Content:
Biểu hiện lâm sàng
Nội dung của trang này:
Biểu hiện lâm sàng
Chẩn đoán và tiêu chuẩn chẩn đoán
Nội dung của trang này:
Biểu hiện lâm sàng
Chẩn đoán và tiêu chuẩn chẩn đoán
Biểu hiện lâm sàng
Đau được xem là triệu chứng phổ biến thứ hai của viêm da cơ địa sau ngứa trong một cuộc khảo sát dựa trên trang web quốc tế từ 34 quốc gia. Triệu chứng này có thể liên quan đến việc gãi, nứt da, viêm đỏ da hoặc do bỏng da khi dùng thuốc bôi (ví dụ: steroid).
Trẻ sơ sinh <2 tuổi
Ở nhóm tuổi này, các dấu hiệu viêm thường phát triển trong 3 tháng đầu của trẻ. Trẻ thường có biểu hiện da khô. Các tổn thương (sẩn đỏ có rỉ dịch, đóng vảy và bong tróc) thường biểu hiện ở vùng má và/hoặc cằm. Liếm môi có thể dẫn đến đóng vảy, rỉ nước và bong vảy trên môi và vùng da quanh miệng, cuối cùng dẫn đến nhiễm trùng thứ phát.
Atopic Dermatitis_Initial Assessment 1
Việc gãi hoặc rửa liên tục sẽ tạo ra vảy, rỉ nước và mảng đỏ trên má. Trẻ có thể quấy khóc hoặc kích động khi ngủ. Một số ít trẻ sơ sinh có thể biểu hiện phát ban toàn thân với các nốt sẩn, mẩn đỏ và bong vảy. Vùng mặc tã thường không bị ảnh hưởng.
Trẻ em 2-12 tuổi
Bệnh nhân ở nhóm tuổi này có biểu hiện viêm ở các vùng có nếp gấp (ví dụ như vùng cổ, cổ tay, cổ chân, hố trước xương trụ). Phát ban có thể ở 1 hoặc 2 vùng và có thể lan ra nhiều vùng khác (ví dụ như cổ, hố trước xương trụ và hố khoeo, cổ tay và cổ chân).
Chúng cũng có thể xuất hiện các nốt sẩn nhanh chóng chuyển thành mảng và sau đó trở nên lichen hóa khi gãi. Các vùng da bị gãi và viêm mạn tính có thể dẫn đến giảm hoặc tăng sắc tố.
Trẻ từ 13 tuổi và người lớn
Có sự tái xuất hiện của tình trạng viêm khi gần tuổi dậy thì. Phát ban có nhiều khả năng phát triển ở phần trên cơ thể bao gồm mặt, cổ, ngực và lưng, có thêm ở vùng da mặt và cổ, và ngứa có thể phát triển ở phần thân và các chi. Trong những trường hợp nặng, triệu chứng đỏ da toàn thân hiếm gặp có thể xảy ra do các phát ban lan rộng khắp cơ thể.
Người lớn không có tiền sử viêm da trong những năm đầu đời ít bị khởi phát viêm da mới. Kiểu viêm da tương tự ở trẻ từ 2-12 tuổi và có thêm các tổn thương ở gáy và bàn tay. Viêm da bàn tay có thể xuất hiện ở người lớn do tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng.
Có thể xuất hiện các tình trạng khô da, sẩn và mảng đỏ, hồng ban, bong vảy và lichen hóa.
Trẻ sơ sinh <2 tuổi
Ở nhóm tuổi này, các dấu hiệu viêm thường phát triển trong 3 tháng đầu của trẻ. Trẻ thường có biểu hiện da khô. Các tổn thương (sẩn đỏ có rỉ dịch, đóng vảy và bong tróc) thường biểu hiện ở vùng má và/hoặc cằm. Liếm môi có thể dẫn đến đóng vảy, rỉ nước và bong vảy trên môi và vùng da quanh miệng, cuối cùng dẫn đến nhiễm trùng thứ phát.

