Điều trị bằng thuốc
Điều trị không dùng thuốc
Phẫu thuật
Đánh giá
Đánh giá tình trạng của bệnh nhân sẽ dựa trên triệu chứng của bệnh nhân, dị nguyên mà bệnh nhân tiếp xúc, thang điểm VAS. Việc đánh giá các mô hình triệu chứng giúp phân loại bệnh thành:
Thang điểm VAS
Thang điểm VAS là thang đo phản ứng tâm lý cho biết cảm nhận hoặc thái độ chủ quan về mức độ nặng của triệu chứng liên quan đến bệnh ở mỗi bệnh nhân, được sử dụng để phân loại mức độ nặng của triệu chứng và kiểm soát bệnh. Mức độ kiểm soát viêm mũi dị ứng được phân loại như sau:
Các yếu tố được xem xét khi đánh giá đáp ứng của bệnh nhân với phương pháp điều trị bao gồm điểm số triệu chứng, đo lường mức độ tắc nghẽn mũi (như lưu lượng đỉnh khi hít vào qua mũi, đo mũi bằng sóng âm, đo khí áp mũi), phân loại mức độ nặng theo ARIA (Allergic Rhinitis & its Impact on Asthma - Viêm mũi dị ứng và ảnh hưởng của nó đến hen phế quản), kết quả Chất lượng cuộc sống (QOL), chấm điểm theo từng mục, chấm điểm triệu chứng-thuốc và VAS.
Điểm VAS thấp (<5) khi đã điều trị cho thấy có sự cải thiện, được thể hiện trong Bộ câu hỏi về Chất lượng cuộc sống của Viêm mũi-kết mạc (RQLQ- Rhinoconjunctivitis Quality of Life Questionnaire) cũng như về hiệu quả công việc, và phương pháp điều trị thường được duy trì hoặc tiếp tục. Điểm VAS <2 cho thấy viêm mũi dị ứng được kiểm soát tốt và thường được hạ bậc điều trị. Điểm VAS cao (≥5) cho thấy phương pháp điều trị không có tác dụng làm giảm triệu chứng và thường phải tăng bậc điều trị.
Mạng lưới giám sát MACVIA-ARIA cho Viêm mũi dị ứng (MASK-Rhinitis)
MASK-Rhinitis là phương pháp tiếp cận lâm sàng được sử dụng để chẩn đoán và phân loại bệnh nhân dựa trên mức độ nặng của bệnh, cũng là công cụ đánh giá khả năng kiểm soát triệu chứng sau khi bắt đầu điều trị bằng cách sử dụng các công cụ Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng (CDSS) theo các hướng dẫn của ARIA.
Theo dõi các bệnh dị ứng bằng phương tiện kỹ thuật số bao gồm thang điểm VAS trên điện thoại di động (sử dụng MASK aerobiology, một ứng dụng đơn giản trên IOS/Android), Trắc nghiệm kiểm soát viêm mũi dị ứng và hen phế quản (CARAT-Control of Allergic Rhinitis & Asthma Test), công cụ Tầm soát dị ứng điện tử (e-Allergy) và công cụ RhinAsthma Patient Perspective (RAPP) dành cho điện thoại thông minh.
- Viêm mũi dị ứng nhẹ không liên tục
- Viêm mũi dị ứng trung bình đến nặng không liên tục
- Viêm mũi dị ứng dai dẳng nhẹ
- Viêm mũi dị ứng dai dẳng trung bình đến nặng
Thang điểm VAS
Thang điểm VAS là thang đo phản ứng tâm lý cho biết cảm nhận hoặc thái độ chủ quan về mức độ nặng của triệu chứng liên quan đến bệnh ở mỗi bệnh nhân, được sử dụng để phân loại mức độ nặng của triệu chứng và kiểm soát bệnh. Mức độ kiểm soát viêm mũi dị ứng được phân loại như sau:
- ≥5: Không kiểm soát được (Điểm VAS 5 cho thấy viêm mũi dị ứng mức độ trung bình-nặng)
- ≥2 đến <5: Kiểm soát một phần
- <2: Kiểm soát tốt
Các yếu tố được xem xét khi đánh giá đáp ứng của bệnh nhân với phương pháp điều trị bao gồm điểm số triệu chứng, đo lường mức độ tắc nghẽn mũi (như lưu lượng đỉnh khi hít vào qua mũi, đo mũi bằng sóng âm, đo khí áp mũi), phân loại mức độ nặng theo ARIA (Allergic Rhinitis & its Impact on Asthma - Viêm mũi dị ứng và ảnh hưởng của nó đến hen phế quản), kết quả Chất lượng cuộc sống (QOL), chấm điểm theo từng mục, chấm điểm triệu chứng-thuốc và VAS.
Điểm VAS thấp (<5) khi đã điều trị cho thấy có sự cải thiện, được thể hiện trong Bộ câu hỏi về Chất lượng cuộc sống của Viêm mũi-kết mạc (RQLQ- Rhinoconjunctivitis Quality of Life Questionnaire) cũng như về hiệu quả công việc, và phương pháp điều trị thường được duy trì hoặc tiếp tục. Điểm VAS <2 cho thấy viêm mũi dị ứng được kiểm soát tốt và thường được hạ bậc điều trị. Điểm VAS cao (≥5) cho thấy phương pháp điều trị không có tác dụng làm giảm triệu chứng và thường phải tăng bậc điều trị.
Mạng lưới giám sát MACVIA-ARIA cho Viêm mũi dị ứng (MASK-Rhinitis)
MASK-Rhinitis là phương pháp tiếp cận lâm sàng được sử dụng để chẩn đoán và phân loại bệnh nhân dựa trên mức độ nặng của bệnh, cũng là công cụ đánh giá khả năng kiểm soát triệu chứng sau khi bắt đầu điều trị bằng cách sử dụng các công cụ Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng (CDSS) theo các hướng dẫn của ARIA.
Theo dõi các bệnh dị ứng bằng phương tiện kỹ thuật số bao gồm thang điểm VAS trên điện thoại di động (sử dụng MASK aerobiology, một ứng dụng đơn giản trên IOS/Android), Trắc nghiệm kiểm soát viêm mũi dị ứng và hen phế quản (CARAT-Control of Allergic Rhinitis & Asthma Test), công cụ Tầm soát dị ứng điện tử (e-Allergy) và công cụ RhinAsthma Patient Perspective (RAPP) dành cho điện thoại thông minh.
Nguyên tắc điều trị
Phương pháp điều trị sẽ dựa trên thời gian kéo dài và mức độ nặng của các triệu chứng. Phương pháp tiếp cận điều trị theo từng bậc được khuyến cáo cho thanh thiếu niên và người trưởng thành. Hạ bậc điều trị khi các triệu chứng của bệnh nhân cải thiện và nâng bậc khi các triệu chứng trở nên xấu đi.
Các nguyên tắc điều trị tương tự được áp dụng ở trẻ em; tuy nhiên, cần phải cẩn trọng để tránh tác dụng không mong muốn của một số nhóm thuốc nhất định ở trẻ em. Thuốc dùng cho viêm mũi thường dùng bằng đường uống hoặc dạng hít.
Liệu pháp kết hợp hoặc nâng bậc điều trị được khuyến cáo cho bệnh nhân có bệnh nặng hơn khi dùng đơn trị liệu hoặc bệnh nhân viêm mũi dị ứng nặng. Các khuyến cáo phụ thuộc vào kiểu tiếp xúc với dị nguyên.
Đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa mức độ trung bình đến nặng, các nguyên tắc sau đây được áp dụng:
Liệu pháp miễn dịch
Sử dụng lặp lại các dị nguyên đặc hiệu cho bệnh nhân dị ứng qua trung gian IgE để bảo vệ chống lại các triệu chứng dị ứng liên quan đến việc tiếp xúc với các dị nguyên này; hiệu quả nhất nếu dị ứng thứ phát do phấn hoa, mạt bụi nhà và lông động vật và ít hiệu quả hơn nếu do nấm mốc.
Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả khi được dùng một cách tối ưu. Đây là phương pháp điều trị duy nhất có thể giúp viêm mũi thuyên giảm lâu dài (3-5 năm). Liều khởi đầu nên được thực hiện tại cơ sở y tế bởi nhân viên được đào tạo. Liệu trình khuyến cáo thường là 4-5 năm.
Liệu pháp miễn dịch có thể được áp dụng cho trẻ em và người lớn có bằng chứng về kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên và bất kỳ đặc điểm nào sau đây:
Các nguyên tắc điều trị tương tự được áp dụng ở trẻ em; tuy nhiên, cần phải cẩn trọng để tránh tác dụng không mong muốn của một số nhóm thuốc nhất định ở trẻ em. Thuốc dùng cho viêm mũi thường dùng bằng đường uống hoặc dạng hít.
Liệu pháp kết hợp hoặc nâng bậc điều trị được khuyến cáo cho bệnh nhân có bệnh nặng hơn khi dùng đơn trị liệu hoặc bệnh nhân viêm mũi dị ứng nặng. Các khuyến cáo phụ thuộc vào kiểu tiếp xúc với dị nguyên.
Đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa mức độ trung bình đến nặng, các nguyên tắc sau đây được áp dụng:
- Phối hợp 1 corticosteroid dạng hít với 1 thuốc kháng histamin đường uống hoặc đơn trị liệu với 1 corticosteroid dạng hít: Không có ưu tiên cụ thể
- Phối hợp 1 corticosteroid dạng hít với 1 thuốc kháng histamin dạng hít hoặc đơn trị liệu với 1 corticosteroid dạng hít: Không có ưu tiên cụ thể
- Phối hợp 1 corticosteroid dạng hít với 1 thuốc kháng histamin dạng hít được ưu tiên hơn so với đơn trị liệu với thuốc kháng histamin dạng hít
- Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene hoặc thuốc kháng histamin đường uống: Không có ưu tiên cụ thể
- Thuốc kháng histamin dạng hít hoặc thuốc kháng histamin đường uống: Không có ưu tiên cụ thể
- Đơn trị liệu với corticosteroid dạng hít được ưu tiên hơn phối hợp 1 corticosteroid dạng hít với 1 thuốc kháng histamin đường uống
- Phối hợp 1 corticosteroid dạng hít với 1 thuốc kháng histamin dạng hít hoặc đơn trị liệu với corticosteroid dạng hít: Không có ưu tiên cụ thể
- Thuốc kháng histamin dạng hít hoặc thuốc kháng histamin đường uống: Không có ưu tiên cụ thể
Liệu pháp miễn dịch
Sử dụng lặp lại các dị nguyên đặc hiệu cho bệnh nhân dị ứng qua trung gian IgE để bảo vệ chống lại các triệu chứng dị ứng liên quan đến việc tiếp xúc với các dị nguyên này; hiệu quả nhất nếu dị ứng thứ phát do phấn hoa, mạt bụi nhà và lông động vật và ít hiệu quả hơn nếu do nấm mốc.
Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả khi được dùng một cách tối ưu. Đây là phương pháp điều trị duy nhất có thể giúp viêm mũi thuyên giảm lâu dài (3-5 năm). Liều khởi đầu nên được thực hiện tại cơ sở y tế bởi nhân viên được đào tạo. Liệu trình khuyến cáo thường là 4-5 năm.
Liệu pháp miễn dịch có thể được áp dụng cho trẻ em và người lớn có bằng chứng về kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên và bất kỳ đặc điểm nào sau đây:
- Mong muốn của bệnh nhân
- Tuân thủ điều trị
- Cần sử dụng thuốc
- Tác dụng không mong muốn của thuốc
- Đáp ứng kém với các biện pháp phòng tránh dị nguyên
- Phòng ngừa hen phế quản ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng
- Được chẩn đoán trên lâm sàng mắc viêm mũi dị ứng và hen phế quản
Điều trị bằng thuốc
Thuốc kháng cholinergic
Như: ipratropium bromide
Thuốc kháng cholinergic hoạt động bằng cách chẹn các thụ thể muscarinic của các tuyến thanh-niêm dịch. Thuốc kiểm soát hiệu quả tình trạng chảy nước mũi nhưng không tác động đến tình trạng hắt hơi hoặc nghẹt mũi, do đó không sử dụng như là thuốc điều trị đầu tay. Thuốc có thể được sử dụng cùng với corticosteroid dạng hít hoặc thuốc kháng histamin ở bệnh nhân có triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi hoặc bệnh nhân không đáp ứng tốt với các thuốc khác.
Thuốc kháng histamin
Thuốc đối kháng thụ thể H1 làm giảm ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi, nhưng ít hiệu quả hơn đối với tình trạng nghẹt mũi. Thuốc được xem là phương pháp điều trị hàng đầu cho tình trạng viêm mũi mức độ nhẹ-trung bình từng đợt và viêm mũi dai dẳng mức độ nhẹ. Thuốc được bổ sung cùng với corticosteroid dạng hít để điều trị viêm mũi dai dẳng mức độ trung bình-nặng với các triệu chứng ở mắt không được kiểm soát bằng đơn trị liệu với corticosteroid dạng hít.
Thuốc kháng histamin dạng hít
Như: azelastine, levocabastine, olopatadine
Thuốc kháng histamin dạng xịt mũi có tác dụng nhanh (<15-30 phút). Thuốc được khuyến cáo cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa, quanh năm hoặc từng đợt. Thuốc cũng được khuyến cáo là lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng từng đợt. Thuốc là phương pháp điều trị ưu tiên cho viêm mũi dị ứng khi so sánh với cromone dạng hít. Thuốc có tác dụng đáng kể đối với tình trạng nghẹt mũi.
Thuốc được cho là có hiệu quả điều trị tại chỗ và có thể được sử dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, giới hạn tại mũi hoặc là thuốc "dùng khi cần" cùng với thuốc điều trị duy trì. Thuốc có hiệu quả tương tự thuốc kháng histamin đường uống nhưng cần dùng 2 lần/ngày.
Thuốc kháng histamin đường uống
Thuốc kháng histamin đường uống có ưu điểm là làm giảm các triệu chứng dị ứng ở các vị trí khác (như viêm kết mạc) cùng với các triệu chứng ở mũi. Thuốc có thể được sử dụng để phòng ngừa các triệu chứng liên quan đến tình trạng tiếp xúc dị nguyên không thường xuyên. Thuốc được ưu tiên sử dụng hơn so với thuốc đối kháng thụ thể leukotriene (LTRA) ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng quanh năm mức độ trung bình-nặng.
Thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai được ưu tiên hơn thuốc kháng histamin dạng hít. Nên hạn chế sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất vì các thuốc này có thể làm giảm khả năng học tập ở trẻ em trong độ tuổi đi học và khả năng lái xe ở người lớn. Thuốc khởi phát tác dụng trong vòng 1 giờ.
Rhinitis - Allergic_Management 1
Thuốc kháng histamin đường uống thế hệ thứ hai
Như: bilastine, cetirizine, desloratadine, fexofenadine, levocetirizine, loratadine, mequitazine, rupatadine
Thuốc kháng histamin đường uống thế hệ thứ hai nên được xem là lựa chọn điều trị hàng đầu và được ưu tiên hơn thuốc kháng histamin đường uống thế hệ thứ nhất. Các thuốc này ít gây tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh trung ương và ít tác dụng kháng cholinergic hơn so với thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất. Thuốc ít hoặc không có tác dụng an thần ở liều khuyến cáo.
Thuốc kháng histamin đường uống thế hệ thứ nhất
Như: chlorpheniramine, clemastine, diphenhydramine
Việc sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất bị hạn chế bởi tác dụng không mong muốn về an thần và kháng cholinergic và thời gian bán thải ngắn. Thuốc có thể làm suy giảm chức năng nhận thức và khả năng học tập ở trẻ em.
Thuốc kháng histamin dạng nhỏ mắt
Thuốc kháng histamin dạng nhỏ mắt có thể được sử dụng cho bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến mắt (như viêm kết mạc).
Kháng thể kháng IgE
Như: omalizumab
Omalizumab đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng ở mũi và cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa.
Corticosteroid
Corticosteroid có khả năng kháng viêm mạnh bằng cách làm giảm phóng thích cytokine và chemokine.
Corticosteroid dạng hít
Như: beclomethasone, budesonide, ciclesonide, flunisolide, fluticasone, mometasone, triamcinolone
Corticosteroid dạng hít hiệu quả hơn so với thuốc kháng histamin dạng uống hoặc dạng hít để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, đặc biệt là tình trạng nghẹt mũi.
