Content:
Giới thiệu
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh lý bệnh
Yếu tố nguy cơ
Phân loại
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh lý bệnh
Yếu tố nguy cơ
Phân loại
Giới thiệu
Thoái hóa hoàng điểm là một bệnh thoái hóa mạn tính, tiến triển, xảy ra ở lớp biểu mô sắc tố, thần kinh và mạch máu của hoàng điểm, gây mất thị lực trung tâm.
Age-Related Macular Degeneration_Disease Background

Dịch tễ học
Thoái hóa hoàng điểm là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực không hồi phục, đặc biệt ở người cao tuổi. Theo ước tính toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UN) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 20-25 triệu người mắc thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD), trong đó 8 triệu người bị mù nặng. Năm 2004, tại Hoa Kỳ có khoảng 1,75 triệu người từ 40 tuổi trở lên bị thoái hóa hoàng điểm tuổi già tiến triển ít nhất ở một mắt, và khoảng 7,3 triệu người có nguy cơ cao mắc bệnh ở một hoặc cả hai mắt. Ngoài ra, một cuộc khảo sát dân số tại Mỹ cũng ghi nhận rằng thoái hóa hoàng điểm phổ biến hơn ở người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha so với người Mỹ gốc Mexico hoặc người da đen. Dự báo đến năm 2040, có thể có tới 288 triệu người mắc thoái hóa hoàng điểm tuổi già.
Sinh lý bệnh
Thoái hóa hoàng điểm có thể bao gồm một hoặc nhiều yếu tố sau: hình thành drusen (lắng đọng khu trú chất ngoại bào tại hoàng điểm), bất thường biểu mô sắc tố võng mạc (giảm sắc tố hoặc tăng sắc tố), teo dạng bản đồ biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) và mao mạch hắc mạc, bệnh lý hoàng điểm thể tân mạch (thể xuất tiết), tân mạch hắc mạc (CNV), polyp hắc mạc (PCV), giả drusen dạng lưới hoặc tăng sinh mạch máu võng mạc (RAP).
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ quan trọng của thoái hóa hoàng điểm tuổi già bao gồm:
- Tuổi cao (>50 tuổi)
- Yếu tố di truyền (ví dụ: đột biến gen yếu tố bổ thể H)
- Tiền sử gia đình mắc thoái hóa hoàng điểm tuổi già
- Hút thuốc lá (>20 năm)
- Người hút thuốc lá có nguy cơ cao gấp 2-3 lần, và nguy cơ này tăng theo số gói/năm hút thuốc
- Tăng huyết áp
- Chế độ ăn (ít chất chống oxy hóa và kẽm, tiêu thụ nhiều chất béo và chất béo dạng trans)
- Béo phì
- Thoái hóa hoàng điểm tuổi già ở mắt còn lại
- Chủng tộc
- Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người gốc Phi hoặc gốc Tây Ban Nha. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa người da trắng và người châu Á
- Giới tính
- Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
Phân loại
Phân loại theo Nghiên cứu bệnh mắt tuổi già (AREDS)1
Hệ thống phân loại này giúp dự đoán nguy cơ tiến triển từ giai đoạn sớm sang giai đoạn muộn và nguy cơ mất thị lực.
Không có thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AREDS loại 1)
Không có thoái hóa hoàng điểm tuổi già hoặc AREDS loại 1 khi không có hoặc chỉ có một vài drusen nhỏ (đường kính <63 micron)
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già giai đoạn sớm (AREDS loại 2)
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già giai đoạn sớm hoặc AREDS loại 2 khi có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già giai đoạn trung gian (AREDS loại 3)
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già giai đoạn trung gian hoặc AREDS loại 3 khi có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già giai đoạn muộn hoặc AREDS loại 4 khi có teo võng mạc dạng bản đồ ảnh hưởng đến trung tâm hoàng điểm và/hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào của thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch.
Phân loại thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch dựa trên chụp mạch huỳnh quang
Hệ thống phân loại này giúp xác định phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân.
Tân mạch hắc mạc thể điển hình (Classic CNV)
Trên chụp mạch huỳnh quang đáy mắt (FFA), giai đoạn sớm có vùng tăng huỳnh quang rõ nét, đồng nhất và sau đó, ở giai đoạn muộn có hiện tượng rò rỉ thuốc cản quang làm mờ ranh giới tổn thương.
Tân mạch hắc mạc thể ẩn (Ocult CNV)
Biểu hiện dưới dạng một vùng bất thường bị bong biểu mô sắc tố võng mạc sợi mạch (RPE) với hình ảnh tăng huỳnh quang dạng lốm đốm ở thì giữa trên ảnh chụp mạch hoặc có rò rỉ thuốc cản quang từ nguồn không xác định, biểu hiện là hình ảnh tăng huỳnh quang dạng chấm nhỏ kèm tích tụ thuốc nhuộm trong khoang dưới võng mạc.
1Nguồn tham khảo: Flaxel CJ, Adelman RA, Bailey ST, et al. Age-related macular degeneration Preferred Practice Pattern®. Ophthalmology. Jan 2020.
Hệ thống phân loại này giúp dự đoán nguy cơ tiến triển từ giai đoạn sớm sang giai đoạn muộn và nguy cơ mất thị lực.
Không có thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AREDS loại 1)
Không có thoái hóa hoàng điểm tuổi già hoặc AREDS loại 1 khi không có hoặc chỉ có một vài drusen nhỏ (đường kính <63 micron)
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già giai đoạn sớm (AREDS loại 2)
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già giai đoạn sớm hoặc AREDS loại 2 khi có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
- Có nhiều drusen nhỏ
- Có một vài drusen kích thước trung bình (đường kính 63-124 micron)
- Có bất thường nhẹ ở biểu mô sắc tố võng mạc
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già giai đoạn trung gian (AREDS loại 3)
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già giai đoạn trung gian hoặc AREDS loại 3 khi có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
- Có nhiều drusen kích thước trung bình
- Có ít nhất một drusen lớn (đường kính ≥125 micron)
- Teo võng mạc dạng bản đồ nhưng chưa ảnh hưởng đến trung tâm hoàng điểm
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già giai đoạn muộn hoặc AREDS loại 4 khi có teo võng mạc dạng bản đồ ảnh hưởng đến trung tâm hoàng điểm và/hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào của thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch.
Phân loại thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch dựa trên chụp mạch huỳnh quang
Hệ thống phân loại này giúp xác định phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân.
Tân mạch hắc mạc thể điển hình (Classic CNV)
Trên chụp mạch huỳnh quang đáy mắt (FFA), giai đoạn sớm có vùng tăng huỳnh quang rõ nét, đồng nhất và sau đó, ở giai đoạn muộn có hiện tượng rò rỉ thuốc cản quang làm mờ ranh giới tổn thương.
Tân mạch hắc mạc thể ẩn (Ocult CNV)
Biểu hiện dưới dạng một vùng bất thường bị bong biểu mô sắc tố võng mạc sợi mạch (RPE) với hình ảnh tăng huỳnh quang dạng lốm đốm ở thì giữa trên ảnh chụp mạch hoặc có rò rỉ thuốc cản quang từ nguồn không xác định, biểu hiện là hình ảnh tăng huỳnh quang dạng chấm nhỏ kèm tích tụ thuốc nhuộm trong khoang dưới võng mạc.
1Nguồn tham khảo: Flaxel CJ, Adelman RA, Bailey ST, et al. Age-related macular degeneration Preferred Practice Pattern®. Ophthalmology. Jan 2020.