Content:
Biến chứng
Nội dung của trang này:
Biến chứng
Nội dung của trang này:
Biến chứng
Biến chứng
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) được định nghĩa là các triệu chứng hô hấp mới xuất hiện hoặc nặng hơn, khởi phát trong vòng 1 tuần sau khi được chẩn đoán viêm phổi. Là tổn thương phổi cấp tính, lan tỏa và do viêm gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chụp X-quang ngực có thể thấy tình trạng thâm nhiễm hai bên phổi (không thể giải thích đầy đủ do quá tải thể tích) và tình trạng xẹp thùy phổi hoặc toàn bộ phổi hoặc các tổn thương dạng nốt.
Phân loại dựa trên tình trạng giảm oxy máu ở người lớn
Bệnh nhân mắc ARDS có thể được phân loại dựa trên tình trạng giảm oxy máu và định nghĩa như sau:
Điều trị ARDS bao gồm nhập vào ICU, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua không khí, kiểm soát dịch truyền ở bệnh nhân không giảm tưới máu mô và không đáp ứng dịch truyền, dùng kháng sinh theo kinh nghiệm theo hướng dẫn điều trị viêm phổi, liệu pháp kháng đông, và cân nhắc sử dụng thuốc chẹn thần kinh cơ ở bệnh nhân được đặt nội khí quản.
Có thể dùng dexamethasone 6 mg/ngày trong 10 ngày; tăng liều và có thể cân nhắc sử dụng methylprednisolone khi điều trị bão cytokine.
Tuân thủ phác đồ khi điều trị cho bệnh nhân ARDS có thông khí cơ học, bắt đầu thực hiện thủ thuật huy động phế nang và các chiến lược bảo vệ phổi (như điều chỉnh PEEP). Điều chỉnh PEEP cần cân nhắc giữa lợi ích (giảm tổn thương phổi do xẹp và cải thiện việc huy động phế nang) so với nguy cơ (căng giãn phế nang quá mức cuối thì hít vào dẫn đến tổn thương phổi và kháng lực mạch máu phổi tăng cao).
Nhiễm khuẩn huyết hoặc Sốc nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết được định nghĩa là rối loạn chức năng cơ quan cấp tính và đe dọa tính mạng do rối loạn đáp ứng của vật chủ đối với tình trạng nhiễm trùng nghi ngờ hoặc đã được xác định. Các dấu hiệu của rối loạn chức năng cơ quan bao gồm thay đổi tình trạng tâm thần, khó thở hoặc thở nhanh, độ bão hòa oxy thấp, giảm lượng nước tiểu, nhịp tim nhanh, mạch yếu, lạnh đầu chi hoặc huyết áp thấp, da nổi bông, bằng chứng rối loạn đông máu trên xét nghiệm, giảm tiểu cầu, nhiễm toan, nồng độ lactat huyết thanh cao hoặc tăng bilirubin máu.
Sốc nhiễm khuẩn
Sốc nhiễm khuẩn được định nghĩa là tình trạng hạ huyết áp kéo dài mặc dù đã hồi sức bằng dịch truyền, cần dùng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp động mạch trung bình (MAP) ≥65 mmHg và nồng độ lactat huyết thanh >2 mmol/L. Quan trọng là nhận biết sớm các dấu hiệu của sốc nhiễm trùng và trong vòng 1 giờ, cần dùng liệu pháp kháng sinh, truyền dịch ban đầu và thuốc vận mạch để điều trị hạ huyết áp. Sử dụng đường truyền tĩnh trung tâm và catheter động mạch nên dựa trên nguồn lực sẵn có và nhu cầu của từng bệnh nhân.
Dịch tinh thể (bao gồm dung dịch muối sinh lý và lactat ringer) 250-500 mL nên được truyền nhanh trong 15 đến 30 phút đầu tiên trong quá trình hồi sức. Cần giảm hoặc ngừng truyền dịch nếu không có đáp ứng với truyền dịch hoặc xuất hiện các dấu hiệu quá tải thể tích (như tĩnh mạch cảnh nổi, ran khi nghe phổi, phù phổi trên hình ảnh học hoặc gan to).
