Content:
Giám sát
Nội dung của trang này:
Giám sát
Nội dung của trang này:
Giám sát
Giám sát
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
Theo dõi thường xuyên trong 3 tháng đầu (giai đoạn cấp) của liệu pháp. Giám sát tác dụng không mong muốn. Theo dõi hàng tuần nguy cơ có ý tưởng tự sát và tự làm hại ở bệnh nhân SAD được dùng SSRI hoặc SNRI. Đồng thời giám sát đáp ứng điều trị. Sau đó, đánh giá lại liệu pháp hàng tháng. Lợi ích của CBT được duy trì trong 1-5 năm theo dõi.
Rối loạn hoảng sợ (PD)
Theo dõi thường xuyên trong 3 tháng đầu (giai đoạn cấp) của liệu pháp. Ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc, giám sát tác dụng không mong muốn và đáp ứng điều trị. Đánh giá lại liệu pháp sau mỗi 8-12 tuần.
Thay đổi liệu pháp
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
Nếu kết quả không đạt sau 4-8 tuần điều trị, xem xét chuyển đến chuyên gia, tăng liều, thêm hoặc thay đổi thuốc từ một nhóm trị liệu khác và/hoặc thêm tâm lý trị liệu.
Rối loạn hoảng sợ (PD)
Lưu ý là cần 12 tuần điều trị để đánh giá hiệu quả. Nếu kết quả không đạt, xem xét một phương pháp điều trị khác, bổ sung tâm lý trị liệu hoặc thuốc, chuyển đến chuyên gia và/hoặc đánh giá lại chẩn đoán.
Rối loạn lo âu xã hội (SAD)
Cần 12 tuần điều trị để đánh giá hiệu quả. Nếu kết quả không đạt, cân nhắc chuyển sang thuốc khác cùng nhóm đầu tay hoặc sang nhóm thuốc hàng thứ hai, chuyển sang tâm lý trị liệu, chuyển đến chuyên gia và/hoặc đánh giá lại chẩn đoán.
Điều trị dài hạn
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
Bệnh nhân đáp ứng với điều trị thử nghiệm 12 tuần nên tiếp tục theo dõi trong 6-12 tháng. Mục tiêu điều trị là thuyên giảm triệu chứng và trở lại chức năng đầy đủ. Quản lý tác dụng không mong muốn khởi phát muộn của thuốc. Nếu thuốc hiệu quả, duy trì điều trị ít nhất 1 năm vì nguy cơ tái phát cao. Khi chức năng hồi phục đầy đủ, bắt đầu thử ngưng thuốc. Có thể thực hiện giảm liều cẩn thận. Nếu sau 2 lần cố gắng ngưng thuốc cẩn thận mà bệnh nhân vẫn còn triệu chứng lo âu, cân nhắc điều trị duy trì kéo dài.
Rối loạn hoảng sợ (PD)
Đối với bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc, theo dõi liên tục. Thuyên giảm triệu chứng và khôi phục chức năng hoàn toàn là mục tiêu điều trị. Tác dụng không mong muốn khởi phát muộn được quản lý. Khuyến cáo chung là tiếp tục dùng thuốc trong ≥1 năm để duy trì giảm triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát. Sau khoảng thời gian này, cố gắng ngưng thuốc và duy trì theo dõi chặt chẽ. Cần lưu ý rằng tái phát thường gặp và việc tái sử dụng thuốc dường như hữu ích.
Đối với bệnh nhân đang nhận trị liệu tâm lý, tần suất tái khám có thể được giảm dần. Sau vài tháng, trị liệu có thể được ngưng. Việc bổ sung can thiệp tâm lý xã hội, đặc biệt là CBT, vào điều trị bằng thuốc có thể cải thiện kết quả lâu dài bằng cách giảm khả năng tái phát khi ngưng điều trị bằng thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy thuyên giảm trong nhiều năm có thể đạt được với CBT. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiếp tục CBT cho bệnh nhân tái phát chưa được nghiên cứu.
Rối loạn lo âu xã hội (SAD)
Khi thuốc đã có tác dụng, có thể bắt đầu các bài tập phơi nhiễm trực tiếp (in vivo exposure). Bệnh nhân được theo dõi liên tục. Thuyên giảm triệu chứng và khôi phục chức năng hoàn toàn là mục tiêu điều trị. Tác dụng không mong muốn khởi phát muộn được quản lý. Cần tiếp tục điều trị trong 6-12 tháng. Sau thời gian này, cố gắng giảm liều và ngưng điều trị trong khi duy trì theo dõi chặt chẽ. Nếu triệu chứng tái phát sau khi ngưng thuốc hoặc giảm liều, cân nhắc tăng liều, tái sử dụng thuốc hoặc CBT cá nhân.