Các thuốc này được xem là phương pháp điều trị đầu tay ở bệnh nhân có các triệu chứng mức độ trung bình đến nặng và/hoặc dai dẳng. Thuốc được ưu tiên hơn thuốc kháng histamin dạng hít và dạng uống ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc theo mùa mức độ trung bình đến nặng. Liệu pháp đơn trị với steroid dạng hít được ưu tiên hơn liệu pháp phối hợp với thuốc kháng histamin đường uống cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng quanh năm. Liệu pháp phối hợp với thuốc kháng histamin dạng hít có hiệu quả hơn liệu pháp đơn trị bằng steroid dạng hít ở bệnh nhân trung bình đến nặng.
Ở bệnh nhân nặng, nên bắt đầu dùng corticosteroid dạng hít 2 tuần trước khi bắt đầu mùa phấn hoa, sau đó dùng thường xuyên.
Thời gian khởi phát tác dụng là sau vài giờ (6-12 giờ) đến vài ngày, hiệu quả tối đa đạt được sau 2 tuần. Các chế phẩm dạng nước được ưu tiên hơn vì ít gây kích ứng niêm mạc mũi. Các nghiên cứu đã cho thấy dữ liệu an toàn đáng tin cậy về việc sử dụng fluticasone, mometasone và ciclesonide đối với sự phát triển lâu dài của trẻ em. Các thuốc này nhìn chung không gây tác dụng không mong muốn toàn thân đáng kể trên lâm sàng khi sử dụng với liều khuyến cáo.
Rhinitis - Allergic_Management 2
Corticosteroid toàn thân
Corticosteroid toàn thân có thể được sử dụng trong trường hợp hiếm gặp ở người mắc bệnh mức độ nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác và không dung nạp corticosteroid dạng hít. Prednisolone hoặc methylprednisolone nên được dùng trong thời gian ngắn (5-7 ngày).
Cromone (dạng hít)
Cromone dạng hít ít hiệu quả hơn thuốc kháng histamin và corticosteroid dạng hít. Khả năng tuân thủ điều trị thường kém do phải cần dùng thuốc thường xuyên. Thuốc có thể được xem xét trong điều trị triệu chứng (ngứa mũi họng, hắt hơi, chảy nước mũi), dùng trước khi tiếp xúc với dị nguyên. Cromone dạng nhỏ mắt có thể được xem xét để điều trị các triệu chứng ở mắt (như viêm kết mạc).
Cromone có hồ sơ an toàn tốt, có thể là lựa chọn phù hợp cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Thuốc chống sung huyết
Thuốc thúc đẩy sự co mạch bằng cách tác động lên các thụ thể adrenergic, do đó làm giảm phù nề niêm mạc mũi.
Thuốc chống sung huyết dạng hít
Như: oxymetazoline, xylometazoline
Thuốc chống sung huyết dạng hít rất hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi. Do nguy cơ giãn mạch dội ngược (viêm mũi do thuốc) và viêm mũi do teo niêm mạc mũi khi sử dụng kéo dài, nên giới hạn sử dụng thuốc trong vòng 3-5 ngày. Có thể sử dụng các liệu trình ngắn ngày để làm giảm tức thời tình trạng nghẹt mũi nặng khi dùng cùng với các thuốc khác để điều trị viêm mũi dị ứng (như phối hợp giữa corticosteroid-thuốc chống sung huyết dạng xịt). Có thể bổ sung thuốc vào liệu pháp corticosteroid dạng hít hoặc phối hợp corticosteroid/thuốc kháng histamin dạng hít trong 4 tuần ở bệnh nhân nghẹt mũi dai dẳng.
Thuốc chống sung huyết đường uống
Như: ephedrine, pseudoephedrine
Thuốc chống sung huyết đường uống có tác dụng yếu hơn đối với tình trạng nghẹt mũi so với các dạng bào chế dùng tại chỗ nhưng không gây giãn mạch dội ngược. Thuốc giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi và các triệu chứng ở mắt. Có thể xem xét sử dụng thuốc này ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng mức độ nặng không đáp ứng với thuốc kháng histamin đường uống và corticosteroid dạng hít. Nên giới hạn sử dụng thuốc do các tác dụng không mong muốn đã biết (mất ngủ, kích động, đánh trống ngực).
Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene (LTRA)
Như: montelukast, pranlukast, zafirlukast
Hiệu quả của LTRA tương tự như thuốc kháng histamin đường uống đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa. Thuốc giúp làm giảm hắt hơi và chảy nước mũi, đồng thời làm giảm thâm nhiễm bạch cầu ái toan và dịch tiết mũi. Thuốc được lựa chọn dùng đơn trị hoặc kết hợp với thuốc kháng histamin nhưng không nên sử dụng như là liệu pháp điều trị ban đầu. Chỉ nên xem xét dùng thuốc ở bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dung nạp với liệu pháp điều trị ban đầu. Thuốc này cũng được ưu tiên dùng ở bệnh nhân mắc hen phế quản đi kèm. Montelukast giúp giảm việc sử dụng thuốc đồng vận beta.
Dung dịch nước muối
Dung dịch nước muối có thể được dùng đơn trị hoặc bổ trợ để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Không có sự khác biệt về điểm số triệu chứng hoặc hình ảnh học khi so sánh giữa dung dịch nước muối đẳng trương với dung dịch nước muối ưu trương, mặc dù dung dịch nước muối ưu trương được chứng minh là cải thiện độ thanh thải của lông mao ở màng nhầy.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch được khuyến cáo ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng dai dẳng mức độ trung bình hoặc nặng, không đáp ứng hoàn toàn với điều trị thông thường và các biện pháp phòng tránh dị nguyên dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia về dị ứng.