Khi tình trạng sốc vẫn tiếp diễn trong hoặc sau khi truyền dịch hồi sức, cần dùng thuốc vận mạch. Mục tiêu huyết áp ban đầu là huyết áp động mạch trung bình ≥65 mmHg ở người lớn và cải thiện các dấu hiệu tưới máu. Norepinephrine được xem là điều trị đầu tay ở bệnh nhân người lớn; epinephrine hoặc vasopressin có thể được bổ sung để đạt được MAP mục tiêu. Do nguy cơ loạn nhịp tim nhanh, dopamine nên dành cho bệnh nhân chọn lọc có nguy cơ rối loạn nhịp tim nhanh hoặc bệnh nhân có nhịp tim chậm.
Bệnh phổi do nhiễm Aspergillus liên quan đến COVID-19 (CAPA)
Nhiễm SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến biểu mô đường hô hấp, tạo điều kiện cho nấm Aspergillus xâm nhập. Có báo cáo cho rằng nguyên nhân là Aspergillus kháng azole. Có bất kỳ dấu hiệu trên lâm sàng sau đây thì cần tiến hành chẩn đoán CAPA ở bệnh nhân suy hô hấp dai dẳng trong >5 đến 14 ngày mặc dù đã được điều trị bằng các liệu pháp dành cho bệnh nhân COVID-19 nặng:
COVID-19 và Sức khỏe tinh thần
Đầu tháng 5 năm 2020, Liên hợp quốc khuyến cáo cần thực hiện các hành động để giảm thiểu hậu quả về sức khỏe tinh thần do đại dịch COVID-19 gây ra. Các nghiên cứu được thực hiện tại Tây Ban Nha và Trung Quốc cho thấy mối liên hệ giữa tình hình việc làm, hậu quả tiêu cực về kinh tế, nhân thức về tình trạng sức khỏe xấu đi, thói quen, cũng như lo lắng về tình trạng nhiễm COVID-19 với các triệu chứng trầm cảm trong thời gian cách ly.
Trầm cảm và khó khăn trong việc suy nghĩ và tập trung (đôi khi được gọi là "não sương mù") là một trong những triệu chứng lâu dài thường gặp ở bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em còn được gọi là hội chứng viêm đa hệ thống nhi khoa (PMIS), hội chứng viêm đa hệ thống nhi khoa liên quan tạm thời đến SARS-CoV-2 (PIMS-TS), hội chứng đáp ứng viêm quá mức ở trẻ em hoặc sốc do đáp ứng viêm quá mức ở trẻ em.
Chẩn đoán được đưa ra ở bệnh nhân đã được xác định COVID-19, <21 tuổi hoặc đã tiếp xúc với COVID-19 trong 4 tuần qua mà không có chẩn đoán thay thế, với biểu hiện sốt, bằng chứng xét nghiệm về tình trạng viêm, bệnh mức độ nặng trên lâm sàng cần nhập viện và liên quan đến nhiều (≥2) cơ quan (tim, thận, hô hấp, huyết học, tiêu hóa, da liễu hoặc thần kinh).
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh nhân mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em biểu hiện sốt dai dẳng; bằng chứng về rối loạn chức năng cơ quan hoặc sốc; các triệu chứng giống bệnh Kawasaki (như viêm kết mạc, đỏ mắt, tay hoặc chân đỏ hoặc sưng, phát ban, môi nứt đỏ, sưng tuyến); các đặc điểm giống hội chứng sốc nhiễm độc với tình trạng huyết động không ổn định; bão cytokine hoặc hoạt hóa đại thực bào hoặc các đặc điểm của đáp ứng viêm quá mức; huyết khối, giảm chức năng tim, tiêu chảy và các triệu chứng đường tiêu hóa, tổn thương thận cấp; và khó thở gợi ý suy tim sung huyết. Các triệu chứng về hô hấp thường được báo cáo ở người lớn mắc COVID-19 có thể không xuất hiện ở bệnh nhi mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em.
Đặc điểm xét nghiệm
Kết quả xét nghiệm bao gồm nồng độ bất thường của các dấu ấn viêm trong máu (như tốc độ lắng hồng cầu [ESR]/CRP và ferritin, LDH tăng cao); giảm bạch cầu lympho <1.000, giảm tiểu cầu <150.000, tăng bạch cầu đa nhân trung tính; và tăng peptide natriuretic loại B (BNP) hoặc NTproBNP (pro-BNP), hạ natri máu và tăng D-dimer.
Điều trị
Có thể dùng IVIG 1-2 g/kg liều dùng dựa trên cân nặng lý tưởng kết hợp với methylprednisolone liều thấp đến trung bình với thời điểm dùng thuốc phụ thuộc vào chức năng tim và tình trạng dịch của bệnh nhân. Liệu pháp steroid (thay đổi từ 2-30 mg methylprednisolone/kg/ngày dựa trên vào mức độ nặng của bệnh) và thuốc sinh học cũng có thể được sử dụng (như 2-10 mg anakinra/kg/ngày, tiêm dưới da hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, chia đều mỗi 6-12 giờ). Bệnh nhân thường xuất viện sau 3 tuần giảm liều steroid và/hoặc thuốc sinh học.
Đối với trẻ em không cải thiện trong vòng 24 giờ sau liệu pháp điều hòa miễn dịch ban đầu, có thể bắt đầu một trong những liệu pháp sau:
Phòng ngừa
Bệnh nhân nghi ngờ MIS-C nhập viện nên được xem là đối tượng cần chẩn đoán thêm về COVID-19. Nên thực hiện xét nghiệm RT-PCR và xét nghiệm kháng thể đối với COVID-19.
Theo dõi
Bắt đầu từ 2-3 tuần sau khi xuất viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em nên được theo dõi chặt chẽ tại chuyên khoa tim mạch nhi ngoại trú. Đối với bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm cơ tim, nên hạn chế và/hoặc ngừng các hoạt động mạnh theo chỉ định của bác sĩ tim mạch.
Bệnh COVID-19 kéo dài
Bệnh COVID-19 kéo dài là thuật ngữ chung cho các hậu quả về sức khỏe thể chất và tinh thần kéo dài ≥4 tuần sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Những hậu quả này bao gồm cả biến chứng chung của bệnh kéo dài, cũng như nhập viện và di chứng hậu nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính (PASC), do ảnh hưởng chuyên biệt hơn của nhiễm SARS-CoV-2 và không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế khác.
Bệnh cũng được gọi là COVID dài, hậu nhiễm COVID-19 cấp tính, ảnh hưởng dài hạn của COVID, hội chứng hậu nhiễm COVID-19 cấp tính, COVID mạn tính, COVID kéo dài, di chứng muộn và PASC (thuật ngữ nghiên cứu). Tình trạng này có thể xảy ra ở bệnh nhân đã nhiễm bệnh cấp tính với các mức độ khác nhau, bao gồm cả những người nhiễm bệnh mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Các cộng đồng y khoa và nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về các triệu chứng hậu nhiễm cấp tính và các phát hiện lâm sàng khác. Tình trạng này có thể xem là tình trạng sức khỏe không trở lại bình thường sau khi nhiễm COVID-19 cấp tính. Tình trạng này có thể bao gồm sự phát triển của các triệu chứng mới hoặc tái phát xảy ra sau khi các triệu chứng cấp tính của bệnh đã khỏi.
