Nội dung của trang này:
Nội dung của trang này:
Tiền sử bệnh
Cần loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây béo phì như thuốc, tiền sử rối loạn di truyền hoặc rối loạn nội tiết (như suy giáp, hội chứng Cushing). Các loại thuốc gây béo phì bao gồm: thuốc trị đái tháo đường (như insulin, meglitinide, sulfonylurea, thiazolidinedione), thuốc trị tăng huyết áp (như thuốc chẹn alpha-adrenergic, thuốc chẹn beta [atenolol, metoprolol, nadolol, propranolol]), thuốc chống động kinh (như carbamazepine, gabapentin, pregabalin, acid valproic), thuốc chống trầm cảm (như lithium, thuốc ức chế monoamine oxidase [MAOI], thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine [SNRI], paroxetine, thuốc chống trầm cảm ba vòng [TCA]) và thuốc chống loạn thần (như clozapine, olanzapine, quetiapine, risperidone).
Việc xác định các bệnh đi kèm tiềm ẩn và các yếu tố nguy cơ chuyển hóa (như T2DM, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, OSA, MAFLD, CVD, OA) là rất cần thiết. Sự hiện diện của các tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quyết định điều trị và kết cục của bệnh nhân. Đánh giá tình trạng chức năng của bệnh nhân qua các bảng câu hỏi về các khiếm khuyết thể chất liên quan đến béo phì hoặc các bài kiểm tra thể lực và sự hiện diện của béo phì do thiểu cơ (sarcopenic).
Việc xác định tình trạng mang thai ở phụ nữ cũng rất quan trọng vì thường không khuyến cáo các chương trình giảm cân cho đối tượng này.Bất kỳ tiền sử gia đình nào về béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, ung thư liên quan đến béo phì hoặc bệnh tuyến giáp cũng cần được ghi nhận.
Khám thực thể

Đánh giá tình trạng tâm thần của bệnh nhân (như tự đánh giá bản thân, sức khỏe tâm thần chung, các yếu tố gây căng thẳng, rối loạn ăn uống, sự hiện diện của trầm cảm và các rối loạn tâm trạng khác, lạm dụng chất kích thích) và các rào cản tâm lý xã hội. Cân nhắc giới thiệu bệnh nhân đến bác sĩ tâm thần nếu điểm số từ Bảng 9 câu hỏi về sức khỏe bệnh nhân (Patient Health Questionnare-9 score - PHQ-9) ≥10 khi tầm soát trầm cảm.
Nhân trắc học
Chỉ số khối cơ thể
Chỉ số khối cơ thể (BMI) đo sự tương quan giữa cân nặng so với chiều cao. BMI cho biết tổng lượng mỡ trong cơ thể và giúp dự đoán tình trạng sức khỏe trong tương lai vì BMI tăng sẽ làm tăng các biến cố tim mạch hoặc tử vong, tỷ lệ tử vong toàn thể, đái tháo đường, rối loạn giấc ngủ, thoái hóa khớp và một số loại ung thư (như ung thư nội mạc tử cung, vú, đại tràng, thận, thực quản).
BMI được đo mỗi năm để tầm soát và đo khi cần để quản lý bệnh, được tính theo công thức: BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m)2. Các nước châu Á có điểm BMI giới hạn về tình trạng thừa cân và béo phì thấp hơn so với giá trị BMI của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Công thức tính này áp dụng cho mọi lứa tuổi, bách phân vị BMI theo độ tuổi được dùng cho trẻ em <18 tuổi để xác định tình trạng cân nặng bình thường. Sự tích tụ mỡ có nguy cơ cao được ghi nhận ở người trưởng thành gốc Âu với BMI ≥25 kg/m2 và tỷ lệ vòng eo/chiều cao >0,5. Nếu chỉ số BMI và kết quả khám thực thể không rõ ràng, có thể xem xét thực hiện đo hấp thụ tia X năng lượng kép (dual-energy X-ray absorptiometry) hoặc đo trở kháng điện sinh học (bioelectric impedance) để xác định thành phần cơ thể và tình trạng béo phì (tỷ lệ phần trăm mỡ của cơ thể và sự phân bố mỡ trong cơ thể).
