Content:
Đánh giá
Nội dung của trang này:
Đánh giá
Nguyên tắc điều trị
Điều trị không dùng thuốc
Điều trị bằng thuốc
Phòng ngừa
Nội dung của trang này:
Đánh giá
Nguyên tắc điều trị
Điều trị không dùng thuốc
Điều trị bằng thuốc
Phòng ngừa
Đánh giá
Bệnh COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình (COVID-19 không nặng hoặc Giai đoạn lâm sàng từ 1 đến 3)
Đặc điểm của bệnh mức độ nhẹ là không có tình trạng viêm phổi hoặc thiếu oxy và không có các phát hiện bất thường trên hình ảnh học phổi. Bao gồm sự xuất hiện của sốt hoặc ho cấp tính với ≥3 trong số các triệu chứng sau: sốt, ho, sổ mũi, đau họng, tiêu chảy, chán ăn hoặc buồn nôn hoặc nôn, mất khứu giác hoặc vị giác, suy nhược toàn thân hoặc cơ thể khó chịu hoặc mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.
Bệnh mức độ trung bình có bằng chứng về bệnh lý đường hô hấp dưới trên lâm sàng hoặc trên hình ảnh học với độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) ≥94% với khí phòng ngang mực nước biển và nhịp thở <30 lần/phút.
Bệnh COVID-19 mức độ nặng (Giai đoạn lâm sàng 4)
Bệnh nhân mắc bệnh mức độ nặng biểu hiện viêm phổi nặng trên lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán. Khó thở, thiếu oxy và/hoặc tổn thương phổi >50% trên hình ảnh học và độ bão hòa oxy <90% với khí phòng.
Bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 nặng có các dấu hiệu suy hô hấp nặng và biểu hiện như sau:
Bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 nguy kịch có viêm phổi và suy hô hấp, cần liệu pháp oxy lưu lượng cao, thông khí không xâm lấn hoặc xâm lấn, hội chứng suy hô hấp cấp tiến tiển, nhiễm trùng huyết hoặc sốc, suy giảm cảm giác hoặc suy đa cơ quan.
Bệnh đồng mắc
Bệnh nhân người lớn ở mọi lứa tuổi mắc COVID-19 mà đang có một số bệnh lý nền sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nặng hơn. Hiện tại, dữ liệu và thông tin còn hạn chế về ảnh hưởng của các bệnh đồng mắc đối với nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nặng hơn. Điều cần thiết là những người có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nặng và những người sống cùng họ phải tự bảo vệ để không nhiễm COVID-19.
Hen phế quản
Các nghiên cứu tổng quan hệ thống đã chỉ ra rằng những người mắc hen phế quản không phải là nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn ở bệnh nhân hen phế quản gần đây cần điều trị với corticosteroid đường uống.
Bệnh nhân hen phế quản nặng nên tiếp tục dùng liệu pháp sinh học hoặc corticosteroid đường uống nếu có chỉ định. Khi tình trạng hen phế quản trở nên nặng hơn, khuyến cáo tăng liều thuốc kiểm soát và thuốc cắt cơn. Nếu thích hợp, có thể dùng liệu trình corticosteroid đường uống ngắn ngày trên bệnh nhân hen phế quản có đợt cấp nặng. Nên tránh dùng máy phun khí dung, nếu có thể, để tránh lây truyền virus. Tốt nhất nên sử dụng bình xịt định liều có áp suất cùng với buồng đệm, trừ khi có đợt cấp đe dọa tính mạng. Ở bệnh nhân được xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19, nên tránh đo hô hấp ký.
Bệnh lý tim mạch*
Thường gặp bệnh nhân mắc COVID-19 đi kèm với bệnh lý tim mạch và đây là đối tượng có nguy cơ cao bị tổn thương và tử vong. Do đó, các kế hoạch phòng ngừa bệnh lý tim mạch là cần thiết, đặc biệt là các kế hoạch mang lại nhiều lợi ích nhất có thể.
SARS-CoV-2 chống lại tác dụng của angiotensin II cùng với tình trạng hoạt hóa quá mức hệ renin-angiotensin. Hơn 25% các trường hợp COVID-19 nguy kịch có tổn thương cơ tim và biểu hiện dưới dạng tổn thương cơ tim cấp tính, rối loạn chức năng và tổn thương cơ tim tiến triển khi bệnh nặng hơn. SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương trực tiếp cơ tim liên quan đến việc điều hòa tăng ACE2 ở tim và mạch vành, hoặc có thể là thứ phát do tác dụng tương tự ở mức độ phân tử sau khi hoạt hóa các cơ chế tự miễn dịch tương ứng hoặc tình trạng nặng hơn do thiếu oxy trong suy hô hấp.
Khuyến cáo tiếp tục dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) theo chỉ định lâm sàng tại thời điểm hiện tại.
Dữ liệu từ báo cáo loạt ca bệnh cho thấy có sự kích hoạt ồ ạt dòng thác đông máu bất thường xảy ra ở bệnh nhân COVID-19. Heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc fondaparinux được khuyến cáo ở bệnh nhân COVID-19 nhập viện.
*Vui lòng xem biểu đồ quản lý Phòng ngừa bệnh lý tim mạch để biết thêm thông tin.
Tăng huyết áp*
Tăng huyết áp là bệnh đi kèm thường gặp nhất ở bệnh nhân COVID-19. Giả thiết cho rằng việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển góp phần vào sự xâm nhập của SARS-CoV-2 vào tế bào, nhưng dữ liệu hiện tại không cho thấy mối liên quan giữa COVID-19 và tăng huyết áp. Không có dữ liệu lâm sàng nào cho thấy kết quả có lợi hay bất lợi ở những người sử dụng thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể hoặc các thuốc đối kháng hệ renin-angiotensin-aldosterone khác ở bệnh nhân COVID-19.
Hiện tại, nên tiếp tục dùng thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể theo chỉ định lâm sàng cho đến khi có thêm thông tin, khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp dựa trên các hướng dẫn thực hành lâm sàng hiện hành.
*Vui lòng xem biểu đồ quản lý Tăng huyết áp để biết thêm thông tin.
Đái tháo đường
Bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết kém có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu do COVID-19. Các cơ chế có thể làm tăng khả năng tác động của COVID-19 đến bệnh nhân đái tháo đường bao gồm giảm khả năng đào thải virus, suy giảm chức năng của tế bào T, tăng đáp ứng viêm quá mức và bão cytokine, và sự hiện diện của bệnh lý tim mạch.
Nguy cơ tiên lượng xấu hơn tăng lên ở bệnh nhân đái tháo đường có thể là do bản chất của bệnh và sự hiện diện của tình trạng tăng đường huyết, tuổi cao và các bệnh đi kèm (đặc biệt là tăng huyết áp, béo phì và bệnh lý tim mạch).
Đối với bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ, nên tiếp tục các liệu pháp hạ đường huyết và theo dõi đường huyết. Ở bệnh nhân nhập viện mắc COVID-19 nặng, có thể cần phải thay đổi liệu pháp điều trị bệnh đái tháo đường bao gồm ngừng các phương pháp điều trị đang áp dụng và bắt đầu liệu pháp insulin tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh COVID-19.
Liệu pháp insulin và thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) có thể được tiếp tục sử dụng ở bệnh nhân mắc COVID-19. Thuốc kháng virus như lopinavir và ritonavir có thể dẫn đến tăng đường huyết, có thể làm xấu đi tình trạng kiểm soát đường huyết. Sử dụng glucocorticoid có thể làm tăng tình trạng đề kháng insulin hoặc kiểm soát đường huyết kém, duy trì quá trình tân tạo glucose và tăng đường huyết đáng kể.
Rối loạn lipid máu
Nhìn chung, tất cả bệnh nhân đang điều trị hạ lipid máu nên tiếp tục dùng thuốc ngay cả trong thời gian đại dịch hoặc là bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm COVID-19. Ở bệnh nhân được xác định mắc COVID-19, liệu pháp hạ lipid máu vẫn có thể tiếp tục nhưng cần tránh tương tác thuốc giữa thuốc hạ lipid máu và thuốc đang được sử dụng để điều trị COVID-19, đặc biệt là ở bệnh nhân có xét nghiệm chức năng gan bất thường.
Có thể cân nhắc bắt đầu điều trị bằng statin ở bệnh nhân có nguy cơ cao có biểu hiện lâm sàng mắc COVID-19 mức độ nặng để ngăn ngừa một số biến chứng tim mạch đe dọa tính mạng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp statin giúp ổn định mảng xơ vữa, giảm cholesterol, phòng ngừa nguy cơ tim mạch và giảm viêm. Thuốc có đặc tính tiềm năng kháng virus.
Béo phì
Béo phì có liên quan đến nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng và tỷ lệ tử vong cao. Mỡ bụng có tác động bất lợi đến quá trình thông khí vì cần thông khí cơ học nhiều hơn đối với bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) >35 kg/m2 so với những người có BMI <25 kg/m2.
Có thể diễn tiến đến tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa gây suy giảm tưới máu tại phổi ở bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Béo phì có liên quan đến rối loạn điều hòa miễn dịch và tình trạng viêm mạn tính có thể gây suy tạng ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Tái nhiễm SARS-COV-2 và Nhiễm SARS-COV-2 đột phá
Tái nhiễm SARS-COV-2
Chỉ nên cân nhắc xét nghiệm lại để đánh giá tình trạng tái nhiễm đối với bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn sau lần nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên nhưng có các triệu chứng phù hợp với nhiễm COVID-19 mà không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng nào khác.
Tái nhiễm thường xảy ra ở người có đáp ứng miễn dịch kém trong lần đầu bị nhiễm, thường được báo cáo ở những người mắc bệnh mức độ nhẹ. Tình trạng này cũng có thể xảy ra do đáp ứng miễn dịch ban đầu giảm dần theo thời gian. Phần lớn các trường hợp xảy ra ở bệnh nhân chưa được tiêm vaccine và một vài bệnh nhân tái nhiễm có triệu chứng ít hơn so với bệnh nhân nhiễm bệnh lần đầu. Điều trị tái nhiễm giống như điều trị nhiễm bệnh lần đầu.
