Content:
Xét nghiệm và hỗ trợ chẩn đoán
Nội dung của trang này:
Xét nghiệm và hỗ trợ chẩn đoán
Nội dung của trang này:
Xét nghiệm và hỗ trợ chẩn đoán
Xét nghiệm và hỗ trợ chẩn đoán
Bilan lipid được thực hiện ở người bị đái tháo đường, bệnh tim mạch (CVD), bệnh mạch máu não hoặc có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác hoặc ở người có tiền sử gia đình hoặc bằng chứng lâm sàng của tăng cholesterol máu có tính chất gia đình. Các bệnh tim mạch do xơ vữa có ý nghĩa lâm sàng (Clinically significant atherosclerotic cardiovascular diseases - ASCVD) bao gồm bệnh mạch vành (CHD), hội chứng mạch vành cấp (nhồi máu cơ tim [myocardial infarction - MI], đau thắt ngực không ổn định), suy mạch vành, đau thắt ngực, đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết, cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack - TIA), bệnh động mạch ngoại biên (peripheral artery disease - PAD), phình động mạch chủ bụng và suy tim. Cải thiện bilan lipid có thể đạt được nhờ việc điều trị nguyên nhân cơ bản của rối loạn lipid máu thứ phát.
Để chẩn đoán rối loạn lipid máu, điều quan trọng là đo các lipid huyết tương như TC, HDL-C, non-HDL-C được tính là (TC - HDL-C), và TG. LDL-C được tính từ công thức Friedewald: LDL-C (mmol/L) = TC - HDL-C - (TG x 0,45) hoặc LDL-C (mg/dL) = TC - HDL-C - (TG x 0,2).
Lưu ý
Bilan lipid huyết tương lúc đói hoặc no đều có thể được sử dụng trong tầm soát và ước tính nguy cơ. Bilan lipid huyết tương lúc no có thể được sử dụng để xác định mức lipid ban đầu trước khi bắt đầu điều trị bằng statin ở bệnh nhân có ASCVD. Bilan lipid lúc đói được khuyến cáo để đánh giá ban đầu ở bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc ASCVD sớm hoặc tăng lipid máu di truyền hoặc để theo dõi bệnh nhân bị tăng triglycerid máu. TC và HDL-C có thể được đo chính xác vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nồng độ TG bị ảnh hưởng bởi thức ăn dẫn đến nồng độ trong huyết tương cao hơn khoảng 0,3 mmol/L (27 mg/dL), ảnh hưởng bởi việc uống rượu bia trong vòng 24 giờ trước khi đo và bởi hút thuốc khi đói. Non-HDL-C có thể được tính ngay từ bilan lipid đo được lúc no.
Công thức Friedewald chỉ có thể được sử dụng nếu TG <4,5 mmol/L (<400 mg/dL) nhưng chỉ được khuyến cáo sử dụng khi đo lúc đói. Ở bệnh nhân có TG >4,5 mmol/L (>400 mg/dL), nên dùng non-HDL-C >3,37 mmol/L (>130 mg/dL) để thay thế cho mục tiêu điều trị hàng đầu. Non-HDL-C có thể được coi là mục tiêu điều trị thứ cấp ở bệnh nhân có rối loạn lipid máu hỗn hợp, đái tháo đường, bệnh thận mạn (chronic kidney disease - CKD) hoặc nguy cơ bệnh tim mạch chuyển hóa. Nếu TG >2,3 mmol/L (>200 mg/dL), nên dùng chỉ số non-HDL-C để đánh giá về gánh nặng xơ vữa toàn phần.
Đo nồng độ cholesterol trong huyết tương cho giá trị thấp hơn 3% so với đo trong huyết thanh. Giá trị đo sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh cấp tính gần đây (như sốt, phẫu thuật, đột quỵ) và thuốc (như thuốc chẹn beta, steroid, thiazide). Nếu có thể, đo lipid trong vòng 24 giờ sau khi bị nhồi máu cơ tim. Cần ≥1 trị số để chẩn đoán tăng lipid máu do tính biến thiên sinh học.
Xét nghiệm tầm soát rối loạn lipid máu
Bilan lipid
Bilan lipid bao gồm TC, LDL-C, HDL-C và TG trong huyết tương hoặc huyết thanh. Bilan lipid được sử dụng để đảm bảo đạt được đánh giá lipid chính xác nhất. Để tầm soát lipid, cả mẫu lúc đói và no đều có thể được sử dụng. Đo LDL-C lúc đói được khuyến cáo cho bệnh nhân có nồng độ TG cao.
Dyslipidemia_Diagnostics
LDL-C
Đo LDL-C được khuyến cáo là phương pháp phân tích lipid chính để sàng lọc, chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu. Khuyến cáo đo trực tiếp LDL-C ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao (như bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh mạch máu, TG đói >2,9 mmol/L hoặc >250 mg/dL). Ước tính theo công thức Friedewald chỉ có giá trị khi các thông số được đo trong tình trạng đói và sai số nhiều khi TG >2,3 mmol/L (>200 mg/dL) và không sử dụng được khi TG >4,5 mmol/L (>400 mg/dL).
HDL-C
Nồng độ HDL-C >1,6 mmol/L (>60 mg/dL) là một yếu tố nguy cơ âm tính độc lập đối với rối loạn lipid máu ở cả nam và nữ. Ở nữ, HDL-C rất thấp (<1,03 mmol/L hoặc <40 mg/dL) là yếu tố nguy cơ độc lập đối với sự tiến triển của CVD và tử vong, ngay cả khi nồng độ LDL-C và/hoặc TG bình thường hoặc TC <5,2 mmol/L (<200 mg/dL). Nữ có nồng độ HDL-C thấp có nguy cơ CVD tăng lên gần 3 lần (so với nữ có nồng độ HDL-C cao).
HDL-C được xem là chỉ điểm nguy cơ thay thế, đặc biệt là trong các trường hợp tăng lipid máu hỗn hợp, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh thận mạn.
Non-HDL-C (TC - HDL-C)
Đo non-HDL-C ở bệnh nhân tăng TG trung bình (2,3-5,6 mmol/L hoặc 200-500 mg/dL), đái tháo đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa và/hoặc CVD đã được xác định hoặc nghi ngờ đề kháng insulin. Non-HDL-C giúp đánh giá nguy cơ tim mạch tốt hơn so với chỉ dùng LDL-C ở bệnh nhân có TG tăng trung bình. Non-HDL-C cho biết tổng gánh nặng xơ vữa bao gồm các phần tử chứa trong VLDL, IDL, LDL, tàn dư chylomicron và lipoprotein(a) [Lp(a)]. Non-HDL-C có thể được cân nhắc là một mục tiêu điều trị bổ sung để làm giảm nguy cơ tim mạch tồn đọng sau khi LDL-C đã đạt được mục tiêu.
Triglyceride
Nồng độ TG ≥1,7 mmol/L (≥150 mg/dL) có thể giúp xác định người có nguy cơ đề kháng insulin. Nồng độ TG ≥175 mg/dL dai dẳng có thể cho thấy sự gia tăng đáng kể nguy cơ CVD. Nồng độ TG rất cao liên quan đến tăng nguy cơ viêm tụy.
Apolipoprotein B (apo B)
Nồng độ apo B mục tiêu <90 mg/dL (<0,9 g/L) đối với người có nguy cơ mắc CVD (bao gồm người bị đái tháo đường). Nồng độ apo B mục tiêu <80 mg/dL (<0,8 g/L) đối với người đã bị CVD hoặc đái tháo đường có ≥1 yếu tố nguy cơ đi kèm.
Apo B có thể giúp đánh giá hiệu quả của liệu pháp làm giảm LDL-C. Apo B có thể được xem là mục tiêu điều trị bổ sung để giảm hơn nữa các biến cố tim mạch ở người điều trị bằng statin đã đạt được LDL-C mục tiêu. Apo B được khuyến cáo dùng để đánh giá nguy cơ ở bệnh nhân có nồng độ TG cao, đái tháo đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa hoặc nồng độ LDL-C rất thấp. Apo B được xem là chỉ dấu nguy cơ thay thế, đặc biệt là trong trường hợp rối loạn lipid máu hỗn hợp, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh thận mạn.
Tính toán và đánh giá apo B và/hoặc tỷ số apo B/apo A1 ở bệnh nhân có TG ≥150 mg/dL, HDL-C <40 mg/dL, biến cố ASCVD trước đó, đái tháo đường típ 2 và/hoặc hội chứng đề kháng insulin có thể giúp xác định chiến lược điều trị tốt nhất. Apo B phản ánh số lượng hạt LDL và được coi là một thước đo nguy cơ CVD có giá trị hơn so với LDL-C và kích thước hạt LDL. Phép đo apo B-100 giúp đánh giá chính xác hơn về khả năng mắc xơ vữa vì tất cả các hạt gây xơ vữa động mạch (VLDL, IDL, LDL) đều chứa một phân tử apo B-100.