Định nghĩa ca lâm sàng
Các định nghĩa ca lâm sàng cho bệnh COVID-19 như sau:
Các triệu chứng thường gặp của COVID-19 kéo dài bao gồm mệt mỏi, kiệt sức và thiếu tập trung. Các triệu chứng chung bao gồm mệt mỏi, sốt và đau. Các triệu chứng hô hấp bao gồm hụt hơi, ho và khó thở hoặc cần nỗ lực hô hấp nhiều hơn. Các triệu chứng tim mạch bao gồm tức ngực, đau ngực và hồi hộp. Các triệu chứng thần kinh bao gồm suy giảm nhận thức (“não sương mù”, mất tập trung hoặc các vấn đề về trí nhớ), đau đầu, rối loạn giấc ngủ, các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên (châm chích và tê), chóng mặt, mê sảng (ở người lớn tuổi), suy giảm khả năng vận động và rối loạn thị giác. Các triệu chứng tiêu hóa bao gồm đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, sụt cân và chán ăn. Các triệu chứng cơ xương khớp bao gồm đau khớp và cơ. Các triệu chứng tai, mũi và họng bao gồm ù tai, đau tai, đau họng, chóng mặt, mất vị giác và/hoặc khứu giác và nghẹt mũi. Các triệu chứng da liễu bao gồm phát ban và rụng tóc. Các triệu chứng tâm lý hoặc tâm thần bao gồm triệu chứng trầm cảm, lo lắng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Điều trị
Bằng chứng về điều trị bằng thuốc đối với bệnh COVID-19 kéo dài vẫn còn hạn chế; tuy nhiên, có những phương pháp điều trị đã được xác định cho một số triệu chứng phổ biến của bệnh COVID-19 kéo dài.
Khuyến cáo chuyển khẩn cấp để đánh giá tâm thần ở bệnh nhân có triệu chứng tâm thần mức độ nặng hoặc có nguy cơ cao tự gây hại hoặc tự sát.
Đối với bệnh nhân khó thở, tối ưu điều trị bằng thuốc cho bệnh lý nền tim mạch hoặc hô hấp đã xác định. Đối với bệnh nhân ho, điều trị hỗ trợ được khuyến khích. Có thể dùng thuốc giảm ho không kê đơn khi cần thiết.
Đối với bệnh nhân khó chịu, đau hoặc tức ngực dai dẳng và nghiêm trọng, có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) nếu không có rối loạn chức năng thận hoặc các chống chỉ định khác. Khuyến cáo dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
Đối với bệnh nhân mất thăng bằng tư thế và rối loạn chức năng thần kinh thực vật (như nhịp nhanh xoang không rõ nguyên nhân, chóng mặt khi đứng) sau COVID-19, liệu pháp điều trị bảo tồn ban đầu bằng vớ nén, đai bụng, bù nước, vật lý trị liệu và thay đổi hành vi có thể được khuyến khích.
Đối với bệnh nhân suy giảm nhận thức mức độ trung bình đến nặng, khuyến khích đánh giá và quản lý bệnh lý thần kinh tâm lý hoặc ngôn ngữ-lời nói.
Đối với bệnh nhân mệt mỏi, khuyến khích nghỉ ngơi đầy đủ, vệ sinh giấc ngủ tốt và các chiến lược điều trị mệt mỏi chuyên biệt. Đối với phần lớn bệnh nhân, nên áp dụng chương trình quay lại hoạt động thường ngày được cấu trúc và điều chỉnh cá thể hóa dựa trên mức độ mệt mỏi.
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) được định nghĩa là các triệu chứng hô hấp mới xuất hiện hoặc nặng hơn, khởi phát trong vòng 1 tuần sau khi được chẩn đoán viêm phổi. Là tổn thương phổi cấp tính, lan tỏa và do viêm gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chụp X-quang ngực có thể thấy tình trạng thâm nhiễm hai bên phổi (không thể giải thích đầy đủ do quá tải thể tích) và tình trạng xẹp thùy phổi hoặc toàn bộ phổi hoặc các tổn thương dạng nốt.
