Content:
Giới thiệu
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh lý bệnh
Yếu tố nguy cơ
Phân loại
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh lý bệnh
Yếu tố nguy cơ
Phân loại
Giới thiệu
Thoái hóa khớp là một hội chứng lâm sàng của đau khớp với hạn chế chức năng ở các mức độ khác nhau và làm giảm chất lượng cuộc sống. Đây là dạng viêm khớp thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật chi dưới ở người lớn tuổi. Bệnh có thể không phải là thứ phát do lão hóa và không tự diễn tiến. Bệnh thường xảy ra ở bàn tay (các đầu ngón tay và ngón cái), cột sống (cổ và thắt lưng), đầu gối và hông.
Dịch tễ học
Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối trên toàn thế giới khoảng 3,8%, tăng theo độ tuổi đến >10% ở người >60 tuổi. Thoái hóa khớp vai phổ biến hơn ở phụ nữ và thường gặp nhất ở bệnh nhân >60 tuổi. Nhìn chung, bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới.
Theo nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2017, có khoảng 61,2 triệu người Trung Quốc bị thoái hóa khớp với tỷ lệ mắc bệnh chuẩn hóa theo tuổi là 3,1%. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ là 3,8% cao hơn so với nam giới là 2,4%. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở nước này dao động từ 4,6% đến 39,1%. Trong số những người từ ≥60 tuổi, thoái hóa khớp gối ảnh hưởng đến 42,8% phụ nữ và 21,5% nam giới. Trong một nghiên cứu sử dụng Khảo sát về kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia ở Hàn Quốc năm 2010-2013, tỷ lệ mắc thoái hóa khớp gối ở người Hàn Quốc trưởng thành là 35,1%.
Năm 2019, Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu ước tính có khoảng 62 triệu người mắc thoái hóa khớp ở Ấn Độ.
Tại Indonesia, tỷ lệ mắc bệnh ở mức cao, 15,5% ở nam giới và 12,7% ở nữ giới. Tại Malaysia, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp ước tính khoảng 1,1% đến 5,6%. Theo nghiên cứu của Chương trình hướng đến cộng đồng nhằm kiểm soát các bệnh lý thấp khớp (COPCORD), khoảng 9,3% người có triệu chứng đau gối, hơn một nửa trong số bệnh nhân này mắc thoái hóa khớp. Tại Singapore, khoảng 17.000 năm sống điều chỉnh theo khuyết tật đã bị mất đi. Khoảng 8,4% người mắc thoái hóa khớp ở Thái Lan.
Theo nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2017, có khoảng 61,2 triệu người Trung Quốc bị thoái hóa khớp với tỷ lệ mắc bệnh chuẩn hóa theo tuổi là 3,1%. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ là 3,8% cao hơn so với nam giới là 2,4%. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở nước này dao động từ 4,6% đến 39,1%. Trong số những người từ ≥60 tuổi, thoái hóa khớp gối ảnh hưởng đến 42,8% phụ nữ và 21,5% nam giới. Trong một nghiên cứu sử dụng Khảo sát về kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia ở Hàn Quốc năm 2010-2013, tỷ lệ mắc thoái hóa khớp gối ở người Hàn Quốc trưởng thành là 35,1%.
Năm 2019, Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu ước tính có khoảng 62 triệu người mắc thoái hóa khớp ở Ấn Độ.
Tại Indonesia, tỷ lệ mắc bệnh ở mức cao, 15,5% ở nam giới và 12,7% ở nữ giới. Tại Malaysia, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp ước tính khoảng 1,1% đến 5,6%. Theo nghiên cứu của Chương trình hướng đến cộng đồng nhằm kiểm soát các bệnh lý thấp khớp (COPCORD), khoảng 9,3% người có triệu chứng đau gối, hơn một nửa trong số bệnh nhân này mắc thoái hóa khớp. Tại Singapore, khoảng 17.000 năm sống điều chỉnh theo khuyết tật đã bị mất đi. Khoảng 8,4% người mắc thoái hóa khớp ở Thái Lan.
Sinh lý bệnh
Đây là quá trình thoái giáng tiến triển hoặc mất sụn cục bộ kèm theo tái tạo xương lân cận và sửa chữa chuyển hóa không đầy đủ, dẫn đến những thay đổi về cấu trúc khớp gây đau và khuyết tật chức năng ở những bệnh nhân thoái hóa khớp.
