Content:
Định nghĩa
Nội dung của trang này:
Định nghĩa
Dịch tễ học
Nguyên nhân
Sinh lý bệnh
Nội dung của trang này:
Định nghĩa
Dịch tễ học
Nguyên nhân
Sinh lý bệnh
Định nghĩa
Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mang tính gia đình, mạn tính, tái phát, đặc trưng bởi tình trạng ngứa rất nhiều và khô da, kèm theo tình trạng viêm và tiết dịch thường biểu hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hoặc bắt đầu ở tuổi trưởng thành. Bệnh còn được gọi là bệnh chàm thể tạng, bệnh chàm hoặc viêm da thần kinh.
Dịch tễ học
Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến 230 triệu người trên toàn thế giới. Đây là một trong những bệnh về da phổ biến nhất ở cả trẻ em và người lớn. Đây là bệnh viêm da mạn tính phổ biến nhất trên toàn cầu. Tỷ lệ mắc viêm da cơ địa khoảng 13% trẻ em và 7% người lớn. Ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em 6-7 tuổi khoảng 10%, cao hơn tỷ lệ mắc bệnh chung toàn cầu là 7,9%. Tương tự, tỷ lệ mắc bệnh trong 2 năm đầu đời ở mức cao khoảng 7-27% ở các nước châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong số thanh thiếu niên 13-14 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở các nước châu Á - Thái Bình Dương thấp hơn ở mức 3-5% so với mức trung bình toàn cầu là 7%.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc viêm da cơ địa đang gia tăng đều đặn ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tại Malaysia, tỷ lệ mắc bệnh trong 12 tháng đã tăng từ 9,5% (1994-1995) lên 12,6% (2002-2003), với mức tăng 0,49% mỗi năm. Các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng có xu hướng gia tăng viêm da cơ địa.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc viêm da cơ địa đang gia tăng đều đặn ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tại Malaysia, tỷ lệ mắc bệnh trong 12 tháng đã tăng từ 9,5% (1994-1995) lên 12,6% (2002-2003), với mức tăng 0,49% mỗi năm. Các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng có xu hướng gia tăng viêm da cơ địa.
Nguyên nhân
Nguyên nhân phổ biến của viêm da cơ địa bao gồm các dị nguyên như thực phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, các dị nguyên đường hô hấp và nhiễm trùng da.
Sinh lý bệnh
Yếu tố di truyền (80% ở trẻ sinh đôi cùng trứng, 20% ở trẻ sinh đôi khác trứng) ảnh hưởng đến viêm da cơ địa. Được biết rằng một số người bị viêm da cơ địa tăng sản xuất IgE.
Sự hiện diện của các khiếm khuyết di truyền mất chức năng ở gen filaggrin (FLG) làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa. FLG được phân giải protein ở lớp ngoài cùng của tế bào sừng để tạo ra yếu tố giữ ẩm tự nhiên cho da (NMF). Thiếu hàng rào bảo vệ da và giảm khả năng duy trì độ ẩm sẽ gây khô da do những bất thường trong chuyển hóa lipid và hình thành protein, từ đó tạo điều kiện cho các dị nguyên, kháng nguyên và hóa chất từ môi trường xâm nhập.
Ngoài ra tính nhạy cảm với nhiễm trùng do Staphylococcus aureus hoặc epidermidis, Malassezia furfur và virus (ví dụ: virus herpes simplex, virus u mềm lây) thông qua sự phát triển bất thường của vi khuẩn do khiếm khuyết hàng rào bảo vệ da và ức chế miễn dịch bẩm sinh ở da bởi các cytokine loại 2; sự suy giảm tính đa dạng của hệ vi sinh vật ở da thứ phát do sự phát triển của Staphylococcus aureus có liên quan đáng kể đến tình trạng bùng phát viêm da cơ địa.
Sự hiện diện của các khiếm khuyết di truyền mất chức năng ở gen filaggrin (FLG) làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa. FLG được phân giải protein ở lớp ngoài cùng của tế bào sừng để tạo ra yếu tố giữ ẩm tự nhiên cho da (NMF). Thiếu hàng rào bảo vệ da và giảm khả năng duy trì độ ẩm sẽ gây khô da do những bất thường trong chuyển hóa lipid và hình thành protein, từ đó tạo điều kiện cho các dị nguyên, kháng nguyên và hóa chất từ môi trường xâm nhập.
Ngoài ra tính nhạy cảm với nhiễm trùng do Staphylococcus aureus hoặc epidermidis, Malassezia furfur và virus (ví dụ: virus herpes simplex, virus u mềm lây) thông qua sự phát triển bất thường của vi khuẩn do khiếm khuyết hàng rào bảo vệ da và ức chế miễn dịch bẩm sinh ở da bởi các cytokine loại 2; sự suy giảm tính đa dạng của hệ vi sinh vật ở da thứ phát do sự phát triển của Staphylococcus aureus có liên quan đáng kể đến tình trạng bùng phát viêm da cơ địa.