Chu vi vòng bụng và tỷ lệ eo-hông (Waist-to-Hip Ratio - WHR)
Chu vi vòng bụng và tỷ lệ eo-hông (WHR) hữu ích để đo lượng mỡ trong bụng trước và trong quá trình điều trị giảm cân. Chu vi vòng bụng được đo ở vị trị gần chính giữa của điểm cao nhất của mào chậu và giới hạn dưới của xương sườn cuối cùng. WHR là chu vi tối đa (tính bằng cm) xung quanh khớp mu ở phía trước và mông ở phía sau. WHR được tính theo công thức: WHR = chu vi vòng bụng/ chu vi vòng hông (đo xung quanh xương chậu tại điểm nhô ra tối đa của mông).
Chu vi vòng bụng và WHR là số đo để phân loại tình trạng béo phì ở bụng (chu vi vòng bụng ≥90 cm đối với nam giới châu Á và ≥80 cm đối với nữ giới châu Á) và nguy cơ lâm sàng, hữu ích cho người có BMI bình thường hoặc BMI tiền béo phì. Chu vi vòng bụng và WHR được đo mỗi năm để tầm soát. Tăng chu vi vòng bụng có liên quan đến tăng nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, MAFLD và bệnh tim mạch ở những bệnh nhân có thể không được coi là béo phì theo tiêu chuẩn BMI thông thường.
PHÂN LOẠI CÂN NẶNG CỦA NGƯỜI LỚN THEO CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ |
|||
Phân loại của WHO |
Điểm BMI giới hạn theo WHO |
Nguy cơ phát triển |
Điểm BMI giới hạn của người châu Á |
Nhẹ cân |
<18,5 |
Thấp nhưng tăng nguy cơ mắc các bệnh khác trên lâm sàng |
<18,5 |
Bình thường |
18,5 - 24,9 |
Trung bình |
18,5 - 22,9 |
Thừa cân hoặc Tiền béo phì |
25,0 - 29,9 |
Tăng |
23,0 - 24,4 |
Béo phì độ I |
30,0 - 34,9 |
Cao |
25,0 - 29,9 |
Béo phì độ II |
35,0 - 39,9 |
Rất cao |
30,0 - 34,9 |
Béo phì độ III |
≥40,0 |
Cực kỳ cao |
≥35,0 |
Chủng tộc |
Chu vi vòng bụng có nguy cơ cao (cm) |
Tỷ lệ eo – hông có nguy cơ cao |
||
Nam |
Nữ |
Nam |
Nữ |
|
Châu Á |
≥90 |
≥80 |
≥1,0 |
≥0,85 |
Người da trắng |
≥102 |
≥88 |
≥1,0 |
≥0,85 |

Chẩn đoán béo phì cũng có thể được thực hiện ở người lớn gốc Âu có BMI ≥25 kg/m2, tỷ lệ eo-chiều cao >0,5 và có bất kỳ khiếm khuyết hoặc biến chứng về mặt sinh lý, y khoa hoặc chức năng. Khi bị béo phì thì cần đánh giá các bệnh đi kèm liên quan đến béo phì, các bệnh này được phân loại theo mức độ nghiêm trọng nếu có. Phương pháp điều trị và mục tiêu điều trị được điều chỉnh theo sự hiện diện của các bệnh đi kèm liên quan đến béo phì và mức độ nghiêm trọng của chúng. Bệnh nhân có bất kỳ bệnh đi kèm liên quan đến béo phì thì phải đánh giá về béo phì và mức độ nặng của bệnh nếu béo phì không phải là tình trạng được khám hoặc tình trạng được tư vấn.
Mức độ nặng của béo phì
Mức độ nặng của béo phì dựa trên tiêu chí về biến chứng.
PHÂN LOẠI BÉO PHÌ THEO TIÊU CHÍ VỀ BIẾN CHỨNG |
|||
BMI (kg/m2) |
Tình trạng sức khỏe trên lâm sàng |
Giai đoạn bệnh |
Biến chứng |
<25 (<23 đối với một số chủng tộc) |
|
Cân nặng bình thường |
Không |
25-29,9 (23-24,9 đối với một số chủng tộc) |
Đánh giá sự hiện diện hoặc không của các biến chứng liên quan đến béo phì & độ nặng của các biến chứng
|
Thừa cân |
Không |
≥30 (≥25 đối với một số chủng tộc) |
Béo phì |
Không |
|
≥25 (≥23 đối với một số chủng tộc) |
Béo phì |
≥1 biến chứng |
|
Béo phì |
Ít nhất 1 biến chứng nặng |
Ngoài ra, Hệ thống Phân giai đoạn Béo phì Edmonton hoặc Tiêu chuẩn Phân giai đoạn Béo phì của King có thể được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của béo phì đối với chức năng và sức khỏe thể chất và tâm lý; giúp xác định lợi ích của việc điều trị.