Theo dõi thường xuyên trong 3 tháng đầu (giai đoạn cấp) của liệu pháp. Giám sát tác dụng không mong muốn. Theo dõi hàng tuần nguy cơ có ý tưởng tự sát và tự làm hại ở bệnh nhân SAD được dùng SSRI hoặc SNRI. Đồng thời giám sát đáp ứng điều trị. Sau đó, đánh giá lại liệu pháp hàng tháng. Lợi ích của CBT được duy trì trong 1-5 năm theo dõi.
Rối loạn hoảng sợ (PD)
Theo dõi thường xuyên trong 3 tháng đầu (giai đoạn cấp) của liệu pháp. Ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc, giám sát tác dụng không mong muốn và đáp ứng điều trị. Đánh giá lại liệu pháp sau mỗi 8-12 tuần.
Thay đổi liệu pháp
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
Nếu kết quả không đạt sau 4-8 tuần điều trị, xem xét chuyển đến chuyên gia, tăng liều, thêm hoặc thay đổi thuốc từ một nhóm trị liệu khác và/hoặc thêm tâm lý trị liệu.
Rối loạn hoảng sợ (PD)
Lưu ý là cần 12 tuần điều trị để đánh giá hiệu quả. Nếu kết quả không đạt, xem xét một phương pháp điều trị khác, bổ sung tâm lý trị liệu hoặc thuốc, chuyển đến chuyên gia và/hoặc đánh giá lại chẩn đoán.
Rối loạn lo âu xã hội (SAD)
Cần 12 tuần điều trị để đánh giá hiệu quả. Nếu kết quả không đạt, cân nhắc chuyển sang thuốc khác cùng nhóm đầu tay hoặc sang nhóm thuốc hàng thứ hai, chuyển sang tâm lý trị liệu, chuyển đến chuyên gia và/hoặc đánh giá lại chẩn đoán.
Điều trị dài hạn
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
Bệnh nhân đáp ứng với điều trị thử nghiệm 12 tuần nên tiếp tục theo dõi trong 6-12 tháng. Mục tiêu điều trị là thuyên giảm triệu chứng và trở lại chức năng đầy đủ. Quản lý tác dụng không mong muốn khởi phát muộn của thuốc. Nếu thuốc hiệu quả, duy trì điều trị ít nhất 1 năm vì nguy cơ tái phát cao. Khi chức năng hồi phục đầy đủ, bắt đầu thử ngưng thuốc. Có thể thực hiện giảm liều cẩn thận. Nếu sau 2 lần cố gắng ngưng thuốc cẩn thận mà bệnh nhân vẫn còn triệu chứng lo âu, cân nhắc điều trị duy trì kéo dài.
Rối loạn hoảng sợ (PD)
Đối với bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc, theo dõi liên tục. Thuyên giảm triệu chứng và khôi phục chức năng hoàn toàn là mục tiêu điều trị. Tác dụng không mong muốn khởi phát muộn được quản lý. Khuyến cáo chung là tiếp tục dùng thuốc trong ≥1 năm để duy trì giảm triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát. Sau khoảng thời gian này, cố gắng ngưng thuốc và duy trì theo dõi chặt chẽ. Cần lưu ý rằng tái phát thường gặp và việc tái sử dụng thuốc dường như hữu ích.
Đối với bệnh nhân đang nhận trị liệu tâm lý, tần suất tái khám có thể được giảm dần. Sau vài tháng, trị liệu có thể được ngưng. Việc bổ sung can thiệp tâm lý xã hội, đặc biệt là CBT, vào điều trị bằng thuốc có thể cải thiện kết quả lâu dài bằng cách giảm khả năng tái phát khi ngưng điều trị bằng thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy thuyên giảm trong nhiều năm có thể đạt được với CBT. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiếp tục CBT cho bệnh nhân tái phát chưa được nghiên cứu.
Rối loạn lo âu xã hội (SAD)
Khi thuốc đã có tác dụng, có thể bắt đầu các bài tập phơi nhiễm trực tiếp (in vivo exposure). Bệnh nhân được theo dõi liên tục. Thuyên giảm triệu chứng và khôi phục chức năng hoàn toàn là mục tiêu điều trị. Tác dụng không mong muốn khởi phát muộn được quản lý. Cần tiếp tục điều trị trong 6-12 tháng. Sau thời gian này, cố gắng giảm liều và ngưng điều trị trong khi duy trì theo dõi chặt chẽ. Nếu triệu chứng tái phát sau khi ngưng thuốc hoặc giảm liều, cân nhắc tăng liều, tái sử dụng thuốc hoặc CBT cá nhân.