Content:
Giới thiệu
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh lý bệnh
Nguyên nhân
Yếu tố nguy cơ
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh lý bệnh
Nguyên nhân
Yếu tố nguy cơ
Giới thiệu
Béo phì là một tình trạng bệnh lý mạn tính, tiến triển và tái phát, đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ bất thường và/hoặc quá mức trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Dịch tễ học
Béo phì là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến hơn 650 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới và tỷ lệ béo phì ở trẻ em cũng đang tăng mạnh. Tại Mỹ, tỷ lệ béo phì rất cao, cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người bị béo phì. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Central Disease Control and Prevention - CDC), hơn 35% người bị béo phì ở ít nhất 19 tiểu bang của Mỹ. Tại Canada, theo một cuộc khảo sát gần đây vào năm 2004, cứ 4 người thì có 1 người bị béo phì và tỷ lệ này tiếp tục tăng. Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu (GNR) và Liên đoàn Béo phì Thế giới (WOF) đã thống kê tỷ lệ béo phì ở nhiều quốc gia, sử dụng mức giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ≥30 kg/m2 để phân loại béo phì.
Béo phì cũng đang tăng nhanh ở châu Á. Tại Ấn Độ, tỷ lệ béo phì từ năm 2019 đến 2020 là 5,5% theo WOF. Theo GNR, tỷ lệ béo phì vào năm 2019 là 3,5% ở nam giới trưởng thành và 6,2% ở nữ giới trưởng thành. Các nghiên cứu sử dụng mức giới hạn riêng cho châu Á cho thấy tỷ lệ béo phì có thể lên tới 9-34% ở nam giới trưởng thành và 13-36% ở nữ giới trưởng thành.
Theo GNR, tại Indonesia, 6,3% nam giới trưởng thành và 10,9% nữ giới trưởng thành được xem là béo phì vào năm 2019. WOF cho biết tỷ lệ béo phì tổng thể vào năm 2013 là 5,6%. Năm 2007, Nghiên cứu Y tế Cơ bản Quốc gia báo cáo rằng béo phì phổ biến ở 10,3% dân số Indonesia và phổ biến hơn ở phụ nữ.
Tỷ lệ béo phì ở Malaysia được báo cáo là 15,9% ở nam giới trưởng thành và 20,9% ở nữ giới trưởng thành theo GNR năm 2019, trong khi WOF báo cáo tỷ lệ tổng thể là 19,7% trong cùng năm. Khảo sát Bệnh tật Quốc gia báo cáo tỷ lệ béo phì sử dụng mức giới hạn riêng cho châu Á là 33,7% tại Malaysia.
Tại Myanmar, các báo cáo cho thấy tỷ lệ béo phì là 4,8-5,3% ở nam giới trưởng thành và 9,0-10,4% ở nữ giới trưởng thành.
Tại Philippines, GNR báo cáo tỷ lệ béo phì là 6,4% ở nam giới trưởng thành và 8,8% ở nữ giới trưởng thành vào năm 2019. Theo WOF, tỷ lệ béo phì tổng thể năm 2015 là 6,9%. Dựa trên một cuộc khảo sát địa phương do Viện Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ nước này thực hiện, có khoảng 27 triệu người Philippines được xem là thừa cân hoặc béo phì.
Các báo cáo dịch tễ học tại Singapore thống kê tỷ lệ béo phì trong nước dao động từ 6,7 đến 9,4% ở nam giới trưởng thành và từ 6,9 đến 7,9% ở nữ giới trưởng thành trong những năm gần đây theo mức giới hạn của WHO. WOF báo cáo rằng từ năm 2019 đến 2020, tỷ lệ tổng thể là 10,5%.
Tại Thái Lan, GNR báo cáo vào năm 2019, 9,3% nam giới trưởng thành và 15,7% nữ giới trưởng thành bị béo phì. Các báo cáo dịch tễ học trong thập kỷ qua cho biết tỷ lệ béo phì là 9,0-11,6%.