Việc gãi hoặc rửa liên tục sẽ tạo ra vảy, rỉ nước và mảng đỏ trên má. Trẻ có thể quấy khóc hoặc kích động khi ngủ. Một số ít trẻ sơ sinh có thể biểu hiện phát ban toàn thân với các nốt sẩn, mẩn đỏ và bong vảy. Vùng mặc tã thường không bị ảnh hưởng.
Trẻ em 2-12 tuổi
Bệnh nhân ở nhóm tuổi này có biểu hiện viêm ở các vùng có nếp gấp (ví dụ như vùng cổ, cổ tay, cổ chân, hố trước xương trụ). Phát ban có thể ở 1 hoặc 2 vùng và có thể lan ra nhiều vùng khác (ví dụ như cổ, hố trước xương trụ và hố khoeo, cổ tay và cổ chân).
Chúng cũng có thể xuất hiện các nốt sẩn nhanh chóng chuyển thành mảng và sau đó trở nên lichen hóa khi gãi. Các vùng da bị gãi và viêm mạn tính có thể dẫn đến giảm hoặc tăng sắc tố.
Trẻ từ 13 tuổi và người lớn
Có sự tái xuất hiện của tình trạng viêm khi gần tuổi dậy thì. Phát ban có nhiều khả năng phát triển ở phần trên cơ thể bao gồm mặt, cổ, ngực và lưng, có thêm ở vùng da mặt và cổ, và ngứa có thể phát triển ở phần thân và các chi. Trong những trường hợp nặng, triệu chứng đỏ da toàn thân hiếm gặp có thể xảy ra do các phát ban lan rộng khắp cơ thể.
Người lớn không có tiền sử viêm da trong những năm đầu đời ít bị khởi phát viêm da mới. Kiểu viêm da tương tự ở trẻ từ 2-12 tuổi và có thêm các tổn thương ở gáy và bàn tay. Viêm da bàn tay có thể xuất hiện ở người lớn do tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng.
Có thể xuất hiện các tình trạng khô da, sẩn và mảng đỏ, hồng ban, bong vảy và lichen hóa.
Chẩn đoán và tiêu chuẩn chẩn đoán
Việc chẩn đoán viêm da cơ địa dựa trên tiền sử bệnh nhân, các dấu hiệu trên da (dấu vết dị ứng) và khám thực thể. Điều quan trọng là phải tìm các yếu tố khởi phát đợt cấp như dị nguyên trong không khí, thực phẩm, nhiễm trùng, hóa chất gây kích ứng, căng thẳng cảm xúc và nhiệt độ khắc nghiệt.
Tiêu chuẩn chẩn đoán (Dựa trên tiêu chuẩn do Hanifin và Rajka phát triển)
Các tiêu chuẩn chính của viêm da cơ địa (bệnh nhân phải có ≥3 tiêu chuẩn):
Atopic dermatitis_Initial Assessment 2
Tiêu chuẩn phụ/ít đặc hiệu hơn của viêm da cơ địa và bệnh nhân phải có 3 trong số 23 tiêu chuẩn:
Mức độ nặng của bệnh được đánh giá bằng các phương pháp tính điểm khác nhau (ví dụ: SCORing Atopic Dermatitis [SCORAD], Eczema Area and Severity Index [EASI], Patient Oriented Eczema Measure [POEM], Three Items Severity Score [TISS]).
SCORAD là phương pháp tính điểm do ETFAD (European Task Force of Atopic Dermatitis) phát triển, sử dụng diện tích hoặc mức độ lan rộng, mức độ và các triệu chứng chủ quan để cho điểm mức độ nặng của bệnh viêm da cơ địa trên bệnh nhân và được phân loại như sau:
Các hệ thống tính điểm khác dựa trên tác động của bệnh đến chất lượng cuộc sống cũng được sử dụng (ví dụ: Children’s Dermatology Life Quality Index [CDLQI], the Dermatitis Family Impact [DFI], Skindex-16, the Dermatology Life Quality Index [DLQI], and the Infant’s Dermatology Life Quality Index [IDQOL])).