Nhiễm trùng đột phá
Nhiễm trùng đột phá là nhiễm trùng xảy ra ở bệnh nhân đã hoàn thành phác đồ tiêm vaccine cơ bản và ít có khả năng dẫn đến bệnh nặng hơn so với bệnh nhân nhiễm bệnh mà chưa được tiêm vaccine. Điều trị giống như điều trị nhiễm bệnh lần đầu.
Đặc điểm của bệnh mức độ nhẹ là không có tình trạng viêm phổi hoặc thiếu oxy và không có các phát hiện bất thường trên hình ảnh học phổi. Bao gồm sự xuất hiện của sốt hoặc ho cấp tính với ≥3 trong số các triệu chứng sau: sốt, ho, sổ mũi, đau họng, tiêu chảy, chán ăn hoặc buồn nôn hoặc nôn, mất khứu giác hoặc vị giác, suy nhược toàn thân hoặc cơ thể khó chịu hoặc mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.
Bệnh mức độ trung bình có bằng chứng về bệnh lý đường hô hấp dưới trên lâm sàng hoặc trên hình ảnh học với độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) ≥94% với khí phòng ngang mực nước biển và nhịp thở <30 lần/phút.
Bệnh COVID-19 mức độ nặng (Giai đoạn lâm sàng 4)
Bệnh nhân mắc bệnh mức độ nặng biểu hiện viêm phổi nặng trên lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán. Khó thở, thiếu oxy và/hoặc tổn thương phổi >50% trên hình ảnh học và độ bão hòa oxy <90% với khí phòng.
Bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 nặng có các dấu hiệu suy hô hấp nặng và biểu hiện như sau:
- Người lớn: sử dụng cơ hô hấp phụ, không thể nói thành câu hoàn chỉnh, nhịp thở >30 nhịp/phút
- Trẻ em: lồng ngực co lõm rất nặng, rên rỉ, tím tái trung ương, không thể bú hoặc uống, lừ đừ, co giật hoặc giảm mức độ ý thức
Bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 nguy kịch có viêm phổi và suy hô hấp, cần liệu pháp oxy lưu lượng cao, thông khí không xâm lấn hoặc xâm lấn, hội chứng suy hô hấp cấp tiến tiển, nhiễm trùng huyết hoặc sốc, suy giảm cảm giác hoặc suy đa cơ quan.
Bệnh đồng mắc
Bệnh nhân người lớn ở mọi lứa tuổi mắc COVID-19 mà đang có một số bệnh lý nền sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nặng hơn. Hiện tại, dữ liệu và thông tin còn hạn chế về ảnh hưởng của các bệnh đồng mắc đối với nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nặng hơn. Điều cần thiết là những người có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nặng và những người sống cùng họ phải tự bảo vệ để không nhiễm COVID-19.
Hen phế quản
Các nghiên cứu tổng quan hệ thống đã chỉ ra rằng những người mắc hen phế quản không phải là nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn ở bệnh nhân hen phế quản gần đây cần điều trị với corticosteroid đường uống.
Bệnh nhân hen phế quản nặng nên tiếp tục dùng liệu pháp sinh học hoặc corticosteroid đường uống nếu có chỉ định. Khi tình trạng hen phế quản trở nên nặng hơn, khuyến cáo tăng liều thuốc kiểm soát và thuốc cắt cơn. Nếu thích hợp, có thể dùng liệu trình corticosteroid đường uống ngắn ngày trên bệnh nhân hen phế quản có đợt cấp nặng. Nên tránh dùng máy phun khí dung, nếu có thể, để tránh lây truyền virus. Tốt nhất nên sử dụng bình xịt định liều có áp suất cùng với buồng đệm, trừ khi có đợt cấp đe dọa tính mạng. Ở bệnh nhân được xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19, nên tránh đo hô hấp ký.
Bệnh lý tim mạch*
Thường gặp bệnh nhân mắc COVID-19 đi kèm với bệnh lý tim mạch và đây là đối tượng có nguy cơ cao bị tổn thương và tử vong. Do đó, các kế hoạch phòng ngừa bệnh lý tim mạch là cần thiết, đặc biệt là các kế hoạch mang lại nhiều lợi ích nhất có thể.
SARS-CoV-2 chống lại tác dụng của angiotensin II cùng với tình trạng hoạt hóa quá mức hệ renin-angiotensin. Hơn 25% các trường hợp COVID-19 nguy kịch có tổn thương cơ tim và biểu hiện dưới dạng tổn thương cơ tim cấp tính, rối loạn chức năng và tổn thương cơ tim tiến triển khi bệnh nặng hơn. SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương trực tiếp cơ tim liên quan đến việc điều hòa tăng ACE2 ở tim và mạch vành, hoặc có thể là thứ phát do tác dụng tương tự ở mức độ phân tử sau khi hoạt hóa các cơ chế tự miễn dịch tương ứng hoặc tình trạng nặng hơn do thiếu oxy trong suy hô hấp.
Khuyến cáo tiếp tục dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) theo chỉ định lâm sàng tại thời điểm hiện tại.
Dữ liệu từ báo cáo loạt ca bệnh cho thấy có sự kích hoạt ồ ạt dòng thác đông máu bất thường xảy ra ở bệnh nhân COVID-19. Heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc fondaparinux được khuyến cáo ở bệnh nhân COVID-19 nhập viện.
*Vui lòng xem biểu đồ quản lý Phòng ngừa bệnh lý tim mạch để biết thêm thông tin.
Tăng huyết áp*
Tăng huyết áp là bệnh đi kèm thường gặp nhất ở bệnh nhân COVID-19. Giả thiết cho rằng việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển góp phần vào sự xâm nhập của SARS-CoV-2 vào tế bào, nhưng dữ liệu hiện tại không cho thấy mối liên quan giữa COVID-19 và tăng huyết áp. Không có dữ liệu lâm sàng nào cho thấy kết quả có lợi hay bất lợi ở những người sử dụng thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể hoặc các thuốc đối kháng hệ renin-angiotensin-aldosterone khác ở bệnh nhân COVID-19.
Hiện tại, nên tiếp tục dùng thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể theo chỉ định lâm sàng cho đến khi có thêm thông tin, khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp dựa trên các hướng dẫn thực hành lâm sàng hiện hành.
*Vui lòng xem biểu đồ quản lý Tăng huyết áp để biết thêm thông tin.
Đái tháo đường
Bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết kém có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu do COVID-19. Các cơ chế có thể làm tăng khả năng tác động của COVID-19 đến bệnh nhân đái tháo đường bao gồm giảm khả năng đào thải virus, suy giảm chức năng của tế bào T, tăng đáp ứng viêm quá mức và bão cytokine, và sự hiện diện của bệnh lý tim mạch.
Nguy cơ tiên lượng xấu hơn tăng lên ở bệnh nhân đái tháo đường có thể là do bản chất của bệnh và sự hiện diện của tình trạng tăng đường huyết, tuổi cao và các bệnh đi kèm (đặc biệt là tăng huyết áp, béo phì và bệnh lý tim mạch).
Đối với bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ, nên tiếp tục các liệu pháp hạ đường huyết và theo dõi đường huyết. Ở bệnh nhân nhập viện mắc COVID-19 nặng, có thể cần phải thay đổi liệu pháp điều trị bệnh đái tháo đường bao gồm ngừng các phương pháp điều trị đang áp dụng và bắt đầu liệu pháp insulin tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh COVID-19.
Liệu pháp insulin và thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) có thể được tiếp tục sử dụng ở bệnh nhân mắc COVID-19. Thuốc kháng virus như lopinavir và ritonavir có thể dẫn đến tăng đường huyết, có thể làm xấu đi tình trạng kiểm soát đường huyết. Sử dụng glucocorticoid có thể làm tăng tình trạng đề kháng insulin hoặc kiểm soát đường huyết kém, duy trì quá trình tân tạo glucose và tăng đường huyết đáng kể.
Rối loạn lipid máu
Nhìn chung, tất cả bệnh nhân đang điều trị hạ lipid máu nên tiếp tục dùng thuốc ngay cả trong thời gian đại dịch hoặc là bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm COVID-19. Ở bệnh nhân được xác định mắc COVID-19, liệu pháp hạ lipid máu vẫn có thể tiếp tục nhưng cần tránh tương tác thuốc giữa thuốc hạ lipid máu và thuốc đang được sử dụng để điều trị COVID-19, đặc biệt là ở bệnh nhân có xét nghiệm chức năng gan bất thường.
Có thể cân nhắc bắt đầu điều trị bằng statin ở bệnh nhân có nguy cơ cao có biểu hiện lâm sàng mắc COVID-19 mức độ nặng để ngăn ngừa một số biến chứng tim mạch đe dọa tính mạng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp statin giúp ổn định mảng xơ vữa, giảm cholesterol, phòng ngừa nguy cơ tim mạch và giảm viêm. Thuốc có đặc tính tiềm năng kháng virus.
Béo phì
Béo phì có liên quan đến nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng và tỷ lệ tử vong cao. Mỡ bụng có tác động bất lợi đến quá trình thông khí vì cần thông khí cơ học nhiều hơn đối với bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) >35 kg/m2 so với những người có BMI <25 kg/m2.
Có thể diễn tiến đến tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa gây suy giảm tưới máu tại phổi ở bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Béo phì có liên quan đến rối loạn điều hòa miễn dịch và tình trạng viêm mạn tính có thể gây suy tạng ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Tái nhiễm SARS-COV-2 và Nhiễm SARS-COV-2 đột phá
Tái nhiễm SARS-COV-2
Chỉ nên cân nhắc xét nghiệm lại để đánh giá tình trạng tái nhiễm đối với bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn sau lần nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên nhưng có các triệu chứng phù hợp với nhiễm COVID-19 mà không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng nào khác.