Phân loại dựa trên tình trạng giảm oxy máu ở người lớn
Bệnh nhân mắc ARDS có thể được phân loại dựa trên tình trạng giảm oxy máu và định nghĩa như sau:
- ARDS nhẹ: 200 mmHg <PaO2/FiO2 ≤300 mmHg (với áp lực dương cuối thì thở ra [PEEP] hoặc áp lực đường thở dương liên tục [CPAP] ≥5 cmH2O, hoặc không thở máy)
- ARDS trung bình: 100 mmHg <PaO2/FiO2 ≤200 mmHg (với PEEP ≥5 cmH2O, hoặc không thở máy)
- ARDS nặng: PaO2/FiO2 ≤100 mmHg (với PEEP ≥5 cmH2O, hoặc không thở máy)
Điều trị ARDS bao gồm nhập vào ICU, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua không khí, kiểm soát dịch truyền ở bệnh nhân không giảm tưới máu mô và không đáp ứng dịch truyền, dùng kháng sinh theo kinh nghiệm theo hướng dẫn điều trị viêm phổi, liệu pháp kháng đông, và cân nhắc sử dụng thuốc chẹn thần kinh cơ ở bệnh nhân được đặt nội khí quản.
Có thể dùng dexamethasone 6 mg/ngày trong 10 ngày; tăng liều và có thể cân nhắc sử dụng methylprednisolone khi điều trị bão cytokine.
Tuân thủ phác đồ khi điều trị cho bệnh nhân ARDS có thông khí cơ học, bắt đầu thực hiện thủ thuật huy động phế nang và các chiến lược bảo vệ phổi (như điều chỉnh PEEP). Điều chỉnh PEEP cần cân nhắc giữa lợi ích (giảm tổn thương phổi do xẹp và cải thiện việc huy động phế nang) so với nguy cơ (căng giãn phế nang quá mức cuối thì hít vào dẫn đến tổn thương phổi và kháng lực mạch máu phổi tăng cao).
Nhiễm khuẩn huyết hoặc Sốc nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết được định nghĩa là rối loạn chức năng cơ quan cấp tính và đe dọa tính mạng do rối loạn đáp ứng của vật chủ đối với tình trạng nhiễm trùng nghi ngờ hoặc đã được xác định. Các dấu hiệu của rối loạn chức năng cơ quan bao gồm thay đổi tình trạng tâm thần, khó thở hoặc thở nhanh, độ bão hòa oxy thấp, giảm lượng nước tiểu, nhịp tim nhanh, mạch yếu, lạnh đầu chi hoặc huyết áp thấp, da nổi bông, bằng chứng rối loạn đông máu trên xét nghiệm, giảm tiểu cầu, nhiễm toan, nồng độ lactat huyết thanh cao hoặc tăng bilirubin máu.
Sốc nhiễm khuẩn
Sốc nhiễm khuẩn được định nghĩa là tình trạng hạ huyết áp kéo dài mặc dù đã hồi sức bằng dịch truyền, cần dùng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp động mạch trung bình (MAP) ≥65 mmHg và nồng độ lactat huyết thanh >2 mmol/L. Quan trọng là nhận biết sớm các dấu hiệu của sốc nhiễm trùng và trong vòng 1 giờ, cần dùng liệu pháp kháng sinh, truyền dịch ban đầu và thuốc vận mạch để điều trị hạ huyết áp. Sử dụng đường truyền tĩnh trung tâm và catheter động mạch nên dựa trên nguồn lực sẵn có và nhu cầu của từng bệnh nhân.
Dịch tinh thể (bao gồm dung dịch muối sinh lý và lactat ringer) 250-500 mL nên được truyền nhanh trong 15 đến 30 phút đầu tiên trong quá trình hồi sức. Cần giảm hoặc ngừng truyền dịch nếu không có đáp ứng với truyền dịch hoặc xuất hiện các dấu hiệu quá tải thể tích (như tĩnh mạch cảnh nổi, ran khi nghe phổi, phù phổi trên hình ảnh học hoặc gan to).
Khi tình trạng sốc vẫn tiếp diễn trong hoặc sau khi truyền dịch hồi sức, cần dùng thuốc vận mạch. Mục tiêu huyết áp ban đầu là huyết áp động mạch trung bình ≥65 mmHg ở người lớn và cải thiện các dấu hiệu tưới máu. Norepinephrine được xem là điều trị đầu tay ở bệnh nhân người lớn; epinephrine hoặc vasopressin có thể được bổ sung để đạt được MAP mục tiêu. Do nguy cơ loạn nhịp tim nhanh, dopamine nên dành cho bệnh nhân chọn lọc có nguy cơ rối loạn nhịp tim nhanh hoặc bệnh nhân có nhịp tim chậm.