Yếu tố nguy cơ
Tuổi
Bệnh ảnh hưởng đến hơn 80% người trên 75 tuổi. Bệnh ít gặp ở bệnh nhân <40 tuổi trừ khi có tiền sử chấn thương.
Giới tính nữ
Nguy cơ thoái hóa khớp gối cao hơn sau thời kỳ mãn kinh, chưa rõ nguyên nhân, nhưng có thể liên quan đến hormone, di truyền hoặc các yếu tố chưa xác định khác.
Di truyền
Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền thay đổi ở các phân nhóm khác nhau của thoái hóa khớp, dao động từ 40-70%.
Béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp có triệu chứng và tiến triển. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối do tăng áp lực cơ học lên các khớp và thay đổi cơ sinh học của khớp do thay đổi tư thế, dáng đi và mức độ hoạt động thể chất. Nó cũng làm tăng độ cứng của xương dưới sụn và thúc đẩy phá hủy sụn.
Chấn thương hoặc lệch khớp
Chấn thương hoặc lệch khớp dẫn đến bệnh thoái hóa khớp tiến triển nhanh hoặc khởi đầu quá trình gây ra thoái hóa khớp có triệu chứng về sau. Một số nghề nghiệp nhất định và các môn thể thao có tính va chạm mạnh, lặp đi lặp lại có liên quan nhiều đến chấn thương khớp, làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp chi dưới.
Bệnh ảnh hưởng đến hơn 80% người trên 75 tuổi. Bệnh ít gặp ở bệnh nhân <40 tuổi trừ khi có tiền sử chấn thương.
Giới tính nữ
Nguy cơ thoái hóa khớp gối cao hơn sau thời kỳ mãn kinh, chưa rõ nguyên nhân, nhưng có thể liên quan đến hormone, di truyền hoặc các yếu tố chưa xác định khác.
Di truyền
Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền thay đổi ở các phân nhóm khác nhau của thoái hóa khớp, dao động từ 40-70%.
Béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp có triệu chứng và tiến triển. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối do tăng áp lực cơ học lên các khớp và thay đổi cơ sinh học của khớp do thay đổi tư thế, dáng đi và mức độ hoạt động thể chất. Nó cũng làm tăng độ cứng của xương dưới sụn và thúc đẩy phá hủy sụn.
Chấn thương hoặc lệch khớp
Chấn thương hoặc lệch khớp dẫn đến bệnh thoái hóa khớp tiến triển nhanh hoặc khởi đầu quá trình gây ra thoái hóa khớp có triệu chứng về sau. Một số nghề nghiệp nhất định và các môn thể thao có tính va chạm mạnh, lặp đi lặp lại có liên quan nhiều đến chấn thương khớp, làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp chi dưới.
Phân loại
Thoái hóa khớp được phân loại là nguyên phát hoặc thứ phát dựa trên nguyên nhân hoặc yếu tố chính dẫn đến thoái hóa khớp; cả hai dạng thoái hóa khớp này đều có thay đổi về sinh lý sụn.
Thoái hóa khớp nguyên phát là loại phổ biến nhất và không rõ nguyên nhân.
Thoái hóa khớp thứ phát có nguyên nhân có thể xác định nhưng về sinh lý bệnh thì tương tự như thoái hóa khớp nguyên phát. Các nguyên nhân thường gặp là các bệnh lý chuyển hóa (như bệnh thừa sắt, bệnh to đầu chi), do bất thường giải phẫu (như trật khớp hông tiến triển), chấn thương (phẫu thuật khớp, gãy trong khớp, tổn thương dây chằng hoặc sụn chêm, liền xương bất thường) hoặc biến chứng của bệnh lý viêm (viêm khớp nhiễm trùng, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến).
Thoái hóa khớp nguyên phát là loại phổ biến nhất và không rõ nguyên nhân.
Thoái hóa khớp thứ phát có nguyên nhân có thể xác định nhưng về sinh lý bệnh thì tương tự như thoái hóa khớp nguyên phát. Các nguyên nhân thường gặp là các bệnh lý chuyển hóa (như bệnh thừa sắt, bệnh to đầu chi), do bất thường giải phẫu (như trật khớp hông tiến triển), chấn thương (phẫu thuật khớp, gãy trong khớp, tổn thương dây chằng hoặc sụn chêm, liền xương bất thường) hoặc biến chứng của bệnh lý viêm (viêm khớp nhiễm trùng, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến).