Content:
Giới thiệu
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ
Sinh lý bệnh
Nguyên nhân
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ
Sinh lý bệnh
Nguyên nhân
Giới thiệu
Thiếu máu là tình trạng mà trong máu có số lượng các tế bào hồng cầu (RBC), hemoglobin (sắc tố vận chuyển oxy trong máu toàn phần) hoặc hematocrit (tỷ lệ hồng cầu còn nguyên vẹn trong máu) thấp, làm cho máu không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu được định nghĩa dựa vào nồng độ huyết sắc tố như sau1:
Thiếu máu do thiếu sắt là thiếu máu do lượng sắt dự trữ trong cơ thể thấp. Giảm lượng sắt khả dụng là nguyên nhân quan trọng nhất gây thiếu máu do rối loạn quá trình tạo hồng cầu. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu hồng cầu nhỏ, mặc dù gần một nửa bệnh nhân có hồng cầu kích thước bình thường.
1Trị số để định nghĩa thiếu máu có thể khác nhau giữa các quốc gia. Vui lòng tham khảo các hướng dẫn hiện có từ cơ quan y tế địa phương.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu được định nghĩa dựa vào nồng độ huyết sắc tố như sau1:
- Nam (≥15 tuổi): <13 g/dL
- Nữ (không mang thai, ≥15 tuổi): <12 g/dL
- Nữ (mang thai): <11 g/dL trong tam cá nguyệt đầu và cuối, giảm 0,5 g/dL trong tam cá nguyệt giữa
- Trẻ em (từ 12-14 tuổi): <12 g/dL
- Trẻ em (từ 5-11 tuổi): <11,5 g/dL
- Trẻ em (từ 6 tháng đến 4 tuổi): <11 g/dL
|
Nhẹ |
Trung bình |
Nặng |
Nam (≥15 tuổi) |
110-129 |
80-109 |
<80 |
Nữ (không mang thai, ≥15 tuổi) |
110-119 |
80-109 |
<80 |
Nữ (mang thai) |
100-109 |
70-99 |
<70 |
Trẻ em (12-14 tuổi) |
110-119 |
80-109 |
<80 |
Trẻ em (5-11 tuổi) |
110-114 |
80-109 |
<80 |
Trẻ em (6 tháng-4 tuổi) |
100-109 |
70-99 |
<70 |
Thiếu máu do thiếu sắt là thiếu máu do lượng sắt dự trữ trong cơ thể thấp. Giảm lượng sắt khả dụng là nguyên nhân quan trọng nhất gây thiếu máu do rối loạn quá trình tạo hồng cầu. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu hồng cầu nhỏ, mặc dù gần một nửa bệnh nhân có hồng cầu kích thước bình thường.
1Trị số để định nghĩa thiếu máu có thể khác nhau giữa các quốc gia. Vui lòng tham khảo các hướng dẫn hiện có từ cơ quan y tế địa phương.
Dịch tễ
Có đến một phần ba dân số thế giới bị thiếu máu, với khoảng một nửa số trường hợp là do thiếu sắt. Xấp xỉ 1,24 tỷ người mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt. Tình trạng này phổ biến ở trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và tăng sinh hồng cầu, đặc biệt ở trẻ sinh non và nhẹ cân, trẻ mới biết đi, trẻ em lứa tuổi mẫu giáo và phụ nữ mang thai. Theo Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu năm 2016, thiếu máu thiếu sắt là 1 trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng số năm sống chung với tàn tật và là nguyên nhân đầu tiên ở phụ nữ. Đây cũng là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ thường gặp nhất trên thế giới. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiếu máu hồng cầu nhỏ, mặc dù gần một nửa số bệnh nhân có hồng cầu bình thường. Mặc dù nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiếu máu do thiếu sắt là phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh sản, nhưng người lớn tuổi và nhóm tuổi trẻ hơn cũng bị ảnh hưởng.
Ở Malaysia, tỷ lệ thiếu máu ước tính là 24,2%, trong đó thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Thiếu sắt cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiếu máu ở dân số Philippines, với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Anemia - Iron-Deficiency_Disease Background
Ở Malaysia, tỷ lệ thiếu máu ước tính là 24,2%, trong đó thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Thiếu sắt cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiếu máu ở dân số Philippines, với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Sinh lý bệnh
Sự phát triển và tốc độ tiến triển của bệnh thiếu máu thiếu sắt phụ thuộc vào lượng sắt dự trữ của mỗi cá nhân, mà lượng sắt dự trữ này lại phụ thuộc vào tuổi, giới tính, tốc độ tăng trưởng và sự cân bằng giữa lượng sắt hấp thu và mất đi. Thiếu sắt tuyệt đối xảy ra khi không còn sắt dự trữ trong tủy xương và các bộ phận khác của hệ thống đơn nhân-đại thực bào ở gan và lách, dẫn đến không có đủ lượng sắt cho quá trình tạo hồng cầu bình thường hoặc tăng cao. Thiếu sắt chức năng xảy ra khi không đủ sắt để đưa vào tiền nguyên hồng cầu mặc dù lượng sắt dự trữ trong cơ thể bình thường hoặc tăng lên. Tình trạng này thường gặp trong thiếu máu do viêm hoặc sử dụng các tác nhân kích thích tạo hồng cầu.
Thiếu sắt ảnh hưởng đến cân bằng nội môi sắt, dẫn đến các cơ chế thích ứng trên trục hepcidin-ferroportin (FPN), hệ protein điều hòa sắt (IRP)/yếu tố đáp ứng sắt (IRE) và các chất điều hòa khác. Khi bị thiếu sắt, mục tiêu là tối ưu hóa việc sử dụng sắt cho quá trình tạo hồng cầu và chống lại sự ức chế sinh lý đối với sự hấp thu sắt. Hepcidin ở gan là hormone chịu trách nhiệm hạn chế sắt đi vào trong huyết tương. Bằng cách liên kết với FPN, thụ thể của hepcidin, sự vận chuyển sắt ra ngoài bị chặn lại bằng cách chẹn và làm thoái giáng kênh vận chuyển. Đồng thời, việc hạn chế sắt dẫn đến giới hạn sự tăng quá trình tạo hồng cầu giai đoạn đầu vì sự thiếu hụt sắt làm giảm khả năng đáp ứng với erythropoietin (EPO) của các tế bào tiền thân ở giai đoạn đầu. Ví dụ, EPO không tăng trong trường hợp thiếu sắt mà không có thiếu máu. Tuy nhiên, khi có thiếu máu và thiếu oxy, nồng độ EPO tăng theo cấp số nhân, ức chế hepcidin để tăng cường cung cấp sắt.
Thiếu sắt ảnh hưởng đến cân bằng nội môi sắt, dẫn đến các cơ chế thích ứng trên trục hepcidin-ferroportin (FPN), hệ protein điều hòa sắt (IRP)/yếu tố đáp ứng sắt (IRE) và các chất điều hòa khác. Khi bị thiếu sắt, mục tiêu là tối ưu hóa việc sử dụng sắt cho quá trình tạo hồng cầu và chống lại sự ức chế sinh lý đối với sự hấp thu sắt. Hepcidin ở gan là hormone chịu trách nhiệm hạn chế sắt đi vào trong huyết tương. Bằng cách liên kết với FPN, thụ thể của hepcidin, sự vận chuyển sắt ra ngoài bị chặn lại bằng cách chẹn và làm thoái giáng kênh vận chuyển. Đồng thời, việc hạn chế sắt dẫn đến giới hạn sự tăng quá trình tạo hồng cầu giai đoạn đầu vì sự thiếu hụt sắt làm giảm khả năng đáp ứng với erythropoietin (EPO) của các tế bào tiền thân ở giai đoạn đầu. Ví dụ, EPO không tăng trong trường hợp thiếu sắt mà không có thiếu máu. Tuy nhiên, khi có thiếu máu và thiếu oxy, nồng độ EPO tăng theo cấp số nhân, ức chế hepcidin để tăng cường cung cấp sắt.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây thiếu máu
Thiếu máu đẳng bào (normocytic) khi hình thái hồng cầu bình thường, có thể do mất máu (nguyên nhân phổ biến nhất), giảm hồng cầu do giảm sản xuất hoặc tăng phá hủy tế bào tiền thân hồng cầu trong tủy xương (ví dụ bệnh mạn tính), hoặc tăng phá hủy hồng cầu (ví dụ tán huyết).
Thiếu máu hồng cầu to (macrocytic) là thiếu máu mà khi đó tế bào hồng cầu lớn hơn nhân của một lympho bào nhỏ trên phết máu ngoại vi, do:
Nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất của thiếu sắt là mất máu nhận biết được. Ở phụ nữ tiền mãn kinh, mất máu do kinh nguyệt là nguyên nhân phổ biến, còn mất máu đường tiêu hóa thường gặp ở nam và phụ nữ sau mãn kinh hơn. Giảm lượng sắt nhập vào là nguyên nhân khác gây thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt ở người già, suy dinh dưỡng, những người theo chế độ ăn chay thuần túy, và người nghiện rượu. Kém hấp thu sắt cũng có vai trò và cũng có thể do bệnh lý niêm mạc ruột (hay gặp nhất là bệnh celiac), rối loạn tiết acid dạ dày, phẫu thuật cắt dạ dày hoặc chuyển đoạn dạ dày-ruột, và nhiễm Helicobacter pylori. Tăng nhu cầu sắt (trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của trẻ em, cũng như trong kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú) cũng có thể là nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt. Tăng lượng sắt mất đi cũng xảy ra trong các trường hợp chảy máu mũi thường xuyên.