Bệnh phổi do nhiễm Aspergillus liên quan đến COVID-19 (CAPA)
Nhiễm SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến biểu mô đường hô hấp, tạo điều kiện cho nấm Aspergillus xâm nhập. Có báo cáo cho rằng nguyên nhân là Aspergillus kháng azole. Có bất kỳ dấu hiệu trên lâm sàng sau đây thì cần tiến hành chẩn đoán CAPA ở bệnh nhân suy hô hấp dai dẳng trong >5 đến 14 ngày mặc dù đã được điều trị bằng các liệu pháp dành cho bệnh nhân COVID-19 nặng:
- Sốt dai dẳng trong >3 ngày hoặc sốt mới xuất hiện sau thời gian không sốt >48 giờ trong quá trình điều trị kháng sinh phù hợp, khi không có nguyên nhân rõ ràng nào khác
- Tình trạng hô hấp xấu đi (như thở nhanh hoặc tăng nhu cầu oxy)
- Ho ra máu
- Tiếng cọ màng phổi hoặc đau ngực
COVID-19 và Sức khỏe tinh thần
Đầu tháng 5 năm 2020, Liên hợp quốc khuyến cáo cần thực hiện các hành động để giảm thiểu hậu quả về sức khỏe tinh thần do đại dịch COVID-19 gây ra. Các nghiên cứu được thực hiện tại Tây Ban Nha và Trung Quốc cho thấy mối liên hệ giữa tình hình việc làm, hậu quả tiêu cực về kinh tế, nhân thức về tình trạng sức khỏe xấu đi, thói quen, cũng như lo lắng về tình trạng nhiễm COVID-19 với các triệu chứng trầm cảm trong thời gian cách ly.
Trầm cảm và khó khăn trong việc suy nghĩ và tập trung (đôi khi được gọi là "não sương mù") là một trong những triệu chứng lâu dài thường gặp ở bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em còn được gọi là hội chứng viêm đa hệ thống nhi khoa (PMIS), hội chứng viêm đa hệ thống nhi khoa liên quan tạm thời đến SARS-CoV-2 (PIMS-TS), hội chứng đáp ứng viêm quá mức ở trẻ em hoặc sốc do đáp ứng viêm quá mức ở trẻ em.
Chẩn đoán được đưa ra ở bệnh nhân đã được xác định COVID-19, <21 tuổi hoặc đã tiếp xúc với COVID-19 trong 4 tuần qua mà không có chẩn đoán thay thế, với biểu hiện sốt, bằng chứng xét nghiệm về tình trạng viêm, bệnh mức độ nặng trên lâm sàng cần nhập viện và liên quan đến nhiều (≥2) cơ quan (tim, thận, hô hấp, huyết học, tiêu hóa, da liễu hoặc thần kinh).
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh nhân mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em biểu hiện sốt dai dẳng; bằng chứng về rối loạn chức năng cơ quan hoặc sốc; các triệu chứng giống bệnh Kawasaki (như viêm kết mạc, đỏ mắt, tay hoặc chân đỏ hoặc sưng, phát ban, môi nứt đỏ, sưng tuyến); các đặc điểm giống hội chứng sốc nhiễm độc với tình trạng huyết động không ổn định; bão cytokine hoặc hoạt hóa đại thực bào hoặc các đặc điểm của đáp ứng viêm quá mức; huyết khối, giảm chức năng tim, tiêu chảy và các triệu chứng đường tiêu hóa, tổn thương thận cấp; và khó thở gợi ý suy tim sung huyết. Các triệu chứng về hô hấp thường được báo cáo ở người lớn mắc COVID-19 có thể không xuất hiện ở bệnh nhi mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em.