Tái nhiễm thường xảy ra ở người có đáp ứng miễn dịch kém trong lần đầu bị nhiễm, thường được báo cáo ở những người mắc bệnh mức độ nhẹ. Tình trạng này cũng có thể xảy ra do đáp ứng miễn dịch ban đầu giảm dần theo thời gian. Phần lớn các trường hợp xảy ra ở bệnh nhân chưa được tiêm vaccine và một vài bệnh nhân tái nhiễm có triệu chứng ít hơn so với bệnh nhân nhiễm bệnh lần đầu. Điều trị tái nhiễm giống như điều trị nhiễm bệnh lần đầu.
Nhiễm trùng đột phá
Nhiễm trùng đột phá là nhiễm trùng xảy ra ở bệnh nhân đã hoàn thành phác đồ tiêm vaccine cơ bản và ít có khả năng dẫn đến bệnh nặng hơn so với bệnh nhân nhiễm bệnh mà chưa được tiêm vaccine. Điều trị giống như điều trị nhiễm bệnh lần đầu.
Nguyên tắc điều trị
Bệnh COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình
Mục tiêu chính của điều trị bệnh COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình là ngăn ngừa tiến triển thành bệnh mức độ nặng, nhập viện hoặc tử vong. Các mục tiêu khác bao gồm đẩy nhanh quá trình phục hồi triệu chứng và đào thải virus.
Khuyến cáo điều trị triệu chứng gồm thuốc hạ sốt khi có sốt và đau, dinh dưỡng đầy đủ và uống nước đầy đủ, cách ly tại nhà hoặc tạm thời tại các cơ sở điều trị và theo dõi.
Nên thông báo cho bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng nặng của bệnh hoặc biến chứng, khuyến khích bệnh nhân đi khám ngay sau khi có các dấu hiệu nặng. Không khuyến cáo điều trị kháng sinh hoặc điều trị kháng sinh dự phòng ở bệnh nhân này.
Bệnh COVID-19 mức độ nặng
Ở bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 mức độ nặng, nơi điều trị phải có máy đo SpO2, hệ thống oxy đang hoạt động và các thiết bị cung cấp oxy dùng một lần (cannula mũi, mặt nạ Venturi, mặt nạ có túi thở lại).
Liệu pháp oxy bổ trợ phải được thực hiện ngay lập tức ở bệnh nhân có dấu hiệu cấp cứu (như tắc nghẽn đường thở hoặc ngừng thở, suy hô hấp cấp tiến triển nặng, tím trung ương, sốc, hôn mê và/hoặc tím tái) hoặc bệnh nhân không có dấu hiệu cấp cứu nhưng có SpO2 <90%.
Cần thận trọng khi điều trị bằng dịch truyền ở bệnh nhân không giảm tưới máu mô và không đáp ứng với dịch. Không khuyến cáo sử dụng máy phun khí dung. Thuốc kháng virus (như remdesivir) có thể được dùng cho bệnh nhân nhập viện mắc bệnh mức độ nặng
Mục tiêu chính của điều trị bệnh COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình là ngăn ngừa tiến triển thành bệnh mức độ nặng, nhập viện hoặc tử vong. Các mục tiêu khác bao gồm đẩy nhanh quá trình phục hồi triệu chứng và đào thải virus.
Khuyến cáo điều trị triệu chứng gồm thuốc hạ sốt khi có sốt và đau, dinh dưỡng đầy đủ và uống nước đầy đủ, cách ly tại nhà hoặc tạm thời tại các cơ sở điều trị và theo dõi.
Nên thông báo cho bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng nặng của bệnh hoặc biến chứng, khuyến khích bệnh nhân đi khám ngay sau khi có các dấu hiệu nặng. Không khuyến cáo điều trị kháng sinh hoặc điều trị kháng sinh dự phòng ở bệnh nhân này.
Bệnh COVID-19 mức độ nặng
Ở bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 mức độ nặng, nơi điều trị phải có máy đo SpO2, hệ thống oxy đang hoạt động và các thiết bị cung cấp oxy dùng một lần (cannula mũi, mặt nạ Venturi, mặt nạ có túi thở lại).
Liệu pháp oxy bổ trợ phải được thực hiện ngay lập tức ở bệnh nhân có dấu hiệu cấp cứu (như tắc nghẽn đường thở hoặc ngừng thở, suy hô hấp cấp tiến triển nặng, tím trung ương, sốc, hôn mê và/hoặc tím tái) hoặc bệnh nhân không có dấu hiệu cấp cứu nhưng có SpO2 <90%.
Cần thận trọng khi điều trị bằng dịch truyền ở bệnh nhân không giảm tưới máu mô và không đáp ứng với dịch. Không khuyến cáo sử dụng máy phun khí dung. Thuốc kháng virus (như remdesivir) có thể được dùng cho bệnh nhân nhập viện mắc bệnh mức độ nặng
Điều trị không dùng thuốc
Cách ly
Cách ly là tách biệt những bệnh nhân nhiễm COVID-19 với những người không nhiễm bệnh. Cách ly những bệnh nhân dương tính với COVID-19 không triệu chứng và những bệnh nhân có triệu chứng COVID-19 có thể tự hồi phục tại nhà.
Trong thời gian cách ly, bệnh nhân phải theo dõi các triệu chứng và nếu có các dấu hiệu cảnh báo, cần cấp cứu ngay. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm khó thở, sốt dai dẳng hoặc mới xuất hiện, nhịp thở >25, đau ngực hoặc tức ngực kéo dài, lú lẫn mới xuất hiện, không tỉnh táo hoặc không thể giữ tỉnh táo, tím môi hoặc mặt xanh tím.
Nếu có thể, ở phòng riêng với các thành viên khác trong gia đình và sử dụng phòng tắm riêng trong thời gian cách ly. Tránh tiếp xúc với các thành viên khác, vật nuôi trong gia đình và không dùng chung đồ dùng cá nhân (như cốc, khăn, đồ dùng). Bệnh nhân nên đeo khẩu trang nếu xung quanh có người khác.
Tiêu chuẩn chấm dứt cách ly đối với bệnh nhân COVID-19
Bệnh nhân có triệu chứng có thể được chấm dứt cách ly trong vòng 5 đến 7 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, sau khi hết sốt ít nhất 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt và các triệu chứng khác đã thuyên giảm.
Bệnh nhân không có triệu chứng có thể được chấm dứt cách ly trong vòng 5 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân nặng và suy giảm miễn dịch có thể chấm dứt cách ly ít nhất 10 ngày đến 20 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng vì họ có thể tạo ra virus có khả năng sao chép sau 10 ngày hoặc có thể cần xét nghiệm bổ sung và tham vấn chuyên gia về bệnh truyền nhiễm về thời gian cách ly và biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Liệu pháp khác
Liệu pháp oxy và thở máy
Nên theo dõi sát bệnh nhân đang thở oxy để phát hiện tình trạng hô hấp xấu đi và việc đặt nội khí quản nên được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong điều kiện được kiểm soát. Ở bệnh nhân suy hô hấp cấp do giảm oxy máu mặc dù đã điều trị bằng liệu pháp oxy thông thường, nên cung cấp oxy lưu lượng cao qua cannula mũi (HFNC) thay vì thở máy áp lực dương không xâm lấn (NIPPV). Nếu không có chỉ định đặt nội khí quản, nên theo dõi khi thử sử dụng NIPPV cho bệnh nhân người lớn mắc COVID-19 và suy hô hấp cấp do giảm oxy máu nếu không có sẵn HFNC.
Đối với bệnh nhân giảm oxy máu kéo dài sau khi tăng cung cấp oxy và không có chỉ định đặt nội khí quản, khuyến cáo cân nhắc thử tư thế nằm sấp để cải thiện oxy hóa. Không nên sử dụng tư thế nằm sấp để làm liệu pháp cứu vãn cho tình trạng giảm oxy máu kháng trị để tránh việc đặt nội khí quản ở bệnh nhân cần đặt nội khí quản và thông khí cơ học.
Đối với bệnh nhân COVID-19 có hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) cần thông khí cơ học, khuyến cáo sử dụng thông khí với thể tích khí lưu thông thấp (VT 4 đến 8 mL/kg trọng lượng cơ thể dự đoán) hơn là thông khí với thể tích khí lưu thông cao hơn (VT >8 mL/kg). Áp lực bình nguyên mục tiêu được khuyến cáo là <30 cmH2O. Nên sử dụng chiến lược truyền dịch có kiểm soát hơn là chiến lược truyền dịch tự do. Không khuyến cáo sử dụng thường quy nitric oxide dạng hít.
Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)_Management 3
Đối với bệnh nhân COVID-19 ARDS mức độ trung bình đến nặng đang thông khí cơ học, khuyến cáo áp dụng chiến lược PEEP cao so với chiến lược PEEP thấp. PEEP có lợi cho bệnh nhân ARDS vì ngăn ngừa xẹp phế nang, cải thiện oxy hóa và giảm thiểu tổn thương phổi do xẹp, là nguyên nhân gây tổn thương phổi do máy thở.
Đối với bệnh nhân giảm oxy máu kháng trị mặc dù đã được thông khí tối ưu, khuyến cáo cho bệnh nhân thở máy tư thế nằm sấp trong 12 đến 16 giờ mỗi ngày thay vì thở máy không nằm sấp.
Cách ly là tách biệt những bệnh nhân nhiễm COVID-19 với những người không nhiễm bệnh. Cách ly những bệnh nhân dương tính với COVID-19 không triệu chứng và những bệnh nhân có triệu chứng COVID-19 có thể tự hồi phục tại nhà.