Liệu pháp miễn dịch tiêm dưới da (SCIT)
Chỉ định của SCIT bao gồm kiểm soát không hoàn toàn bằng thuốc, bệnh nhân từ chối dùng thuốc hoặc điều trị lâu dài và không thể dung nạp hoặc không thể chịu được các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Nên cân nhắc điều trị ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa do phấn hoa và viêm mũi dị ứng quanh năm gây ra bởi mạt bụi nhà. Hiệu quả của SCIT đối với viêm mũi dị ứng tương đương với glucocorticoid dạng hít. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế do việc tiêm thường xuyên và có nguy cơ nhỏ bị phản ứng phản vệ.
Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT)
Nên cân nhắc điều trị SLIT ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng do mạt bụi nhà và cỏ hoặc phấn hoa Cỏ phấn hương (ragweed), bất kể bệnh nhân có mắc hen phế quản hay không. Phương pháp này được xem là phương pháp điều trị khả thi hơn so với SCIT vì dạng bào chế này tạo điều kiện cho việc tự dùng thuốc. Chỉ nên sử dụng phương pháp này cho những người có thể dung nạp được các phản ứng toàn thân và phương pháp điều trị các phản ứng này. Phương pháp này có liên quan đến các triệu chứng nhẹ ở miệng và đường tiêu hóa đồng thời ít có nguy cơ phản vệ hơn so với SCIT.
Liệu pháp thay thế
Nhiều chế phẩm thảo dược và mật ong đã được đề xuất cho bệnh viêm mũi dị ứng nhưng không có đủ bằng chứng để hỗ trợ cho khuyến cáo điều trị. Cây ban âu (St. John’s wort) có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng histamin, trong khi cây cúc tím (Echinacea purpurea) có thể gây phản vệ ở bệnh nhân dị ứng.
Như: ipratropium bromide
Thuốc kháng cholinergic hoạt động bằng cách chẹn các thụ thể muscarinic của các tuyến thanh-niêm dịch. Thuốc kiểm soát hiệu quả tình trạng chảy nước mũi nhưng không tác động đến tình trạng hắt hơi hoặc nghẹt mũi, do đó không sử dụng như là thuốc điều trị đầu tay. Thuốc có thể được sử dụng cùng với corticosteroid dạng hít hoặc thuốc kháng histamin ở bệnh nhân có triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi hoặc bệnh nhân không đáp ứng tốt với các thuốc khác.
Thuốc kháng histamin
Thuốc đối kháng thụ thể H1 làm giảm ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi, nhưng ít hiệu quả hơn đối với tình trạng nghẹt mũi. Thuốc được xem là phương pháp điều trị hàng đầu cho tình trạng viêm mũi mức độ nhẹ-trung bình từng đợt và viêm mũi dai dẳng mức độ nhẹ. Thuốc được bổ sung cùng với corticosteroid dạng hít để điều trị viêm mũi dai dẳng mức độ trung bình-nặng với các triệu chứng ở mắt không được kiểm soát bằng đơn trị liệu với corticosteroid dạng hít.
Thuốc kháng histamin dạng hít
Như: azelastine, levocabastine, olopatadine
Thuốc kháng histamin dạng xịt mũi có tác dụng nhanh (<15-30 phút). Thuốc được khuyến cáo cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa, quanh năm hoặc từng đợt. Thuốc cũng được khuyến cáo là lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng từng đợt. Thuốc là phương pháp điều trị ưu tiên cho viêm mũi dị ứng khi so sánh với cromone dạng hít. Thuốc có tác dụng đáng kể đối với tình trạng nghẹt mũi.
Thuốc được cho là có hiệu quả điều trị tại chỗ và có thể được sử dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, giới hạn tại mũi hoặc là thuốc "dùng khi cần" cùng với thuốc điều trị duy trì. Thuốc có hiệu quả tương tự thuốc kháng histamin đường uống nhưng cần dùng 2 lần/ngày.
Thuốc kháng histamin đường uống
Thuốc kháng histamin đường uống có ưu điểm là làm giảm các triệu chứng dị ứng ở các vị trí khác (như viêm kết mạc) cùng với các triệu chứng ở mũi. Thuốc có thể được sử dụng để phòng ngừa các triệu chứng liên quan đến tình trạng tiếp xúc dị nguyên không thường xuyên. Thuốc được ưu tiên sử dụng hơn so với thuốc đối kháng thụ thể leukotriene (LTRA) ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng quanh năm mức độ trung bình-nặng.
Thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai được ưu tiên hơn thuốc kháng histamin dạng hít. Nên hạn chế sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất vì các thuốc này có thể làm giảm khả năng học tập ở trẻ em trong độ tuổi đi học và khả năng lái xe ở người lớn. Thuốc khởi phát tác dụng trong vòng 1 giờ.

Thuốc kháng histamin đường uống thế hệ thứ hai
Như: bilastine, cetirizine, desloratadine, fexofenadine, levocetirizine, loratadine, mequitazine, rupatadine
Thuốc kháng histamin đường uống thế hệ thứ hai nên được xem là lựa chọn điều trị hàng đầu và được ưu tiên hơn thuốc kháng histamin đường uống thế hệ thứ nhất. Các thuốc này ít gây tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh trung ương và ít tác dụng kháng cholinergic hơn so với thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất. Thuốc ít hoặc không có tác dụng an thần ở liều khuyến cáo.