Đặc điểm xét nghiệm
Kết quả xét nghiệm bao gồm nồng độ bất thường của các dấu ấn viêm trong máu (như tốc độ lắng hồng cầu [ESR]/CRP và ferritin, LDH tăng cao); giảm bạch cầu lympho <1.000, giảm tiểu cầu <150.000, tăng bạch cầu đa nhân trung tính; và tăng peptide natriuretic loại B (BNP) hoặc NTproBNP (pro-BNP), hạ natri máu và tăng D-dimer.
Điều trị
Có thể dùng IVIG 1-2 g/kg liều dùng dựa trên cân nặng lý tưởng kết hợp với methylprednisolone liều thấp đến trung bình với thời điểm dùng thuốc phụ thuộc vào chức năng tim và tình trạng dịch của bệnh nhân. Liệu pháp steroid (thay đổi từ 2-30 mg methylprednisolone/kg/ngày dựa trên vào mức độ nặng của bệnh) và thuốc sinh học cũng có thể được sử dụng (như 2-10 mg anakinra/kg/ngày, tiêm dưới da hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, chia đều mỗi 6-12 giờ). Bệnh nhân thường xuất viện sau 3 tuần giảm liều steroid và/hoặc thuốc sinh học.
Đối với trẻ em không cải thiện trong vòng 24 giờ sau liệu pháp điều hòa miễn dịch ban đầu, có thể bắt đầu một trong những liệu pháp sau:
- Anakinra liều cao 5 đến 10 mg/kg/ngày, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da
- Glucocorticoid liều cao hơn (như methylprednisolone tiêm tĩnh mạch 10 đến 30 mg/kg/ngày)
- Infliximab 5 đến 10 mg/kg tiêm tĩnh mạch trong 1 liều
Phòng ngừa
Bệnh nhân nghi ngờ MIS-C nhập viện nên được xem là đối tượng cần chẩn đoán thêm về COVID-19. Nên thực hiện xét nghiệm RT-PCR và xét nghiệm kháng thể đối với COVID-19.
Theo dõi
Bắt đầu từ 2-3 tuần sau khi xuất viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em nên được theo dõi chặt chẽ tại chuyên khoa tim mạch nhi ngoại trú. Đối với bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm cơ tim, nên hạn chế và/hoặc ngừng các hoạt động mạnh theo chỉ định của bác sĩ tim mạch.
Bệnh COVID-19 kéo dài
Bệnh COVID-19 kéo dài là thuật ngữ chung cho các hậu quả về sức khỏe thể chất và tinh thần kéo dài ≥4 tuần sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Những hậu quả này bao gồm cả biến chứng chung của bệnh kéo dài, cũng như nhập viện và di chứng hậu nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính (PASC), do ảnh hưởng chuyên biệt hơn của nhiễm SARS-CoV-2 và không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế khác.
Bệnh cũng được gọi là COVID dài, hậu nhiễm COVID-19 cấp tính, ảnh hưởng dài hạn của COVID, hội chứng hậu nhiễm COVID-19 cấp tính, COVID mạn tính, COVID kéo dài, di chứng muộn và PASC (thuật ngữ nghiên cứu). Tình trạng này có thể xảy ra ở bệnh nhân đã nhiễm bệnh cấp tính với các mức độ khác nhau, bao gồm cả những người nhiễm bệnh mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Các cộng đồng y khoa và nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về các triệu chứng hậu nhiễm cấp tính và các phát hiện lâm sàng khác. Tình trạng này có thể xem là tình trạng sức khỏe không trở lại bình thường sau khi nhiễm COVID-19 cấp tính. Tình trạng này có thể bao gồm sự phát triển của các triệu chứng mới hoặc tái phát xảy ra sau khi các triệu chứng cấp tính của bệnh đã khỏi.