Tại Việt Nam, béo phì không phổ biến như ở các quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác, GNR báo cáo tỷ lệ béo phì chỉ là 2,2% ở nam giới trưởng thành và 3,3% ở nữ giới trưởng thành. WOF báo cáo vào năm 2015, tỷ lệ béo phì tổng thể chỉ là 1,7%.
Sử dụng mức giới hạn của WHO, tỷ lệ béo phì ở Đông Á chỉ từ 2-4%. Tại Trung Quốc, tỷ lệ béo phì là 7,7% ở nam giới trưởng thành và 8,0% ở nữ giới trưởng thành vào năm 2019 theo GNR. Một nghiên cứu sử dụng Dự án China PEACE Million Persons với giới hạn béo phì là ≥28 kg/m², đã báo cáo từ năm 2014-2018 tỷ lệ béo phì chuẩn hóa theo độ tuổi là khoảng 14%. Tỷ lệ béo phì tại Hồng Kông được báo cáo là 32,6%, sử dụng mức giới hạn riêng cho châu Á theo Khảo sát Sức khỏe Dân số thực hiện từ năm 2020 đến 2022. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ béo phì là 5,2% ở nam giới trưởng thành và 5,4% ở nữ giới trưởng thành vào năm 2019 theo GNR. Hiệp hội Nghiên cứu Béo phì Hàn Quốc báo cáo tỷ lệ béo phì là 29,7% vào năm 2010 và tăng lên 35,7% vào năm 2018 khi sử dụng mức giới hạn riêng cho châu Á.
Béo phì cũng đang tăng nhanh ở châu Á. Tại Ấn Độ, tỷ lệ béo phì từ năm 2019 đến 2020 là 5,5% theo WOF. Theo GNR, tỷ lệ béo phì vào năm 2019 là 3,5% ở nam giới trưởng thành và 6,2% ở nữ giới trưởng thành. Các nghiên cứu sử dụng mức giới hạn riêng cho châu Á cho thấy tỷ lệ béo phì có thể lên tới 9-34% ở nam giới trưởng thành và 13-36% ở nữ giới trưởng thành.
Theo GNR, tại Indonesia, 6,3% nam giới trưởng thành và 10,9% nữ giới trưởng thành được xem là béo phì vào năm 2019. WOF cho biết tỷ lệ béo phì tổng thể vào năm 2013 là 5,6%. Năm 2007, Nghiên cứu Y tế Cơ bản Quốc gia báo cáo rằng béo phì phổ biến ở 10,3% dân số Indonesia và phổ biến hơn ở phụ nữ.
Tỷ lệ béo phì ở Malaysia được báo cáo là 15,9% ở nam giới trưởng thành và 20,9% ở nữ giới trưởng thành theo GNR năm 2019, trong khi WOF báo cáo tỷ lệ tổng thể là 19,7% trong cùng năm. Khảo sát Bệnh tật Quốc gia báo cáo tỷ lệ béo phì sử dụng mức giới hạn riêng cho châu Á là 33,7% tại Malaysia.
Tại Myanmar, các báo cáo cho thấy tỷ lệ béo phì là 4,8-5,3% ở nam giới trưởng thành và 9,0-10,4% ở nữ giới trưởng thành.
Tại Philippines, GNR báo cáo tỷ lệ béo phì là 6,4% ở nam giới trưởng thành và 8,8% ở nữ giới trưởng thành vào năm 2019. Theo WOF, tỷ lệ béo phì tổng thể năm 2015 là 6,9%. Dựa trên một cuộc khảo sát địa phương do Viện Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ nước này thực hiện, có khoảng 27 triệu người Philippines được xem là thừa cân hoặc béo phì.
Các báo cáo dịch tễ học tại Singapore thống kê tỷ lệ béo phì trong nước dao động từ 6,7 đến 9,4% ở nam giới trưởng thành và từ 6,9 đến 7,9% ở nữ giới trưởng thành trong những năm gần đây theo mức giới hạn của WHO. WOF báo cáo rằng từ năm 2019 đến 2020, tỷ lệ tổng thể là 10,5%.
Tại Thái Lan, GNR báo cáo vào năm 2019, 9,3% nam giới trưởng thành và 15,7% nữ giới trưởng thành bị béo phì. Các báo cáo dịch tễ học trong thập kỷ qua cho biết tỷ lệ béo phì là 9,0-11,6%.
