Bệnh do virus Corona 2019 (COVID-19) Tổng quan về bệnh

Cập nhật: 03 February 2025

Nội dung của trang này:

Nội dung của trang này:

Giới thiệu

Bệnh do virus corona 2019 (COVID-19) là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do chủng virus corona mới xuất hiện, SARS-CoV-2, lần đầu tiên được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

Dịch tễ học

Tính đến ngày 15 tháng 9 năm 2024, trên toàn cầu đã có tổng cộng 776.281.230 trường hợp mắc COVID-19 được xác định theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tính đến ngày 15 tháng 9 năm 2024, đã có 7.065.880 ca tử vong được xác nhận. Theo từng khu vực, các trường hợp được xác nhận mắc bệnh dựa trên dữ liệu của WHO tính đến ngày 15 tháng 9 năm 2024 như sau:
  • Châu Mỹ: 193.299.394 
  • Châu Âu: 280.093.526 
  • Đông Nam Á: 61.317.985 
  • Đông Địa Trung Hải: 23.417.911 
  • Châu Phi: 9.582.835 
  • Tây Thái Bình Dương: 208.568.815 

Nguyên nhân

SARS-CoV-2 được xếp vào chi Betacoronavirus (chi phụ Sarbecovirus) thuộc họ Coronaviridae. Đây là một loại virus acid ribonucleic (RNA) sợi đơn, có vỏ bọc, sợi dương, với kích thước bộ gen 30 kb. SARS-CoV-2 có đặc điểm di truyền giống với SARS-CoV-1 nhất và cả hai đều thuộc chi phụ Sarbecovirus của chi Betacoronavirus; tuy nhiên, hiện tại SARS-CoV-1 được biết là không lưu hành trong quần thể người.

Biến thể đáng lo ngại là biến thể SARS-CoV-2 có những biến đổi di truyền được dự đoán hoặc được biết là có ảnh hưởng đến các đặc điểm của virus như khả năng lây truyền, độc lực, khả năng tránh kháng thể, khả năng nhạy cảm với liệu pháp điều trị và khả năng bị phát hiện. Biến thể đánglo ngại cũng được xác định là có lợi thế tăng trưởng so với các biến thể lưu hành khác ở nhiều hơn một khu vực của WHO với tỷ lệ mắc bệnh tương đối ngày càng tăng cùng với số ca bệnh ngày càng tăng theo thời gian, hoặc các tác động dịch tễ học rõ ràng khác cho thấy nguy cơ mới nổi đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tính đến ngày 18 tháng 5 năm 2023, không có biến thể nào đáng lo ngại. Biến thể đáng lo ngại cần đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
  • Thay đổi bất lợi về mức độ nặng của bệnh trên lâm sàng
  • Thay đổi về dịch tễ học của COVID-19 gây ra tác động đáng kể đến khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân mắc COVID-19 hoặc các bệnh lý khác của hệ thống y tế, do đó cần có các biện pháp can thiệp y tế công cộng lớn
  • Giảm đáng kể hiệu quả của các loại vaccine hiện có trong việc bảo vệ chống lại tình trạng bệnh nặng
Tính đến ngày 27 tháng 9 năm 2024, không có biến thể nào đáng lo ngại

Biến thể được quan tâm là biến thể SARS-CoV-2 có những biến đổi di truyền được dự đoán hoặc được biết là ảnh hưởng đến các đặc điểm của virus như khả năng lây truyền, độc lực, khả năng tránh kháng thể, khả năng nhạy cảm với liệu pháp điều trị và khả năng bị phát hiện. Biến thể được quan tâm cũng được xác định là có lợi thế tăng trưởng so với các biến thể lưu hành khác ở nhiều hơn một khu vực của WHO, với tỷ lệ mắc bệnh tương đối ngày càng tăng cùng với số lượng ca bệnh ngày càng tăng theo thời gian hoặc các tác động dịch tễ học rõ ràng khác cho thấy nguy cơ mới nổi đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

 Các biến thể được quan tâm hiện đang lưu hành tính đến ngày 28 tháng 6 năm 2024 
 Dòng Pango   Nhánh Nexstrain   Đặc điểm di truyền   Mẫu bệnh phẩm được ghi nhận sớm nhất 
BA.2.86 (Không bao gồm các dòng phụ BA.2.86 được liệt kê là biến thể được quan tâm)   231  Các đột biến liên quan đến BA.2   24/7/2023 
JN.1 (Không bao gồm các dòng phụ JN.1 được liệt kê là biến thể đang theo dõi)   24A  BA.2.86 + S:L455S   25/8/2023 

Tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2023, WHO chỉ định các chữ cái Hy Lạp cho các biến thể đáng lo ngại trong khi các biến thể được quan tâm sẽ được thể hiện bằng cách sử dụng các hệ thống danh pháp khoa học đã được thiết lập, như Nexstrain và Pango.