Lipoprotein(a) [Lp(a)]
Lipoprotein(a) là hạt LDL với một phân tử apo(a) gây xơ vữa động mạch do tác dụng đông máu và gây viêm. Lipoprotein(a) nên được đo ít nhất một lần trong đời để xác định người thừa hưởng mức Lp(a) cao do di truyền (≥430 nmol/L [≥180 mg/dL]) và có nguy cơ mắc ASCVD suốt đời rất cao. Lp(a) nên được cân nhắc ở bệnh nhân có nguy cơ ASCVD ước tính trong 10 năm gần đạt ngưỡng giữa nguy cơ cao và trung bình.
Các xét nghiệm chẩn đoán khác
Protein phản ứng C (C-reactive protein - CRP) có độ nhạy cao có giá trị ≥2 mg/dL và chỉ số cổ chân-cánh tay <0,9 có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ASCVD.
Để chẩn đoán rối loạn lipid máu, điều quan trọng là đo các lipid huyết tương như TC, HDL-C, non-HDL-C được tính là (TC - HDL-C), và TG. LDL-C được tính từ công thức Friedewald: LDL-C (mmol/L) = TC - HDL-C - (TG x 0,45) hoặc LDL-C (mg/dL) = TC - HDL-C - (TG x 0,2).
Lưu ý
Bilan lipid huyết tương lúc đói hoặc no đều có thể được sử dụng trong tầm soát và ước tính nguy cơ. Bilan lipid huyết tương lúc no có thể được sử dụng để xác định mức lipid ban đầu trước khi bắt đầu điều trị bằng statin ở bệnh nhân có ASCVD. Bilan lipid lúc đói được khuyến cáo để đánh giá ban đầu ở bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc ASCVD sớm hoặc tăng lipid máu di truyền hoặc để theo dõi bệnh nhân bị tăng triglycerid máu. TC và HDL-C có thể được đo chính xác vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nồng độ TG bị ảnh hưởng bởi thức ăn dẫn đến nồng độ trong huyết tương cao hơn khoảng 0,3 mmol/L (27 mg/dL), ảnh hưởng bởi việc uống rượu bia trong vòng 24 giờ trước khi đo và bởi hút thuốc khi đói. Non-HDL-C có thể được tính ngay từ bilan lipid đo được lúc no.
Công thức Friedewald chỉ có thể được sử dụng nếu TG <4,5 mmol/L (<400 mg/dL) nhưng chỉ được khuyến cáo sử dụng khi đo lúc đói. Ở bệnh nhân có TG >4,5 mmol/L (>400 mg/dL), nên dùng non-HDL-C >3,37 mmol/L (>130 mg/dL) để thay thế cho mục tiêu điều trị hàng đầu. Non-HDL-C có thể được coi là mục tiêu điều trị thứ cấp ở bệnh nhân có rối loạn lipid máu hỗn hợp, đái tháo đường, bệnh thận mạn (chronic kidney disease - CKD) hoặc nguy cơ bệnh tim mạch chuyển hóa. Nếu TG >2,3 mmol/L (>200 mg/dL), nên dùng chỉ số non-HDL-C để đánh giá về gánh nặng xơ vữa toàn phần.
Đo nồng độ cholesterol trong huyết tương cho giá trị thấp hơn 3% so với đo trong huyết thanh. Giá trị đo sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh cấp tính gần đây (như sốt, phẫu thuật, đột quỵ) và thuốc (như thuốc chẹn beta, steroid, thiazide). Nếu có thể, đo lipid trong vòng 24 giờ sau khi bị nhồi máu cơ tim. Cần ≥1 trị số để chẩn đoán tăng lipid máu do tính biến thiên sinh học.
Xét nghiệm tầm soát rối loạn lipid máu
Bilan lipid
Bilan lipid bao gồm TC, LDL-C, HDL-C và TG trong huyết tương hoặc huyết thanh. Bilan lipid được sử dụng để đảm bảo đạt được đánh giá lipid chính xác nhất. Để tầm soát lipid, cả mẫu lúc đói và no đều có thể được sử dụng. Đo LDL-C lúc đói được khuyến cáo cho bệnh nhân có nồng độ TG cao.

LDL-C
Đo LDL-C được khuyến cáo là phương pháp phân tích lipid chính để sàng lọc, chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu. Khuyến cáo đo trực tiếp LDL-C ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao (như bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh mạch máu, TG đói >2,9 mmol/L hoặc >250 mg/dL). Ước tính theo công thức Friedewald chỉ có giá trị khi các thông số được đo trong tình trạng đói và sai số nhiều khi TG >2,3 mmol/L (>200 mg/dL) và không sử dụng được khi TG >4,5 mmol/L (>400 mg/dL).