Trong thời gian cách ly, bệnh nhân phải theo dõi các triệu chứng và nếu có các dấu hiệu cảnh báo, cần cấp cứu ngay. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm khó thở, sốt dai dẳng hoặc mới xuất hiện, nhịp thở >25, đau ngực hoặc tức ngực kéo dài, lú lẫn mới xuất hiện, không tỉnh táo hoặc không thể giữ tỉnh táo, tím môi hoặc mặt xanh tím.
Nếu có thể, ở phòng riêng với các thành viên khác trong gia đình và sử dụng phòng tắm riêng trong thời gian cách ly. Tránh tiếp xúc với các thành viên khác, vật nuôi trong gia đình và không dùng chung đồ dùng cá nhân (như cốc, khăn, đồ dùng). Bệnh nhân nên đeo khẩu trang nếu xung quanh có người khác.
Tiêu chuẩn chấm dứt cách ly đối với bệnh nhân COVID-19
Bệnh nhân có triệu chứng có thể được chấm dứt cách ly trong vòng 5 đến 7 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, sau khi hết sốt ít nhất 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt và các triệu chứng khác đã thuyên giảm.
Bệnh nhân không có triệu chứng có thể được chấm dứt cách ly trong vòng 5 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân nặng và suy giảm miễn dịch có thể chấm dứt cách ly ít nhất 10 ngày đến 20 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng vì họ có thể tạo ra virus có khả năng sao chép sau 10 ngày hoặc có thể cần xét nghiệm bổ sung và tham vấn chuyên gia về bệnh truyền nhiễm về thời gian cách ly và biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Liệu pháp khác
Liệu pháp oxy và thở máy
Nên theo dõi sát bệnh nhân đang thở oxy để phát hiện tình trạng hô hấp xấu đi và việc đặt nội khí quản nên được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong điều kiện được kiểm soát. Ở bệnh nhân suy hô hấp cấp do giảm oxy máu mặc dù đã điều trị bằng liệu pháp oxy thông thường, nên cung cấp oxy lưu lượng cao qua cannula mũi (HFNC) thay vì thở máy áp lực dương không xâm lấn (NIPPV). Nếu không có chỉ định đặt nội khí quản, nên theo dõi khi thử sử dụng NIPPV cho bệnh nhân người lớn mắc COVID-19 và suy hô hấp cấp do giảm oxy máu nếu không có sẵn HFNC.
Đối với bệnh nhân giảm oxy máu kéo dài sau khi tăng cung cấp oxy và không có chỉ định đặt nội khí quản, khuyến cáo cân nhắc thử tư thế nằm sấp để cải thiện oxy hóa. Không nên sử dụng tư thế nằm sấp để làm liệu pháp cứu vãn cho tình trạng giảm oxy máu kháng trị để tránh việc đặt nội khí quản ở bệnh nhân cần đặt nội khí quản và thông khí cơ học.
Đối với bệnh nhân COVID-19 có hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) cần thông khí cơ học, khuyến cáo sử dụng thông khí với thể tích khí lưu thông thấp (VT 4 đến 8 mL/kg trọng lượng cơ thể dự đoán) hơn là thông khí với thể tích khí lưu thông cao hơn (VT >8 mL/kg). Áp lực bình nguyên mục tiêu được khuyến cáo là <30 cmH2O. Nên sử dụng chiến lược truyền dịch có kiểm soát hơn là chiến lược truyền dịch tự do. Không khuyến cáo sử dụng thường quy nitric oxide dạng hít.

Đối với bệnh nhân COVID-19 ARDS mức độ trung bình đến nặng đang thông khí cơ học, khuyến cáo áp dụng chiến lược PEEP cao so với chiến lược PEEP thấp. PEEP có lợi cho bệnh nhân ARDS vì ngăn ngừa xẹp phế nang, cải thiện oxy hóa và giảm thiểu tổn thương phổi do xẹp, là nguyên nhân gây tổn thương phổi do máy thở.
Đối với bệnh nhân giảm oxy máu kháng trị mặc dù đã được thông khí tối ưu, khuyến cáo cho bệnh nhân thở máy tư thế nằm sấp trong 12 đến 16 giờ mỗi ngày thay vì thở máy không nằm sấp.
Điều trị bằng thuốc
Thuốc kháng virus
Remdesivir
Remdesivir là một tiền chất monophosphate gắn vào RNA polymerase phụ thuộc RNA của virus và ức chế sự sao chép của virus thông qua việc chấm dứt sớm quá trình phiên mã RNA. Đây là liệu pháp điều trị COVID-19 đầu tiên được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US FDA) chấp thuận cho người người lớn và trẻ em ≥12 tuổi trở lên, cân nặng ít nhất 40 kg, cần nhập viện. Chỉ nên dùng thuốc này tại bệnh viện hoặc tại cơ sở chăm sóc sức khỏe có khả năng cung cấp dịch vụ cấp cứu.
Thuốc được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân nhập viện mắc COVID-19 mức độ nặng. Điều trị bằng remdesivir trong 5 ngày được xem xét cho bệnh nhân thở oxy nhưng không dùng thông khí cơ học, thiết bị oxy có lưu lượng cao, thở máy không xâm lấn hoặc oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
Nhóm phát triển hướng dẫn điều trị của WHO (GDG) khuyến cáo đây là lựa chọn điều trị cho bệnh nhân không nặng có nguy cơ nhập viện cao và mắc COVID-19 mức độ nặng nhưng không sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 mức độ nguy kịch.
Remdesivir phối hợp với baricitinib
Remdesivir kết hợp với baricitinib được FDA Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng trong trường hợp khẩn cấp (EUA) để điều trị cho người người lớn và bệnh nhi ≥2 tuổi, nhập viện, cần dùng oxy liệu pháp, thông khí xâm lấn hoặc ECMO, nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc xác định mắc COVID-19 bằng xét nghiệm.
Molnupiravir
Molnupiravir là một chất tương tự ribonucleoside, có hoạt lực mạnh, dạng uống, được Cơ quan quản lý dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Vương quốc Anh (MHRA) cấp phép sử dụng, và được FDA Hoa Kỳ cấp phép sử dụng khẩn cấp cho bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ phát triển thành bệnh nặng như béo phì, tuổi cao (>60 tuổi), đái tháo đường và bệnh lý tim.
WHO đưa ra khuyến cáo sử dụng thuốc có điều kiện cho bệnh nhân mắc COVID-19 không nặng, có nguy cơ cao nhập viện, ngoại trừ trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Thuốc cũng được khuyến cáo là liệu pháp điều trị thay thế cho nirmatrelvir tăng cường ritonavir hoặc remdesivir. Thuốc có thể dùng càng sớm càng tốt sau khi xét nghiệm COVID-19 dương tính và trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng. Thuốc không được phép dùng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi do ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.
Nirmatrelvir/ritonavir
Nirmatrelvir ức chế protein SARS-CoV-2, ngăn chặn sự nhân lên của virus, còn ritonavir làm chậm quá trình phân hủy nirmatrelvir để thuốc có thể tồn tại trong cơ thể trong thời gian dài hơn với nồng độ cao. Nirmatrelvir phải được dùng đồng thời với ritonavir.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo kết hợp hai thuốc này cho bệnh nhân mắc COVID-19 không nặng, có nguy cơ cao nhập viện. Thuốc được FDA Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người người lớn có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và có nguy cơ tiến triển thành COVID-19 mức độ nặng, bao gồm nhập viện hoặc tử vong. Sử dụng nirmatrelvir/ritonavir như lựa chọn điều trị đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở trẻ em từ ≥12 tuổi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và có nguy cơ tiến triển thành bệnh mức độ nặng, nhập viện hoặc tử vong, sẽ tiếp tục được áp dụng tại Hoa Kỳ.
Khuyến cáo bắt đầu liệu pháp đường uống ngay khi chẩn đoán mắc COVID-19 và trong vòng 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Uống ba viên (2 viên nirmatrelvir và 1 viên ritonavir) cùng nhau, 2 lần/ngày trong tối đa 5 ngày.
Corticosteroid
Corticosteroid ức chế nhiều cytokine gây viêm, dẫn đến giảm phù nề, thoát mạch và sự di chuyển của các tế bào viêm, do đó nhìn chung ức chế đáp ứng viêm. WHO khuyến cáo dùng thuốc này cho bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nặng hoặc nguy kịch.
Dexamethasone được khuyến cáo là thuốc điều hòa miễn dịch chủ yếu ở tất cả bệnh nhân cần HFNC, thông khí không xâm lấn, thông khí cơ học hoặc ECMO. Không khuyến cáo dùng steroid dạng hít để điều trị COVID-19 cho đến khi có kết quả của các nghiên cứu đang thực hiện. Không khuyến cáo dùng steroid dạng uống, dạng hít hoặc dạng tiêm tĩnh mạch để dự phòng hoặc phòng ngừa COVID-19.
Thuốc đồng vận kháng nguyên liên kết tế bào lympho T gây độc tế bào 4 (CTLA-4)
Abatacept
Abatacept là thụ thể protein CTLA-4 được trình diện bởi các tế bào T hoạt hóa. Thuốc điều hòa quá trình hoạt hóa và tăng sinh quá mức của tế bào T, được cho là nguyên nhân bệnh sinh của COVID-19. Trong các thử nghiệm lâm sàng, thuốc được đánh giá trong điều trị bệnh nhân nhập viện mắc COVID-19 mức độ trung bình đến nặng. Hiện tại, thuốc chưa được FDA Hoa Kỳ chấp thuận cho chỉ định này.
Thuốc chống thấp khớp làm thay đổi diễn tiến bệnh
Baricitinib
Baricitinib là thuốc ức chế janus kinase gần đây đã được FDA Hoa Kỳ cấp phép sử dụng khẩn cấp, có thể dùng đơn trị mà không cần dùng remdesivir. Thuốc được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân người lớn và bệnh nhi ≥2 tuổi nhập viện do mắc COVID-19, cần cung cấp oxy, thông khí cơ học không xâm lấn hoặc xâm lấn, hoặc ECMO.