Thuốc kháng histamin đường uống thế hệ thứ nhất
Như: chlorpheniramine, clemastine, diphenhydramine
Việc sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất bị hạn chế bởi tác dụng không mong muốn về an thần và kháng cholinergic và thời gian bán thải ngắn. Thuốc có thể làm suy giảm chức năng nhận thức và khả năng học tập ở trẻ em.
Thuốc kháng histamin dạng nhỏ mắt
Thuốc kháng histamin dạng nhỏ mắt có thể được sử dụng cho bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến mắt (như viêm kết mạc).
Kháng thể kháng IgE
Như: omalizumab
Omalizumab đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng ở mũi và cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa.
Corticosteroid
Corticosteroid có khả năng kháng viêm mạnh bằng cách làm giảm phóng thích cytokine và chemokine.
Corticosteroid dạng hít
Như: beclomethasone, budesonide, ciclesonide, flunisolide, fluticasone, mometasone, triamcinolone
Corticosteroid dạng hít hiệu quả hơn so với thuốc kháng histamin dạng uống hoặc dạng hít để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, đặc biệt là tình trạng nghẹt mũi.
Các thuốc này được xem là phương pháp điều trị đầu tay ở bệnh nhân có các triệu chứng mức độ trung bình đến nặng và/hoặc dai dẳng. Thuốc được ưu tiên hơn thuốc kháng histamin dạng hít và dạng uống ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc theo mùa mức độ trung bình đến nặng. Liệu pháp đơn trị với steroid dạng hít được ưu tiên hơn liệu pháp phối hợp với thuốc kháng histamin đường uống cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng quanh năm. Liệu pháp phối hợp với thuốc kháng histamin dạng hít có hiệu quả hơn liệu pháp đơn trị bằng steroid dạng hít ở bệnh nhân trung bình đến nặng.
Ở bệnh nhân nặng, nên bắt đầu dùng corticosteroid dạng hít 2 tuần trước khi bắt đầu mùa phấn hoa, sau đó dùng thường xuyên.
Thời gian khởi phát tác dụng là sau vài giờ (6-12 giờ) đến vài ngày, hiệu quả tối đa đạt được sau 2 tuần. Các chế phẩm dạng nước được ưu tiên hơn vì ít gây kích ứng niêm mạc mũi. Các nghiên cứu đã cho thấy dữ liệu an toàn đáng tin cậy về việc sử dụng fluticasone, mometasone và ciclesonide đối với sự phát triển lâu dài của trẻ em. Các thuốc này nhìn chung không gây tác dụng không mong muốn toàn thân đáng kể trên lâm sàng khi sử dụng với liều khuyến cáo.

Corticosteroid toàn thân
Corticosteroid toàn thân có thể được sử dụng trong trường hợp hiếm gặp ở người mắc bệnh mức độ nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác và không dung nạp corticosteroid dạng hít. Prednisolone hoặc methylprednisolone nên được dùng trong thời gian ngắn (5-7 ngày).
Cromone (dạng hít)
Cromone dạng hít ít hiệu quả hơn thuốc kháng histamin và corticosteroid dạng hít. Khả năng tuân thủ điều trị thường kém do phải cần dùng thuốc thường xuyên. Thuốc có thể được xem xét trong điều trị triệu chứng (ngứa mũi họng, hắt hơi, chảy nước mũi), dùng trước khi tiếp xúc với dị nguyên. Cromone dạng nhỏ mắt có thể được xem xét để điều trị các triệu chứng ở mắt (như viêm kết mạc).
Cromone có hồ sơ an toàn tốt, có thể là lựa chọn phù hợp cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Thuốc chống sung huyết
Thuốc thúc đẩy sự co mạch bằng cách tác động lên các thụ thể adrenergic, do đó làm giảm phù nề niêm mạc mũi.
Thuốc chống sung huyết dạng hít
Như: oxymetazoline, xylometazoline
Thuốc chống sung huyết dạng hít rất hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi. Do nguy cơ giãn mạch dội ngược (viêm mũi do thuốc) và viêm mũi do teo niêm mạc mũi khi sử dụng kéo dài, nên giới hạn sử dụng thuốc trong vòng 3-5 ngày. Có thể sử dụng các liệu trình ngắn ngày để làm giảm tức thời tình trạng nghẹt mũi nặng khi dùng cùng với các thuốc khác để điều trị viêm mũi dị ứng (như phối hợp giữa corticosteroid-thuốc chống sung huyết dạng xịt). Có thể bổ sung thuốc vào liệu pháp corticosteroid dạng hít hoặc phối hợp corticosteroid/thuốc kháng histamin dạng hít trong 4 tuần ở bệnh nhân nghẹt mũi dai dẳng.
Thuốc chống sung huyết đường uống
Như: ephedrine, pseudoephedrine
Thuốc chống sung huyết đường uống có tác dụng yếu hơn đối với tình trạng nghẹt mũi so với các dạng bào chế dùng tại chỗ nhưng không gây giãn mạch dội ngược. Thuốc giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi và các triệu chứng ở mắt. Có thể xem xét sử dụng thuốc này ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng mức độ nặng không đáp ứng với thuốc kháng histamin đường uống và corticosteroid dạng hít. Nên giới hạn sử dụng thuốc do các tác dụng không mong muốn đã biết (mất ngủ, kích động, đánh trống ngực).
Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene (LTRA)
Như: montelukast, pranlukast, zafirlukast
Hiệu quả của LTRA tương tự như thuốc kháng histamin đường uống đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa. Thuốc giúp làm giảm hắt hơi và chảy nước mũi, đồng thời làm giảm thâm nhiễm bạch cầu ái toan và dịch tiết mũi. Thuốc được lựa chọn dùng đơn trị hoặc kết hợp với thuốc kháng histamin nhưng không nên sử dụng như là liệu pháp điều trị ban đầu. Chỉ nên xem xét dùng thuốc ở bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dung nạp với liệu pháp điều trị ban đầu. Thuốc này cũng được ưu tiên dùng ở bệnh nhân mắc hen phế quản đi kèm. Montelukast giúp giảm việc sử dụng thuốc đồng vận beta.