Các nguyên nhân quan trọng khác bao gồm chảy máu ẩn, thiếu máu thiếu sắt bẩm sinh như trong thiếu máu thiếu sắt không đáp ứng bù sắt, bệnh lắng đọng hemosiderin ở phổi, các bệnh mạn tính hoặc rối loạn di truyền như tiểu máu mạn tính. Ngoài ra, hiến máu thường xuyên và nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở phụ nữ mang thai tại các nước thu nhập thấp và trung bình cũng góp phần vào tình trạng thiếu sắt. Đáp ứng với điều trị erythropoietin cũng có thể liên quan đến thiếu máu thiếu sắt.
Thiếu máu đẳng bào (normocytic) khi hình thái hồng cầu bình thường, có thể do mất máu (nguyên nhân phổ biến nhất), giảm hồng cầu do giảm sản xuất hoặc tăng phá hủy tế bào tiền thân hồng cầu trong tủy xương (ví dụ bệnh mạn tính), hoặc tăng phá hủy hồng cầu (ví dụ tán huyết).
Thiếu máu hồng cầu to (macrocytic) là thiếu máu mà khi đó tế bào hồng cầu lớn hơn nhân của một lympho bào nhỏ trên phết máu ngoại vi, do:
- Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (megaloblastic): thiếu folate và vitamin B12, nhiễm HIV, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp, hội chứng loạn sinh tủy hoặc thiếu máu rối loạn sinh hồng cầu bẩm sinh.
- Thiếu máu không do nguyên hồng cầu khổng lồ (non – megaloblastic): tăng hồng cầu lưới rõ, thiếu máu bất sản, rối loạn chuyển hóa acid nucleic của tiền thân hồng cầu làm ảnh hưởng đến tổng hợp acid nucleic, quá trình trưởng thành của hồng cầu bất thường, các nguyên nhân khác như hội chứng Down, nghiện rượu, bệnh gan, suy giáp.
- Giảm sắt khả dụng hoặc thiếu máu thiếu sắt
- Rối loạn tổng hợp heme mắc phải (ví dụ: thalassemia)
- Giảm sản xuất chuỗi globin
- Các rối loạn bẩm sinh hiếm gặp bao gồm thiếu máu nguyên bào sắt, porphyria, và các khiếm khuyết trong hấp thu, vận chuyển, sử dụng và tái chế sắt
- Viêm hoặc bệnh mạn tính
- Ngộ độc chì
Nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất của thiếu sắt là mất máu nhận biết được. Ở phụ nữ tiền mãn kinh, mất máu do kinh nguyệt là nguyên nhân phổ biến, còn mất máu đường tiêu hóa thường gặp ở nam và phụ nữ sau mãn kinh hơn. Giảm lượng sắt nhập vào là nguyên nhân khác gây thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt ở người già, suy dinh dưỡng, những người theo chế độ ăn chay thuần túy, và người nghiện rượu. Kém hấp thu sắt cũng có vai trò và cũng có thể do bệnh lý niêm mạc ruột (hay gặp nhất là bệnh celiac), rối loạn tiết acid dạ dày, phẫu thuật cắt dạ dày hoặc chuyển đoạn dạ dày-ruột, và nhiễm Helicobacter pylori. Tăng nhu cầu sắt (trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của trẻ em, cũng như trong kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú) cũng có thể là nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt. Tăng lượng sắt mất đi cũng xảy ra trong các trường hợp chảy máu mũi thường xuyên.
Các nguyên nhân quan trọng khác bao gồm chảy máu ẩn, thiếu máu thiếu sắt bẩm sinh như trong thiếu máu thiếu sắt không đáp ứng bù sắt, bệnh lắng đọng hemosiderin ở phổi, các bệnh mạn tính hoặc rối loạn di truyền như tiểu máu mạn tính. Ngoài ra, hiến máu thường xuyên và nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở phụ nữ mang thai tại các nước thu nhập thấp và trung bình cũng góp phần vào tình trạng thiếu sắt. Đáp ứng với điều trị erythropoietin cũng có thể liên quan đến thiếu máu thiếu sắt.