Tại Việt Nam, béo phì không phổ biến như ở các quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác, GNR báo cáo tỷ lệ béo phì chỉ là 2,2% ở nam giới trưởng thành và 3,3% ở nữ giới trưởng thành. WOF báo cáo vào năm 2015, tỷ lệ béo phì tổng thể chỉ là 1,7%.
Sử dụng mức giới hạn của WHO, tỷ lệ béo phì ở Đông Á chỉ từ 2-4%. Tại Trung Quốc, tỷ lệ béo phì là 7,7% ở nam giới trưởng thành và 8,0% ở nữ giới trưởng thành vào năm 2019 theo GNR. Một nghiên cứu sử dụng Dự án China PEACE Million Persons với giới hạn béo phì là ≥28 kg/m², đã báo cáo từ năm 2014-2018 tỷ lệ béo phì chuẩn hóa theo độ tuổi là khoảng 14%. Tỷ lệ béo phì tại Hồng Kông được báo cáo là 32,6%, sử dụng mức giới hạn riêng cho châu Á theo Khảo sát Sức khỏe Dân số thực hiện từ năm 2020 đến 2022. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ béo phì là 5,2% ở nam giới trưởng thành và 5,4% ở nữ giới trưởng thành vào năm 2019 theo GNR. Hiệp hội Nghiên cứu Béo phì Hàn Quốc báo cáo tỷ lệ béo phì là 29,7% vào năm 2010 và tăng lên 35,7% vào năm 2018 khi sử dụng mức giới hạn riêng cho châu Á.
Sinh lý bệnh
Lượng thức ăn nạp vào (năng lượng nạp vào), hoạt động thể chất (năng lượng sử dụng), môi trường hoặc lối sống và yếu tố di truyền của một cá nhân đều có thể đóng vai trò trong sự phát triển của béo phì. Người ta cho rằng việc nạp vào lượng thực phẩm quá mức cùng với hoạt động thể chất ít tạo ra một sự cân bằng năng lượng dương, phần lớn được lưu trữ dưới dạng mỡ và có thể gây hại cho một số cơ quan.
Nguyên nhân
Có nhiều yếu tố gây béo phì và giữa chúng có sự tương tác phức tạp. Nguyên nhân chính là do mất cân bằng năng lượng kéo dài giữa lượng calo hấp thu và lượng calo sử dụng. Việc đánh giá và điều trị cần phải giải quyết căn nguyên của béo phì hơn là "ăn ít hơn, vận động nhiều hơn."
Yếu tố nguy cơ
Để đánh giá yếu tố nguy cơ, xác định nguy cơ tuyệt đối dựa trên sự hiện diện của các yếu tố sau:
- Tình trạng bệnh lý: Bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường típ 2 (type 2 diabetes mellitus - T2DM), hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (obstructive sleep apnea - OSA) và rối loạn lipid máu.
- Các bệnh liên quan đến béo phì khác: Hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome - PCOS), vô sinh, thiểu năng sinh dục nam, thoái hóa khớp (osteoarthritis - OA), hen suyễn, suy tim, sỏi mật, tiểu không kiểm soát do căng thẳng, bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa (metabolic-associated fatty liver disease - MAFLD), bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease - GERD), protein niệu và nhiễm COVID-19 nặng.
- Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch (cardiovascular disease - CVD): Hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng lipid máu, rối loạn đường huyết đói và rối loạn dung nạp glucose, tiền sử gia đình có bệnh mạch vành sớm (như nhồi máu cơ tim [myocardial infarction - MI] hoặc tử vong đột ngột ở cha/nam giới họ hàng thế hệ 1 khi ≤55 tuổi hoặc mẹ/nữ giới họ hàng thế hệ 1 khi ≤65 tuổi), nam ≥45 tuổi hoặc nữ ≥55 tuổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh.
- Yếu tố khác: Không hoạt động thể chất, tăng triglyceride (TG) huyết thanh (>2,3 mmol/L) và giảm lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao (HDL-C).