HDL-C
Nồng độ HDL-C >1,6 mmol/L (>60 mg/dL) là một yếu tố nguy cơ âm tính độc lập đối với rối loạn lipid máu ở cả nam và nữ. Ở nữ, HDL-C rất thấp (<1,03 mmol/L hoặc <40 mg/dL) là yếu tố nguy cơ độc lập đối với sự tiến triển của CVD và tử vong, ngay cả khi nồng độ LDL-C và/hoặc TG bình thường hoặc TC <5,2 mmol/L (<200 mg/dL). Nữ có nồng độ HDL-C thấp có nguy cơ CVD tăng lên gần 3 lần (so với nữ có nồng độ HDL-C cao).
HDL-C được xem là chỉ điểm nguy cơ thay thế, đặc biệt là trong các trường hợp tăng lipid máu hỗn hợp, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh thận mạn.
Non-HDL-C (TC - HDL-C)
Đo non-HDL-C ở bệnh nhân tăng TG trung bình (2,3-5,6 mmol/L hoặc 200-500 mg/dL), đái tháo đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa và/hoặc CVD đã được xác định hoặc nghi ngờ đề kháng insulin. Non-HDL-C giúp đánh giá nguy cơ tim mạch tốt hơn so với chỉ dùng LDL-C ở bệnh nhân có TG tăng trung bình. Non-HDL-C cho biết tổng gánh nặng xơ vữa bao gồm các phần tử chứa trong VLDL, IDL, LDL, tàn dư chylomicron và lipoprotein(a) [Lp(a)]. Non-HDL-C có thể được cân nhắc là một mục tiêu điều trị bổ sung để làm giảm nguy cơ tim mạch tồn đọng sau khi LDL-C đã đạt được mục tiêu.
Triglyceride
Nồng độ TG ≥1,7 mmol/L (≥150 mg/dL) có thể giúp xác định người có nguy cơ đề kháng insulin. Nồng độ TG ≥175 mg/dL dai dẳng có thể cho thấy sự gia tăng đáng kể nguy cơ CVD. Nồng độ TG rất cao liên quan đến tăng nguy cơ viêm tụy.
Apolipoprotein B (apo B)
Nồng độ apo B mục tiêu <90 mg/dL (<0,9 g/L) đối với người có nguy cơ mắc CVD (bao gồm người bị đái tháo đường). Nồng độ apo B mục tiêu <80 mg/dL (<0,8 g/L) đối với người đã bị CVD hoặc đái tháo đường có ≥1 yếu tố nguy cơ đi kèm.
Apo B có thể giúp đánh giá hiệu quả của liệu pháp làm giảm LDL-C. Apo B có thể được xem là mục tiêu điều trị bổ sung để giảm hơn nữa các biến cố tim mạch ở người điều trị bằng statin đã đạt được LDL-C mục tiêu. Apo B được khuyến cáo dùng để đánh giá nguy cơ ở bệnh nhân có nồng độ TG cao, đái tháo đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa hoặc nồng độ LDL-C rất thấp. Apo B được xem là chỉ dấu nguy cơ thay thế, đặc biệt là trong trường hợp rối loạn lipid máu hỗn hợp, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh thận mạn.
Tính toán và đánh giá apo B và/hoặc tỷ số apo B/apo A1 ở bệnh nhân có TG ≥150 mg/dL, HDL-C <40 mg/dL, biến cố ASCVD trước đó, đái tháo đường típ 2 và/hoặc hội chứng đề kháng insulin có thể giúp xác định chiến lược điều trị tốt nhất. Apo B phản ánh số lượng hạt LDL và được coi là một thước đo nguy cơ CVD có giá trị hơn so với LDL-C và kích thước hạt LDL. Phép đo apo B-100 giúp đánh giá chính xác hơn về khả năng mắc xơ vữa vì tất cả các hạt gây xơ vữa động mạch (VLDL, IDL, LDL) đều chứa một phân tử apo B-100.
Lipoprotein(a) [Lp(a)]
Lipoprotein(a) là hạt LDL với một phân tử apo(a) gây xơ vữa động mạch do tác dụng đông máu và gây viêm. Lipoprotein(a) nên được đo ít nhất một lần trong đời để xác định người thừa hưởng mức Lp(a) cao do di truyền (≥430 nmol/L [≥180 mg/dL]) và có nguy cơ mắc ASCVD suốt đời rất cao. Lp(a) nên được cân nhắc ở bệnh nhân có nguy cơ ASCVD ước tính trong 10 năm gần đạt ngưỡng giữa nguy cơ cao và trung bình.
Các xét nghiệm chẩn đoán khác
Protein phản ứng C (C-reactive protein - CRP) có độ nhạy cao có giá trị ≥2 mg/dL và chỉ số cổ chân-cánh tay <0,9 có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ASCVD.