WHO khuyến cáo dùng thuốc này cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng hoặc nguy kịch, kết hợp với corticosteroid như phương pháp điều trị thay thế cho thuốc chẹn thụ thể interleukin (IL)-6. Khi baricitinib không khả dụng hoặc không thể sử dụng, khuyến cáo dùng tofacitinib.
Kháng thể đơn dòng
Regdanvimab
Regdanvimab là kháng thể đơn dòng IgG1 tái tổ hợp ở người, liên kết với vùng gắn thụ thể của protein gai của SARS-CoV-2. Hiện thuốc đang được Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đẩy nhanh đánh giá và được Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia Indonesia cấp phép sử dụng khẩn cấp. Thuốc có thể được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân người lớn đã xác nhận mắc COVID-19, không cần liệu pháp oxy bổ sung và có nguy cơ cao tiến triển thành COVID-19 nặng. Thuốc sử dụng qua truyền tĩnh mạch nhỏ giọt.
Tocilizumab
Tocilizumab là kháng thể đơn dòng kháng thụ thể IL-6 tái tổ hợp ở người, liên kết đặc hiệu với sIL-6R, mIL-6R và ức chế quá trình dẫn truyền tín hiệu. Thuốc được FDA Hoa Kỳ cấp phép sử dụng khẩn cấp. WHO khuyến cáo sử dụng tocilizumab hoặc sarilumab kết hợp với corticosteroid cho bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nặng hoặc nguy kịch.
Ở một số quốc gia, thuốc được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân nhập viện trong vòng 24 giờ tại khoa hồi sức tích cực (ICU) và cần cung cấp HFNC hoặc cần hỗ trợ hô hấp tích cực hơn. Ở một số quốc gia, thuốc được khuyến cáo sử dụng kết hợp với dexamethasone cho một số bệnh nhân nằm viện có suy hô hấp mất bù nhanh do COVID-19. Tránh sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch đáng kể hoặc dùng điều trị ngoại trú.
Vẫn chưa đủ bằng chứng đầy đủ để khuyến cáo sử dụng thường quy tocilizumab hoặc các thuốc ức chế IL-6 khác cho bệnh nhân COVID-19 nặng, nghi ngờ có tình trạng bão cytokine, ngoại trừ trong bối cảnh thử nghiệm lâm sàng hoặc sử dụng vì mục đích nhân đạo. Khi không có tocilizumab tiêm tĩnh mạch hoặc không thể sử dụng, nên sử dụng sarilumab tiêm tĩnh mạch.
Vilobelimab
Vilobelimab là kháng thể đơn dòng kháng C5a tác dụng đích vào C5a, là sản phẩm của hoạt hóa bổ thể và bảo tồn chức năng phức hợp tấn công màng. Thuốc đã được cấp phép điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân người lớn nhập viện mắc COVID-19 và được dùng trong vòng 48 giờ sau khi thông khí cơ học hoặc ECMO.
Thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF)-alpha
Infliximab
Infliximab là thuốc ức chế TNF-alpha, là một cytokine tiền viêm đa chức năng, hoạt hóa chủ yếu bởi đại thực bào, tế bào lympho và tế bào tiêu diệt tự nhiên. Giả thuyết cho rằng nếu tác dụng của TNF-alpha được điều hòa, sẽ làm giảm thời gian bệnh hoặc mức độ nặng của COVID-19. Infliximab đã được đánh giá để điều trị cho bệnh nhân nhập viện do COVID-19 mức độ trung bình đến nặng. Hiện tại, FDA Hoa Kỳ chưa chấp thuận cho chỉ định này.
Thuốc kháng đông
Khuyến cáo tất cả bệnh nhân nhập viện nên được kháng đông dự phòng theo tiêu chuẩn với heparin trọng lượng phân tử thấp nếu không có chống chỉ định (như chảy máu đang hoạt động hoặc giảm tiểu cầu mức độ nặng).
Interferon
Trong thử nghiệm in vitro, interferon beta đã được chứng minh là ức chế quá trình sao chép của SARS-CoV-2. Một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn và đa quốc gia, sử dụng interferon beta tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch không cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trong 28 ngày so với điều trị tiêu chuẩn ở bệnh nhân nhập viện do COVID-19.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên, nhãn mở được thực hiện tại Hồng Kông trên bệnh nhân người lớn được xác định mắc SARS-CoV-2 với bệnh mức độ nhẹ đến trung bình, được dùng interferon beta-1b khi bắt đầu có triệu chứng sớm, phối hợp với lopinavir/ritonavir và ribavirin, và phương pháp điều trị cho thấy các triệu chứng được cải thiện về mặt lâm sàng, rút ngắn thời gian lây nhiễm virus và thời gian xuất viện sớm hơn. Cần các nghiên cứu trong tương lai để chứng minh hiệu quả của liệu pháp kháng virus kép với interferon beta-1b là nền tảng.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, so sánh với giả dược đã được thực hiện tại Toronto, những bệnh nhân được xác định mắc SARS-CoV-2 mức độ nhẹ đến trung bình được dùng peginterferon lambda trong những ngày đầu nhiễm COVID-19 và thử nghiệm cho thấy giảm sự tăng lên của số lượng virus và tỷ lệ bệnh nhân đào thải virus tăng lên vào ngày thứ 7 của quá trình điều trị, cho thấy peginterferon lambda có tiềm năng ngăn ngừa tình trạng xấu đi về lâm sàng. Interferon chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Remdesivir
Remdesivir là một tiền chất monophosphate gắn vào RNA polymerase phụ thuộc RNA của virus và ức chế sự sao chép của virus thông qua việc chấm dứt sớm quá trình phiên mã RNA. Đây là liệu pháp điều trị COVID-19 đầu tiên được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US FDA) chấp thuận cho người người lớn và trẻ em ≥12 tuổi trở lên, cân nặng ít nhất 40 kg, cần nhập viện. Chỉ nên dùng thuốc này tại bệnh viện hoặc tại cơ sở chăm sóc sức khỏe có khả năng cung cấp dịch vụ cấp cứu.
Thuốc được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân nhập viện mắc COVID-19 mức độ nặng. Điều trị bằng remdesivir trong 5 ngày được xem xét cho bệnh nhân thở oxy nhưng không dùng thông khí cơ học, thiết bị oxy có lưu lượng cao, thở máy không xâm lấn hoặc oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
Nhóm phát triển hướng dẫn điều trị của WHO (GDG) khuyến cáo đây là lựa chọn điều trị cho bệnh nhân không nặng có nguy cơ nhập viện cao và mắc COVID-19 mức độ nặng nhưng không sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 mức độ nguy kịch.
Remdesivir phối hợp với baricitinib
Remdesivir kết hợp với baricitinib được FDA Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng trong trường hợp khẩn cấp (EUA) để điều trị cho người người lớn và bệnh nhi ≥2 tuổi, nhập viện, cần dùng oxy liệu pháp, thông khí xâm lấn hoặc ECMO, nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc xác định mắc COVID-19 bằng xét nghiệm.
Molnupiravir
Molnupiravir là một chất tương tự ribonucleoside, có hoạt lực mạnh, dạng uống, được Cơ quan quản lý dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Vương quốc Anh (MHRA) cấp phép sử dụng, và được FDA Hoa Kỳ cấp phép sử dụng khẩn cấp cho bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ phát triển thành bệnh nặng như béo phì, tuổi cao (>60 tuổi), đái tháo đường và bệnh lý tim.
WHO đưa ra khuyến cáo sử dụng thuốc có điều kiện cho bệnh nhân mắc COVID-19 không nặng, có nguy cơ cao nhập viện, ngoại trừ trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Thuốc cũng được khuyến cáo là liệu pháp điều trị thay thế cho nirmatrelvir tăng cường ritonavir hoặc remdesivir. Thuốc có thể dùng càng sớm càng tốt sau khi xét nghiệm COVID-19 dương tính và trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng. Thuốc không được phép dùng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi do ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.
Nirmatrelvir/ritonavir
Nirmatrelvir ức chế protein SARS-CoV-2, ngăn chặn sự nhân lên của virus, còn ritonavir làm chậm quá trình phân hủy nirmatrelvir để thuốc có thể tồn tại trong cơ thể trong thời gian dài hơn với nồng độ cao. Nirmatrelvir phải được dùng đồng thời với ritonavir.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo kết hợp hai thuốc này cho bệnh nhân mắc COVID-19 không nặng, có nguy cơ cao nhập viện. Thuốc được FDA Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người người lớn có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và có nguy cơ tiến triển thành COVID-19 mức độ nặng, bao gồm nhập viện hoặc tử vong. Sử dụng nirmatrelvir/ritonavir như lựa chọn điều trị đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở trẻ em từ ≥12 tuổi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và có nguy cơ tiến triển thành bệnh mức độ nặng, nhập viện hoặc tử vong, sẽ tiếp tục được áp dụng tại Hoa Kỳ.
Khuyến cáo bắt đầu liệu pháp đường uống ngay khi chẩn đoán mắc COVID-19 và trong vòng 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Uống ba viên (2 viên nirmatrelvir và 1 viên ritonavir) cùng nhau, 2 lần/ngày trong tối đa 5 ngày.
Corticosteroid
Corticosteroid ức chế nhiều cytokine gây viêm, dẫn đến giảm phù nề, thoát mạch và sự di chuyển của các tế bào viêm, do đó nhìn chung ức chế đáp ứng viêm. WHO khuyến cáo dùng thuốc này cho bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nặng hoặc nguy kịch.
Dexamethasone được khuyến cáo là thuốc điều hòa miễn dịch chủ yếu ở tất cả bệnh nhân cần HFNC, thông khí không xâm lấn, thông khí cơ học hoặc ECMO. Không khuyến cáo dùng steroid dạng hít để điều trị COVID-19 cho đến khi có kết quả của các nghiên cứu đang thực hiện. Không khuyến cáo dùng steroid dạng uống, dạng hít hoặc dạng tiêm tĩnh mạch để dự phòng hoặc phòng ngừa COVID-19.