Dung dịch nước muối
Dung dịch nước muối có thể được dùng đơn trị hoặc bổ trợ để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Không có sự khác biệt về điểm số triệu chứng hoặc hình ảnh học khi so sánh giữa dung dịch nước muối đẳng trương với dung dịch nước muối ưu trương, mặc dù dung dịch nước muối ưu trương được chứng minh là cải thiện độ thanh thải của lông mao ở màng nhầy.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch được khuyến cáo ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng dai dẳng mức độ trung bình hoặc nặng, không đáp ứng hoàn toàn với điều trị thông thường và các biện pháp phòng tránh dị nguyên dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia về dị ứng.
Liệu pháp miễn dịch tiêm dưới da (SCIT)
Chỉ định của SCIT bao gồm kiểm soát không hoàn toàn bằng thuốc, bệnh nhân từ chối dùng thuốc hoặc điều trị lâu dài và không thể dung nạp hoặc không thể chịu được các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Nên cân nhắc điều trị ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa do phấn hoa và viêm mũi dị ứng quanh năm gây ra bởi mạt bụi nhà. Hiệu quả của SCIT đối với viêm mũi dị ứng tương đương với glucocorticoid dạng hít. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế do việc tiêm thường xuyên và có nguy cơ nhỏ bị phản ứng phản vệ.
Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT)
Nên cân nhắc điều trị SLIT ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng do mạt bụi nhà và cỏ hoặc phấn hoa Cỏ phấn hương (ragweed), bất kể bệnh nhân có mắc hen phế quản hay không. Phương pháp này được xem là phương pháp điều trị khả thi hơn so với SCIT vì dạng bào chế này tạo điều kiện cho việc tự dùng thuốc. Chỉ nên sử dụng phương pháp này cho những người có thể dung nạp được các phản ứng toàn thân và phương pháp điều trị các phản ứng này. Phương pháp này có liên quan đến các triệu chứng nhẹ ở miệng và đường tiêu hóa đồng thời ít có nguy cơ phản vệ hơn so với SCIT.
Liệu pháp thay thế
Nhiều chế phẩm thảo dược và mật ong đã được đề xuất cho bệnh viêm mũi dị ứng nhưng không có đủ bằng chứng để hỗ trợ cho khuyến cáo điều trị. Cây ban âu (St. John’s wort) có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng histamin, trong khi cây cúc tím (Echinacea purpurea) có thể gây phản vệ ở bệnh nhân dị ứng.
Điều trị không dùng thuốc
Phòng tránh dị nguyên
Bước đầu tiên để kiểm soát triệu chứng là xác định và phòng tránh các dị nguyên gây khởi phát bệnh. Xác định các dị nguyên cụ thể gây bệnh bằng test da hoặc xét nghiệm để có thể khuyến khích bệnh nhân tuân thủ các hướng dẫn phòng tránh dị nguyên. Hiệu quả của việc phòng tránh sẽ được đánh giá bằng mức giảm các triệu chứng và giảm nhu cầu dùng thuốc của bệnh nhân.
Việc loại bỏ dị nguyên sẽ làm giảm mức độ nặng của bệnh và giảm nhu cầu dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, không thể tránh hoàn toàn các dị nguyên, nhưng các biện pháp này nên được cân nhắc khi thích hợp.
Mạt bụi nhà
Mạt bụi nhà là dị nguyên chính có trong không gian kín. Khuyên bệnh nhân giặt ga trải giường và chăn bằng nước nóng (60oC) và hút bụi trên giường mỗi tuần. Nên sử dụng vỏ bọc chống mạt bụi để bọc nệm, giường và gối, lau sạch đồ đạc trong phòng ngủ bằng giẻ lau ẩm. Đối với không gian kín, khuyến cáo sử dụng hệ thống lọc khí thải tuần hoàn.
Phấn hoa
Bệnh nhân nên tránh ra ngoài vào những ngày có lượng phấn hoa cao. Bệnh nhân nên đeo khẩu trang và đeo kính trong thời gian phát tán phấn hoa mạnh, tránh mặc áo khoác len và tránh các hoạt động có thể làm tăng khả năng tiếp xúc với dị nguyên (như cắt cỏ). Bệnh nhân nên giũ bụi (trên quần áo và tóc) trước khi vào nhà, tắm sau các hoạt động ngoài trời nơi có nhiều phấn hoa, đóng cửa chính và cửa sổ ở nhà và khi ở trong xe, sử dụng máy lạnh.
Rhinitis - Allergic_Management 3
Thú cưng
Khuyến cáo bệnh nhân không cho động vật vào nhà. Nếu không thể từ bỏ việc nuôi thú cưng, không cho phép thú cưng vào phòng ngủ hoặc vào trong nhà. Bệnh nhân nên dọn dẹp phòng và cải thiện thông khí.
Những biện pháp khác
Khuyến cáo bệnh nhân không hút thuốc chủ động và thụ động (tiếp xúc khói thuốc qua các thành viên gia đình và khách đến nhà). Bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng (như nước hoa, keo xịt tóc và các chất có mùi khác, ô nhiễm từ khí thải giao thông). Bệnh nhân nên giảm độ ẩm và loại bỏ những nơi nấm mốc dễ phát triển để giảm sự phát triển của nấm mốc trong nhà. Châm cứu có thể được coi là liệu pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế.