Định nghĩa ca lâm sàng
Các định nghĩa ca lâm sàng cho bệnh COVID-19 như sau:
- COVID-19 cấp tính: Bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 trong tối đa 4 tuần
- COVID-19 đang có triệu chứng: Bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 từ 4 tuần đến 12 tuần
- Hội chứng hậu COVID-19: Bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng phát triển trong hoặc sau khi nhiễm bệnh, phù hợp với COVID-19, kéo dài >12 tuần và không giải thích được bằng chẩn đoán thay thế khác
- Thường biểu hiện bằng nhóm các triệu chứng, thường chồng lấp, có thể dao động và thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng đến bất kỳ hệ thống nào của cơ thể
- Có thể xem xét hội chứng này trước 12 tuần trong khi đánh giá khả năng mắc bệnh lý tiềm ẩn khác
- COVID kéo dài: là tên gọi thường được sử dụng khi các dấu hiệu và triệu chứng tiếp tục hoặc diễn tiến hậu nhiễm COVID-19 cấp tính và bao gồm cả COVID-19 đang có triệu chứng và hội chứng hậu COVID-19
Các triệu chứng thường gặp của COVID-19 kéo dài bao gồm mệt mỏi, kiệt sức và thiếu tập trung. Các triệu chứng chung bao gồm mệt mỏi, sốt và đau. Các triệu chứng hô hấp bao gồm hụt hơi, ho và khó thở hoặc cần nỗ lực hô hấp nhiều hơn. Các triệu chứng tim mạch bao gồm tức ngực, đau ngực và hồi hộp. Các triệu chứng thần kinh bao gồm suy giảm nhận thức (“não sương mù”, mất tập trung hoặc các vấn đề về trí nhớ), đau đầu, rối loạn giấc ngủ, các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên (châm chích và tê), chóng mặt, mê sảng (ở người lớn tuổi), suy giảm khả năng vận động và rối loạn thị giác. Các triệu chứng tiêu hóa bao gồm đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, sụt cân và chán ăn. Các triệu chứng cơ xương khớp bao gồm đau khớp và cơ. Các triệu chứng tai, mũi và họng bao gồm ù tai, đau tai, đau họng, chóng mặt, mất vị giác và/hoặc khứu giác và nghẹt mũi. Các triệu chứng da liễu bao gồm phát ban và rụng tóc. Các triệu chứng tâm lý hoặc tâm thần bao gồm triệu chứng trầm cảm, lo lắng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Điều trị
Bằng chứng về điều trị bằng thuốc đối với bệnh COVID-19 kéo dài vẫn còn hạn chế; tuy nhiên, có những phương pháp điều trị đã được xác định cho một số triệu chứng phổ biến của bệnh COVID-19 kéo dài.
Khuyến cáo chuyển khẩn cấp để đánh giá tâm thần ở bệnh nhân có triệu chứng tâm thần mức độ nặng hoặc có nguy cơ cao tự gây hại hoặc tự sát.
Đối với bệnh nhân khó thở, tối ưu điều trị bằng thuốc cho bệnh lý nền tim mạch hoặc hô hấp đã xác định. Đối với bệnh nhân ho, điều trị hỗ trợ được khuyến khích. Có thể dùng thuốc giảm ho không kê đơn khi cần thiết.
Đối với bệnh nhân khó chịu, đau hoặc tức ngực dai dẳng và nghiêm trọng, có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) nếu không có rối loạn chức năng thận hoặc các chống chỉ định khác. Khuyến cáo dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
Đối với bệnh nhân mất thăng bằng tư thế và rối loạn chức năng thần kinh thực vật (như nhịp nhanh xoang không rõ nguyên nhân, chóng mặt khi đứng) sau COVID-19, liệu pháp điều trị bảo tồn ban đầu bằng vớ nén, đai bụng, bù nước, vật lý trị liệu và thay đổi hành vi có thể được khuyến khích.
Đối với bệnh nhân suy giảm nhận thức mức độ trung bình đến nặng, khuyến khích đánh giá và quản lý bệnh lý thần kinh tâm lý hoặc ngôn ngữ-lời nói.
Đối với bệnh nhân mệt mỏi, khuyến khích nghỉ ngơi đầy đủ, vệ sinh giấc ngủ tốt và các chiến lược điều trị mệt mỏi chuyên biệt. Đối với phần lớn bệnh nhân, nên áp dụng chương trình quay lại hoạt động thường ngày được cấu trúc và điều chỉnh cá thể hóa dựa trên mức độ mệt mỏi.