Thuốc đồng vận kháng nguyên liên kết tế bào lympho T gây độc tế bào 4 (CTLA-4)
Abatacept
Abatacept là thụ thể protein CTLA-4 được trình diện bởi các tế bào T hoạt hóa. Thuốc điều hòa quá trình hoạt hóa và tăng sinh quá mức của tế bào T, được cho là nguyên nhân bệnh sinh của COVID-19. Trong các thử nghiệm lâm sàng, thuốc được đánh giá trong điều trị bệnh nhân nhập viện mắc COVID-19 mức độ trung bình đến nặng. Hiện tại, thuốc chưa được FDA Hoa Kỳ chấp thuận cho chỉ định này.
Thuốc chống thấp khớp làm thay đổi diễn tiến bệnh
Baricitinib
Baricitinib là thuốc ức chế janus kinase gần đây đã được FDA Hoa Kỳ cấp phép sử dụng khẩn cấp, có thể dùng đơn trị mà không cần dùng remdesivir. Thuốc được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân người lớn và bệnh nhi ≥2 tuổi nhập viện do mắc COVID-19, cần cung cấp oxy, thông khí cơ học không xâm lấn hoặc xâm lấn, hoặc ECMO.
WHO khuyến cáo dùng thuốc này cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng hoặc nguy kịch, kết hợp với corticosteroid như phương pháp điều trị thay thế cho thuốc chẹn thụ thể interleukin (IL)-6. Khi baricitinib không khả dụng hoặc không thể sử dụng, khuyến cáo dùng tofacitinib.
Kháng thể đơn dòng
Regdanvimab
Regdanvimab là kháng thể đơn dòng IgG1 tái tổ hợp ở người, liên kết với vùng gắn thụ thể của protein gai của SARS-CoV-2. Hiện thuốc đang được Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đẩy nhanh đánh giá và được Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia Indonesia cấp phép sử dụng khẩn cấp. Thuốc có thể được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân người lớn đã xác nhận mắc COVID-19, không cần liệu pháp oxy bổ sung và có nguy cơ cao tiến triển thành COVID-19 nặng. Thuốc sử dụng qua truyền tĩnh mạch nhỏ giọt.
Tocilizumab
Tocilizumab là kháng thể đơn dòng kháng thụ thể IL-6 tái tổ hợp ở người, liên kết đặc hiệu với sIL-6R, mIL-6R và ức chế quá trình dẫn truyền tín hiệu. Thuốc được FDA Hoa Kỳ cấp phép sử dụng khẩn cấp. WHO khuyến cáo sử dụng tocilizumab hoặc sarilumab kết hợp với corticosteroid cho bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nặng hoặc nguy kịch.
Ở một số quốc gia, thuốc được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân nhập viện trong vòng 24 giờ tại khoa hồi sức tích cực (ICU) và cần cung cấp HFNC hoặc cần hỗ trợ hô hấp tích cực hơn. Ở một số quốc gia, thuốc được khuyến cáo sử dụng kết hợp với dexamethasone cho một số bệnh nhân nằm viện có suy hô hấp mất bù nhanh do COVID-19. Tránh sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch đáng kể hoặc dùng điều trị ngoại trú.
Vẫn chưa đủ bằng chứng đầy đủ để khuyến cáo sử dụng thường quy tocilizumab hoặc các thuốc ức chế IL-6 khác cho bệnh nhân COVID-19 nặng, nghi ngờ có tình trạng bão cytokine, ngoại trừ trong bối cảnh thử nghiệm lâm sàng hoặc sử dụng vì mục đích nhân đạo. Khi không có tocilizumab tiêm tĩnh mạch hoặc không thể sử dụng, nên sử dụng sarilumab tiêm tĩnh mạch.
Vilobelimab
Vilobelimab là kháng thể đơn dòng kháng C5a tác dụng đích vào C5a, là sản phẩm của hoạt hóa bổ thể và bảo tồn chức năng phức hợp tấn công màng. Thuốc đã được cấp phép điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân người lớn nhập viện mắc COVID-19 và được dùng trong vòng 48 giờ sau khi thông khí cơ học hoặc ECMO.
Thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF)-alpha
Infliximab
Infliximab là thuốc ức chế TNF-alpha, là một cytokine tiền viêm đa chức năng, hoạt hóa chủ yếu bởi đại thực bào, tế bào lympho và tế bào tiêu diệt tự nhiên. Giả thuyết cho rằng nếu tác dụng của TNF-alpha được điều hòa, sẽ làm giảm thời gian bệnh hoặc mức độ nặng của COVID-19. Infliximab đã được đánh giá để điều trị cho bệnh nhân nhập viện do COVID-19 mức độ trung bình đến nặng. Hiện tại, FDA Hoa Kỳ chưa chấp thuận cho chỉ định này.
Thuốc kháng đông
Khuyến cáo tất cả bệnh nhân nhập viện nên được kháng đông dự phòng theo tiêu chuẩn với heparin trọng lượng phân tử thấp nếu không có chống chỉ định (như chảy máu đang hoạt động hoặc giảm tiểu cầu mức độ nặng).
Interferon
Trong thử nghiệm in vitro, interferon beta đã được chứng minh là ức chế quá trình sao chép của SARS-CoV-2. Một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn và đa quốc gia, sử dụng interferon beta tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch không cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trong 28 ngày so với điều trị tiêu chuẩn ở bệnh nhân nhập viện do COVID-19.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên, nhãn mở được thực hiện tại Hồng Kông trên bệnh nhân người lớn được xác định mắc SARS-CoV-2 với bệnh mức độ nhẹ đến trung bình, được dùng interferon beta-1b khi bắt đầu có triệu chứng sớm, phối hợp với lopinavir/ritonavir và ribavirin, và phương pháp điều trị cho thấy các triệu chứng được cải thiện về mặt lâm sàng, rút ngắn thời gian lây nhiễm virus và thời gian xuất viện sớm hơn. Cần các nghiên cứu trong tương lai để chứng minh hiệu quả của liệu pháp kháng virus kép với interferon beta-1b là nền tảng.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, so sánh với giả dược đã được thực hiện tại Toronto, những bệnh nhân được xác định mắc SARS-CoV-2 mức độ nhẹ đến trung bình được dùng peginterferon lambda trong những ngày đầu nhiễm COVID-19 và thử nghiệm cho thấy giảm sự tăng lên của số lượng virus và tỷ lệ bệnh nhân đào thải virus tăng lên vào ngày thứ 7 của quá trình điều trị, cho thấy peginterferon lambda có tiềm năng ngăn ngừa tình trạng xấu đi về lâm sàng. Interferon chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Phòng ngừa
Vệ sinh tay
Hành động hiệu quả nhất cần thực hiện để giảm sự lây truyền của mầm bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng là vệ sinh tay. Nên rửa tay bằng xà phòng và nước mỗi khi có thể, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi; khi chăm sóc người bệnh; trước, trong và sau khi chế biến thức ăn; trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; khi tay bẩn rõ ràng; và sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật.
Sử dụng dung dịch sát khuẩn tay khô nếu không thể rửa tay với nước và dung dịch này nên chứa ít nhất 60% cồn. Nên rửa tay đúng cách bằng cách xoa gel lên tất cả các bề mặt của bàn tay và ngón tay cho đến khi tay khô.
Bằng chứng từ đại dịch hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và COVID-19 đã chỉ ra rằng vệ sinh tay rất quan trọng để bảo vệ nhân viên y tế không nhiễm bệnh. Xà phòng đơn thuần có hiệu quả trong việc bất hoạt các loại virus có màng bao như virus COVID-19, do màng bao có chứa chất béo bị xà phòng hòa tan, do đó có thể diệt trừ virus. Thời gian sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn là 20-30 giây trong khi rửa tay bằng xà phòng và nước là 40 đến 60 giây.
Khẩu trang
Khuyến cáo nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, như phương tiện giao thông công cộng, phương tin giao thông chở nhiều người, các sự kiện, nơi tụ tập đông người và bất cứ nơi nào có nhiều người xung quanh. Khẩu trang được sử dụng để bảo vệ những người khỏe mạnh hoặc ngăn ngừa lây nhiễm.
Khẩu trang y tế được khuyến cáo cho nhân viên y tế g làm việc tại các đơn vị lâm sàng, bất kỳ người nào cảm thấy không khỏe, gồm người có triệu chứng nhẹ (như đau cơ, ho nhẹ, đau họng hoặc mệt mỏi), người dương tính với COVID-19 hoặc người đang chờ kết quả xét nghiệm COVID-19, người chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định mắc COVID-19 bên ngoài cơ sở y tế, người ≥60 tuổi và người ở mọi lứa tuổi mắc các bệnh lý nền gồm bệnh hô hấp mạn tính, bệnh lý tim mạch, ung thư, béo phì, suy giảm miễn dịch và đái tháo đường.
Khẩu trang vải thông thường được khuyến cáo dùng cho dân số chung <60 tuổi và không mắc các bệnh lý nền.
Khẩu trang vải phải có hệ số lọc tốt, che kín mũi và miệng, vừa khít với hai bên mặt, không hở và có ≥2 lớp vải thoáng khí, có thể giặt được. Lớp trong cùng là vật liệu thấm hút như cotton; lớp giữa là vật liệu không dệt, không thấm hút như polypropylene; lớp ngoài là vật liệu không thấm hút, chẳng hạn như polyester hoặc vải pha polyester.
Khẩu trang y tế hoặc khẩu trang phẫu thuật bao gồm 3 lớp vật liệu tổng hợp, không dệt, được cấu tạo có các lớp lọc ở giữa, có nhiều độ dày khác nhau, có nhiều mức độ chống thấm và mức độ lọc khác nhau.