Giáo dục bệnh nhân
Cung cấp thông tin tổng quát về bệnh và các phương pháp điều trị có sẵn. Quản lý sự mong đợi của bệnh nhân đối với liệu pháp điều trị và giải thích rằng có thể không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Cung cấp tài liệu giáo dục bệnh nhân khi cần thiết.
Giáo dục bệnh nhân về việc sử dụng thuốc đúng cách và các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Thuốc điều trị đồng thời cũng nên được xem xét để xác định xem các thuốc mà bệnh nhân đang dùng có thể gây khô miệng hoặc khô mũi không.
Giáo dục bệnh nhân về các biến chứng của viêm mũi dị ứng (như viêm tai giữa và viêm xoang mạn tính). Tư vấn cho bệnh nhân về cách sử dụng và thời điểm dùng thuốc hợp lý trong trường hợp không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với dị nguyên. Tư vấn bệnh nhân về việc thay đổi lối sống như rửa mũi bằng nước muối để làm sạch mũi trước khi ngủ, điều chỉnh thời gian và thời điểm ngủ.
Bước đầu tiên để kiểm soát triệu chứng là xác định và phòng tránh các dị nguyên gây khởi phát bệnh. Xác định các dị nguyên cụ thể gây bệnh bằng test da hoặc xét nghiệm để có thể khuyến khích bệnh nhân tuân thủ các hướng dẫn phòng tránh dị nguyên. Hiệu quả của việc phòng tránh sẽ được đánh giá bằng mức giảm các triệu chứng và giảm nhu cầu dùng thuốc của bệnh nhân.
Việc loại bỏ dị nguyên sẽ làm giảm mức độ nặng của bệnh và giảm nhu cầu dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, không thể tránh hoàn toàn các dị nguyên, nhưng các biện pháp này nên được cân nhắc khi thích hợp.
Mạt bụi nhà
Mạt bụi nhà là dị nguyên chính có trong không gian kín. Khuyên bệnh nhân giặt ga trải giường và chăn bằng nước nóng (60oC) và hút bụi trên giường mỗi tuần. Nên sử dụng vỏ bọc chống mạt bụi để bọc nệm, giường và gối, lau sạch đồ đạc trong phòng ngủ bằng giẻ lau ẩm. Đối với không gian kín, khuyến cáo sử dụng hệ thống lọc khí thải tuần hoàn.
Phấn hoa
Bệnh nhân nên tránh ra ngoài vào những ngày có lượng phấn hoa cao. Bệnh nhân nên đeo khẩu trang và đeo kính trong thời gian phát tán phấn hoa mạnh, tránh mặc áo khoác len và tránh các hoạt động có thể làm tăng khả năng tiếp xúc với dị nguyên (như cắt cỏ). Bệnh nhân nên giũ bụi (trên quần áo và tóc) trước khi vào nhà, tắm sau các hoạt động ngoài trời nơi có nhiều phấn hoa, đóng cửa chính và cửa sổ ở nhà và khi ở trong xe, sử dụng máy lạnh.

Thú cưng
Khuyến cáo bệnh nhân không cho động vật vào nhà. Nếu không thể từ bỏ việc nuôi thú cưng, không cho phép thú cưng vào phòng ngủ hoặc vào trong nhà. Bệnh nhân nên dọn dẹp phòng và cải thiện thông khí.
Những biện pháp khác
Khuyến cáo bệnh nhân không hút thuốc chủ động và thụ động (tiếp xúc khói thuốc qua các thành viên gia đình và khách đến nhà). Bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng (như nước hoa, keo xịt tóc và các chất có mùi khác, ô nhiễm từ khí thải giao thông). Bệnh nhân nên giảm độ ẩm và loại bỏ những nơi nấm mốc dễ phát triển để giảm sự phát triển của nấm mốc trong nhà. Châm cứu có thể được coi là liệu pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế.
Giáo dục bệnh nhân
Cung cấp thông tin tổng quát về bệnh và các phương pháp điều trị có sẵn. Quản lý sự mong đợi của bệnh nhân đối với liệu pháp điều trị và giải thích rằng có thể không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Cung cấp tài liệu giáo dục bệnh nhân khi cần thiết.
Giáo dục bệnh nhân về việc sử dụng thuốc đúng cách và các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Thuốc điều trị đồng thời cũng nên được xem xét để xác định xem các thuốc mà bệnh nhân đang dùng có thể gây khô miệng hoặc khô mũi không.
Giáo dục bệnh nhân về các biến chứng của viêm mũi dị ứng (như viêm tai giữa và viêm xoang mạn tính). Tư vấn cho bệnh nhân về cách sử dụng và thời điểm dùng thuốc hợp lý trong trường hợp không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với dị nguyên. Tư vấn bệnh nhân về việc thay đổi lối sống như rửa mũi bằng nước muối để làm sạch mũi trước khi ngủ, điều chỉnh thời gian và thời điểm ngủ.
Phẫu thuật
Cắt cuốn mũi dưới
Cắt cuốn mũi dưới có thể được áp dụng cho bệnh nhân tắc nghẽn đường thở ở mũi và phì đại cuốn mũi dưới không đáp ứng với liệu pháp dùng thuốc. Phương pháp này nên áp dụng cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng dai dẳng.
Cắt cuốn mũi dưới có thể được áp dụng cho bệnh nhân tắc nghẽn đường thở ở mũi và phì đại cuốn mũi dưới không đáp ứng với liệu pháp dùng thuốc. Phương pháp này nên áp dụng cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng dai dẳng.