Các biến thể đang theo dõi (VUM), dựa trên định nghĩa để thực hành của WHO tính đến ngày 4 tháng 10 năm 2023, là các biến thể của SARS-CoV-2 có những thay đổi di truyền nghi ngờ ảnh hưởng đến các đặc điểm của virus và có các tín hiệu ban đầu về khả năng phát triển so với các biến thể lưu hành khác (như khả năng phát triển có thể xảy ra trên toàn cầu hoặc chỉ ở một khu vực của WHO), nhưng không rõ ràng về bằng chứng tác động kiểu hình hoặc dịch tễ học, đòi hỏi phải tăng cường theo dõi và đánh giá lại trong khi chờ bằng chứng mới. Được chỉ định là VUM nếu biến thể có số lượng đột biến lớn bất thường ở các vị trí kháng nguyên đã biết, nhưng có rất ít trình tự và không thể ước tính khả năng phát triển tương đối của biến thể và nếu có bằng chứng về sự lây truyền trong cộng đồng ở ≥2 quốc gia trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần.

 Các biến thể lưu hành đang được theo dõi tính đến ngày 24 tháng 9 năm 2024 
 Dòng Pango   Nhánh Nexstrain   Đặc điểm di truyền   Mẫu bệnh phẩm được ghi nhận sớm nhất 
 JN.1.7   24A  JN.1 + S:T5721, S:E1150D   25/9/2023 
 JN.1.18   24A  JN.1 + S:R346T   2/11/2023 
 KP.2   24B  JN.1 + S:R346T, S:F456L, S:V1104L   2/1/2024 
 KP.3   24C  JN.1 + S:F456L, S:Q493E, S:V1104L   11/2/2024 
 JN.3.1.1   24C  KP.3 + S:S31-   27/3/2024 
 LB.1   24A  JN.1 + S:S31-, S:Q183H, S:R346T, S:F456L   26/4/2024 
 XEC   Chưa rõ  JN.1 + S:T22N, S:F59S, S:F456L, S:Q493E, S:V1104L    16/5/2024 

Sinh lý bệnh

Nhiễm trùng là do protein gai trên bề mặt của virus liên kết với thụ thể men chuyển angiotensin 2 (ACE2) ở người sau khi protein gai được hoạt hóa bởi protease xuyên màng serine 2.

Phương thức lây truyền

Phương thức lây truyền của COVID-19 là qua tiếp xúc và lây truyền qua giọt bắn do tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp hoặc tiếp xúc gần với dịch tiết của người nhiễm bệnh (như nước bọt và dịch tiết hô hấp). Lây truyền qua không khí xảy ra trong quá trình thực hiện các thủ thuật y khoa tạo ra khí dung.

Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)_Disease BackgroundCoronavirus Disease 2019 (COVID-19)_Disease Background


Lây truyền qua vật mang là qua các bề mặt và vật thể có mầm bệnh. Virus SARS-CoV-2 và/hoặc RNA có thể phát hiện được bằng phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR) được tìm thấy trên các bề mặt trong thời gian từ vài giờ đến vài ngày, tùy vào môi trường xung quanh (bao gồm nhiệt độ và độ ẩm) và tính chất bề mặt.

Các phương thức lây truyền khác bao gồm nước tiểu, phân, huyết tương hoặc huyết thanh.

Thời gian ủ bệnh

Nhìn chung, sau khi tiếp xúc với virus, thời gian trung bình xuất hiện các triệu chứng là 4-6 ngày, dao động trong khoảng 1-14 ngày.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố xác định nguy cơ lây nhiễm

Nguy cơ lây nhiễm được xác định bởi các yếu tố sau:
  • Virus vẫn còn khả năng sao chép
  • Hiện diện các triệu chứng như ho
  • Các yếu tố về hành vi và môi trường liên quan đến người nhiễm bệnh
  • Bệnh nhân COVID-19 bắt đầu sản xuất tăng dần các kháng thể trung hòa giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus, thường là từ 5 đến 10 ngày sau khi nhiễm SARS-CoV-2