Khẩu trang lọc không khí (còn được gọi là mặt nạ lọc không khí [FFP]) có nhiều mức độ lọc khác nhau như FFP2, FFP3, N95 và N99. Được sử dụng để bảo vệ nhân viên y tế đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19 trong các môi trường và khu vực thực hiện các thủ thuật tạo khí dung. Trước khi sử dụng khẩu trang lọc không khí, nhân viên y tế nên kiểm tra độ vừa vặn để đảm bảo rằng đeo đúng kích cỡ.
Khẩu trang y tế và khẩu trang lọc không khí có giá trị bảo vệ tương tự nhau. Cần rửa tay trước khi đeo khẩu trang và không chạm vào khẩu trang khi đang đeo. Khi tháo khẩu trang, chỉ chạm vào dây đeo hoặc dây buộc ở tai, sau đó gấp các mép ngoài lại với nhau và vứt bỏ đúng nơi quy định. Khi giặt khẩu trang, nên sử dụng chất tẩy rửa thông thường và nước ấm có nhiệt độ thích hợp với vải dùng làm khẩu trang, sau đó dùng máy sấy đến khi khô hoàn toàn. Không nên dùng khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc có van thở ra.
Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)_Management 2
Giãn cách xã hội hoặc vật lý
Giãn cách xã hội hoặc vật lý là giữ khoảng cách an toàn ít nhất 6 feet (khoảng 2 sải tay) giữa những người không sống chung nhà. Nên thực hiện giãn cách xã hội cùng với rửa tay, đeo khẩu trang và tránh chạm vào mặt khi chưa rửa tay.
Giãn cách xã hội là điều quan trọng vì virus có thể lây nhiễm từ người mắc bệnh không có triệu chứng. Biện pháp này cũng quan trọng để giúp bảo vệ người có nguy cơ cao mắc COVID-19 mức độ nặng, giúp hạn chế khả năng tiếp xúc với bề mặt nhiễm và người mắc bệnh bên ngoài nhà.
Các biện pháp phòng ngừa khác
Các biện pháp phòng ngừa khác chống lại COVID-19 gồm tránh chạm vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay, che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy và vứt khăn giấy vào thùng rác, vệ sinh và khử trùng các vật dụng và bề mặt thường xuyên chạm vào.
Thông khí
Thông khí là chủ động đưa không khí mới vào thay thế không khí cũ trong một không gian để duy trì chất lượng không khí. Thông khí rất quan trọng để phòng ngừa sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trong phòng bằng cách giảm nồng độ virus trong không khí có thể tiếp xúc với người. Khuyến cáo tăng tốc độ thông khí thông qua các biện pháp tự nhiên hoặc cơ học, tốt nhất là không cần dùng tuần hoàn không khí. Cân nhắc thông khí tự nhiên bằng cách mở cửa sổ hoặc cửa ra vào nếu có thể và đảm bảo an toàn. Đối với các hệ thống cơ học, nên sử dụng các chế độ tiết kiệm của nhiệt độ, quạt và điều hòa không khí (HVAC) và có khả năng dùng công suất lên tới 100% để tăng tỷ lệ không khí bên ngoài được đưa vào. Nên vệ sinh bộ lọc thường xuyên nếu dùng tuần hoàn không khí.
Phương tiện phòng hộ cá nhân
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định mắc COVID-19 phải có phương tiện phòng hộ cá nhân bao gồm các thiết bị sau:
Tính đến ngày 2 tháng 10 năm 2024, tổng cộng 13,64 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên toàn thế giới theo dữ liệu của WHO. Vaccine có thể được tiêm cho những đối tượng sau:
Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)_Management
Vaccine mRNA
Như các loại vaccine: tozinameran (được FDA Hoa Kỳ chấp thuận cho bệnh nhân ≥5 tuổi, cấp phép sử dụng khẩn cấp cho bệnh nhân từ 6 tháng đến 5 tuổi), mRNA-1273 (được FDA Hoa Kỳ chấp thuận cho bệnh nhân ≥18 tuổi, cấp phép sử dụng khẩn cấp cho bệnh nhân từ 6 tháng đến 17 tuổi).
Vaccine này là RNA (mRNA) được biến đổi nucleoside, mã hóa cho glycoprotein gai (protein S) trên bề mặt của virus SARS-CoV-2, tạo ra phản ứng miễn dịch đủ và gây đáp ứng kháng thể gắn kết mạnh với toàn bộ protein gai và vùng gắn thụ thể. Cả tế bào B và tế bào T đều tham gia vào đáp ứng miễn dịch.
Vaccine này không chứa thành phần sống nên không có nguy cơ vaccine gây ra bệnh. Tính sinh miễn dịch có thể thay đổi, hiệu quả ổn định và không có khả năng miễn dịch chống lại vectơ. Tính sinh miễn dịch cao của các loại vaccine này có thể làm tăng khả năng gây ra tác dụng không mong muốn, dẫn đến có thể có nhiều báo cáo hơn về tác dụng không mong muốn tại chỗ và toàn thân. Một số loại vaccine mRNA cần được bảo quản ở nhiệt độ âm sâu.
Vaccine tiểu đơn vị protein
Vaccine tiểu đơn vị protein bao gồm các mảnh protein không gây hại của virus gây bệnh COVID-19 thay vì toàn bộ virus. Sau khi được tiêm vaccine, hệ thống miễn dịch nhận diện các protein không thuộc về cơ thể và bắt đầu tạo ra tế bào lympho T và kháng thể. Nếu bệnh nhân tái nhiễm trong tương lai, các tế bào ghi nhớ sẽ nhận diện và chống lại virus. Cả tế bào B và tế bào T đều tham gia vào phản ứng miễn dịch.
Các loại vaccine này phù hợp với bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Vaccine này không chứa các thành phần sống nên không có nguy cơ gây bệnh bởi vaccine. Vaccine tương đối ổn định; tuy nhiên, có thể cần tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại.
Vaccine vectơ virus
Như: vaccine vectơ virus không sao chép (ChAdOx1-S), adenovirus ở người (Ad26.COV2.S, JNJ-78436735) đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở một số quốc gia.
Vaccine vectơ virus sử dụng một loại virus khác (vectơ) được biến đổi để tạo ra cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Cả tế bào B và tế bào T đều tham gia vào đáp ứng miễn dịch được kích hoạt bởi kháng nguyên. Những người đã từng tiếp xúc với virus gây bệnh ở người được sử dụng làm vectơ có thể có đáp ứng miễn dịch yếu hơn với vaccine do khả năng miễn dịch trước đó với vectơ.
Vaccine virus bất hoạt
Như: vaccine coronaVac đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp và phê duyệt đầy đủ ở một số quốc gia.
Vaccine virus bất hoạt chứa tác nhân gây bệnh đã bất hoạt hoàn toàn hoặc đã chết, tạo ra kháng thể bảo vệ chống lại các quyết định kháng nguyên (epitope) của glycoprotein hemagglutinin trên bề mặt của virus. Vaccine có xu hướng tạo ra đáp ứng miễn dịch yếu hơn so với vaccine sống giảm độc lực, do đó cần tiêm bổ sung để có đáp ứng miễn dịch hiệu quả. Cả tế bào T và tế bào B đều tham gia vào đáp ứng miễn dịch. Vaccine này không phù hợp với bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Chúng tương đối nhạy cảm với nhiệt độ; do đó, cần phải bảo quản cẩn thận.
Liều vaccine tăng cường
Liều vaccine tăng cường là liều vaccine khác được tiêm cho bệnh nhân đã đạt được đủ khả năng bảo vệ sau khi tiêm vaccine nhưng khả năng miễn dịch đang suy yếu.
FDA Hoa Kỳ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho tozinameran và mRNA-1273 để sử dụng như liều tiêm tăng cường duy nhất, được tiêm ít nhất 6 tháng sau khi hoàn thành các mũi tiêm chính ở người trên 18 tuổi. FDA Hoa Kỳ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho tozinameran để sử dụng như một liều tiêm tăng cường duy nhất cho trẻ em từ 5 đến 17 tuổi, ít nhất 5 tháng sau khi hoàn thành đợt tiêm chủng đầu tiên. FDA Hoa Kỳ cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho JNJ-78436735 để sử dụng như một liều tiêm tăng cường duy nhất, được tiêm ít nhất 2 tháng sau khi hoàn thành phác đồ tiêm chủng 1 liều đầu tiên cho những bệnh nhân ≥18 tuổi. Việc cấp phép sử dụng khẩn cấp của FDA Hoa Kỳ cũng nêu rõ là các loại vaccine COVID-19 hiện có có thể được sử dụng như một liều tiêm tăng cường khác loại (hoặc "trộn và kết hợp") cho tất cả những cá nhân đủ điều kiện sau khi hoàn thành phác đồ tiêm chủng chính của một loại vaccine COVID-19 khác.
WHO cùng với Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về tiêm chủng và Nhóm công tác vaccine COVID-19 vẫn đang xem xét các bằng chứng mới về nhu cầu và thời điểm của liều tăng cường. Theo WHO, thứ tự tiêm liều tăng cường cho các nhóm dân số khác nhau phải tuân theo thứ tự đã nêu theo phác đồ tiêm chủng đầu tiên; liều tăng cường nên được ưu tiên sử dụng cho các nhóm dân số có nguy cơ cao so với nhóm dân số có nguy cơ thấp hơn, trừ khi có lý do chính đáng để không thực hiện.
Đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch, WHO đã khuyến cáo tiêm liều thứ ba cũng như liều thứ tư của vaccine mRNA COVID-19 do nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng đáng kể nếu bị nhiễm bệnh. Ở một số quốc gia, các liều vaccine tăng cường bổ sung (tức là liều thứ tư cho người lớn tuổi và liều thứ năm cho người suy giảm miễn dịch) hiện đang được cung cấp. Hiện có dữ liệu hạn chế cho thấy đối với các nhóm có nguy cơ cao, có một số lợi ích hỗ trợ cho việc tiêm liều tăng cường bổ sung.