Các biến chứng về mắt hoặc nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện trong viêm da cơ địa nặng. Chàm nặng hoặc nhiễm trùng da có thể phải nhập viện.
Đợt bùng phát là tình trạng xấu đi có ý nghĩa lâm sàng của các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da cơ địa và cần được can thiệp điều trị. Lui bệnh là khoảng thời gian không bùng phát bệnh trong ít nhất 8 tuần mà không cần điều trị kháng viêm.
Tiêu chuẩn chẩn đoán (Dựa trên tiêu chuẩn do Hanifin và Rajka phát triển)
Các tiêu chuẩn chính của viêm da cơ địa (bệnh nhân phải có ≥3 tiêu chuẩn):
- Ngứa
- Hình thái và sự phân bố tổn thương điển hình bao gồm: mặt và vùng cơ duỗi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; lichen hóa vùng nếp gấp và dày da ở người lớn
- Viêm da mạn tính hoặc tái phát mạn tính
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị dị ứng: Hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa.

Tiêu chuẩn phụ/ít đặc hiệu hơn của viêm da cơ địa và bệnh nhân phải có 3 trong số 23 tiêu chuẩn:
- Viêm môi
- Viêm da bàn tay hoặc bàn chân
- Bệnh vảy cá, dày da lòng bàn tay, dày sừng nang lông
- Chàm núm vú
- Vết nứt quanh tai
- Khô da
- Viêm kết mạc tái phát
- Giác mạc hình chóp
- Đục thủy tinh thể dưới bao trước
- Vảy phấn trắng
- Chứng da vẽ nổi trắng
- Nếp gấp dưới hốc mắt Dennie-Morgan
- Da mặt xanh xao hoặc ban đỏ trên mặt
- Nếp gấp cổ trước
- Ngứa khi đổ mồ hôi
- Không dung nạp với len và dung môi lipid
- Không dung nạp thực phẩm
- Diễn tiến bệnh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường/cảm xúc
- Vòng đen quanh hốc mắt
- Phản ứng tức thời trong xét nghiệm da (loại 1) (phản ứng với chất hấp thụ phóng xạ hoặc phản ứng qua xét nghiệm lẩy da)
- Tăng IgE huyết thanh
- Khởi phát bệnh khi nhỏ tuổi
- Nhiễm trùng da (Staphylococcus aureus, herpes simplex) hoặc suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào
Mức độ nặng của bệnh được đánh giá bằng các phương pháp tính điểm khác nhau (ví dụ: SCORing Atopic Dermatitis [SCORAD], Eczema Area and Severity Index [EASI], Patient Oriented Eczema Measure [POEM], Three Items Severity Score [TISS]).
SCORAD là phương pháp tính điểm do ETFAD (European Task Force of Atopic Dermatitis) phát triển, sử dụng diện tích hoặc mức độ lan rộng, mức độ và các triệu chứng chủ quan để cho điểm mức độ nặng của bệnh viêm da cơ địa trên bệnh nhân và được phân loại như sau:
- Mức độ nhẹ: 10-28
- Mức độ trung bình: 29-48
- Mức độ nặng: 49-103
Các hệ thống tính điểm khác dựa trên tác động của bệnh đến chất lượng cuộc sống cũng được sử dụng (ví dụ: Children’s Dermatology Life Quality Index [CDLQI], the Dermatitis Family Impact [DFI], Skindex-16, the Dermatology Life Quality Index [DLQI], and the Infant’s Dermatology Life Quality Index [IDQOL])).
Các biến chứng về mắt hoặc nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện trong viêm da cơ địa nặng. Chàm nặng hoặc nhiễm trùng da có thể phải nhập viện.
Đợt bùng phát là tình trạng xấu đi có ý nghĩa lâm sàng của các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da cơ địa và cần được can thiệp điều trị. Lui bệnh là khoảng thời gian không bùng phát bệnh trong ít nhất 8 tuần mà không cần điều trị kháng viêm.