Vaccine COVID-19 "mới", nhị giá, chứa chủng virus ban đầu cung cấp khả năng bảo vệ rộng rãi chống lại virus COVID-19 và thành phần biến thể omicron sẽ bảo vệ tốt hơn khỏi COVID-19. FDA Hoa Kỳ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho tozinameran và mRNA-1273, sử dụng như một liều tiêm tăng cường duy nhất cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi và những người từ 5 tuổi trở lên, ít nhất 2 tháng sau khi hoàn thành phác đồ tiêm chủng đầu tiên với 3 liều vaccine COVID-19 đơn giá.
Hành động hiệu quả nhất cần thực hiện để giảm sự lây truyền của mầm bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng là vệ sinh tay. Nên rửa tay bằng xà phòng và nước mỗi khi có thể, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi; khi chăm sóc người bệnh; trước, trong và sau khi chế biến thức ăn; trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; khi tay bẩn rõ ràng; và sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật.
Sử dụng dung dịch sát khuẩn tay khô nếu không thể rửa tay với nước và dung dịch này nên chứa ít nhất 60% cồn. Nên rửa tay đúng cách bằng cách xoa gel lên tất cả các bề mặt của bàn tay và ngón tay cho đến khi tay khô.
Bằng chứng từ đại dịch hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và COVID-19 đã chỉ ra rằng vệ sinh tay rất quan trọng để bảo vệ nhân viên y tế không nhiễm bệnh. Xà phòng đơn thuần có hiệu quả trong việc bất hoạt các loại virus có màng bao như virus COVID-19, do màng bao có chứa chất béo bị xà phòng hòa tan, do đó có thể diệt trừ virus. Thời gian sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn là 20-30 giây trong khi rửa tay bằng xà phòng và nước là 40 đến 60 giây.
Khẩu trang
Khuyến cáo nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, như phương tiện giao thông công cộng, phương tin giao thông chở nhiều người, các sự kiện, nơi tụ tập đông người và bất cứ nơi nào có nhiều người xung quanh. Khẩu trang được sử dụng để bảo vệ những người khỏe mạnh hoặc ngăn ngừa lây nhiễm.
Khẩu trang y tế được khuyến cáo cho nhân viên y tế g làm việc tại các đơn vị lâm sàng, bất kỳ người nào cảm thấy không khỏe, gồm người có triệu chứng nhẹ (như đau cơ, ho nhẹ, đau họng hoặc mệt mỏi), người dương tính với COVID-19 hoặc người đang chờ kết quả xét nghiệm COVID-19, người chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định mắc COVID-19 bên ngoài cơ sở y tế, người ≥60 tuổi và người ở mọi lứa tuổi mắc các bệnh lý nền gồm bệnh hô hấp mạn tính, bệnh lý tim mạch, ung thư, béo phì, suy giảm miễn dịch và đái tháo đường.
Khẩu trang vải thông thường được khuyến cáo dùng cho dân số chung <60 tuổi và không mắc các bệnh lý nền.
Khẩu trang vải phải có hệ số lọc tốt, che kín mũi và miệng, vừa khít với hai bên mặt, không hở và có ≥2 lớp vải thoáng khí, có thể giặt được. Lớp trong cùng là vật liệu thấm hút như cotton; lớp giữa là vật liệu không dệt, không thấm hút như polypropylene; lớp ngoài là vật liệu không thấm hút, chẳng hạn như polyester hoặc vải pha polyester.
Khẩu trang y tế hoặc khẩu trang phẫu thuật bao gồm 3 lớp vật liệu tổng hợp, không dệt, được cấu tạo có các lớp lọc ở giữa, có nhiều độ dày khác nhau, có nhiều mức độ chống thấm và mức độ lọc khác nhau.
Khẩu trang lọc không khí (còn được gọi là mặt nạ lọc không khí [FFP]) có nhiều mức độ lọc khác nhau như FFP2, FFP3, N95 và N99. Được sử dụng để bảo vệ nhân viên y tế đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19 trong các môi trường và khu vực thực hiện các thủ thuật tạo khí dung. Trước khi sử dụng khẩu trang lọc không khí, nhân viên y tế nên kiểm tra độ vừa vặn để đảm bảo rằng đeo đúng kích cỡ.
Khẩu trang y tế và khẩu trang lọc không khí có giá trị bảo vệ tương tự nhau. Cần rửa tay trước khi đeo khẩu trang và không chạm vào khẩu trang khi đang đeo. Khi tháo khẩu trang, chỉ chạm vào dây đeo hoặc dây buộc ở tai, sau đó gấp các mép ngoài lại với nhau và vứt bỏ đúng nơi quy định. Khi giặt khẩu trang, nên sử dụng chất tẩy rửa thông thường và nước ấm có nhiệt độ thích hợp với vải dùng làm khẩu trang, sau đó dùng máy sấy đến khi khô hoàn toàn. Không nên dùng khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc có van thở ra.

Giãn cách xã hội hoặc vật lý
Giãn cách xã hội hoặc vật lý là giữ khoảng cách an toàn ít nhất 6 feet (khoảng 2 sải tay) giữa những người không sống chung nhà. Nên thực hiện giãn cách xã hội cùng với rửa tay, đeo khẩu trang và tránh chạm vào mặt khi chưa rửa tay.
Giãn cách xã hội là điều quan trọng vì virus có thể lây nhiễm từ người mắc bệnh không có triệu chứng. Biện pháp này cũng quan trọng để giúp bảo vệ người có nguy cơ cao mắc COVID-19 mức độ nặng, giúp hạn chế khả năng tiếp xúc với bề mặt nhiễm và người mắc bệnh bên ngoài nhà.
Các biện pháp phòng ngừa khác
Các biện pháp phòng ngừa khác chống lại COVID-19 gồm tránh chạm vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay, che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy và vứt khăn giấy vào thùng rác, vệ sinh và khử trùng các vật dụng và bề mặt thường xuyên chạm vào.
Thông khí
Thông khí là chủ động đưa không khí mới vào thay thế không khí cũ trong một không gian để duy trì chất lượng không khí. Thông khí rất quan trọng để phòng ngừa sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trong phòng bằng cách giảm nồng độ virus trong không khí có thể tiếp xúc với người. Khuyến cáo tăng tốc độ thông khí thông qua các biện pháp tự nhiên hoặc cơ học, tốt nhất là không cần dùng tuần hoàn không khí. Cân nhắc thông khí tự nhiên bằng cách mở cửa sổ hoặc cửa ra vào nếu có thể và đảm bảo an toàn. Đối với các hệ thống cơ học, nên sử dụng các chế độ tiết kiệm của nhiệt độ, quạt và điều hòa không khí (HVAC) và có khả năng dùng công suất lên tới 100% để tăng tỷ lệ không khí bên ngoài được đưa vào. Nên vệ sinh bộ lọc thường xuyên nếu dùng tuần hoàn không khí.
Phương tiện phòng hộ cá nhân
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định mắc COVID-19 phải có phương tiện phòng hộ cá nhân bao gồm các thiết bị sau:
- Phải mang khẩu trang N95 (hoặc tương đương hoặc khẩu trang có độ lọc cao hơn) hoặc mặt nạ (nếu không có khẩu trang) trước khi vào phòng bệnh nhân; phải tháo và vứt bỏ đúng cách khi ra khỏi phòng bệnh nhân và phải vệ sinh tay
- Phải đeo kính bảo vệ mắt hoặc tấm chắn giọt bắn che phía trước và hai bên mặt trước khi vào phòng bệnh nhân; kính phải tương thích với khẩu trang
- Phải đeo găng tay sạch và không cần tiệt trùng trước khi vào phòng bệnh nhân; phải tháo và vứt bỏ đúng cách khi ra khỏi phòng bệnh nhân và vệ sinh tay; không nên đeo 2 lớp găng tay
- Phải mặc áo choàng cách ly sạch trước khi vào phòng bệnh nhân; phải tháo và vứt bỏ đúng cách khi ra khỏi phòng bệnh nhân và vệ sinh tay; không khuyến khích mặc cùng lúc >1 áo choàng
Tính đến ngày 2 tháng 10 năm 2024, tổng cộng 13,64 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên toàn thế giới theo dữ liệu của WHO. Vaccine có thể được tiêm cho những đối tượng sau:
- Người lớn và trẻ em ≥6 tháng tuổi (vui lòng tham khảo khuyến cáo được phê duyệt của FDA tại địa phương để biết các vaccine được phê duyệt và vaccine được phê duyệt khẩn cấp, áp dụng theo độ tuổi)
- Vaccine đã được phê duyệt khẩn cấp có thể được tiêm ngừa cho bệnh nhân từ 16 đến 18 tuổi trở lên và một số vaccine chỉ được chỉ định cho bệnh nhân dưới 59 tuổi
- Bệnh nhân đang có kế hoạch mang thai
- Đang mang thai hoặc đang cho con bú
- Bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc ung thư sẽ cần được sự cho phép của bác sĩ

Vaccine mRNA
Như các loại vaccine: tozinameran (được FDA Hoa Kỳ chấp thuận cho bệnh nhân ≥5 tuổi, cấp phép sử dụng khẩn cấp cho bệnh nhân từ 6 tháng đến 5 tuổi), mRNA-1273 (được FDA Hoa Kỳ chấp thuận cho bệnh nhân ≥18 tuổi, cấp phép sử dụng khẩn cấp cho bệnh nhân từ 6 tháng đến 17 tuổi).
Vaccine này là RNA (mRNA) được biến đổi nucleoside, mã hóa cho glycoprotein gai (protein S) trên bề mặt của virus SARS-CoV-2, tạo ra phản ứng miễn dịch đủ và gây đáp ứng kháng thể gắn kết mạnh với toàn bộ protein gai và vùng gắn thụ thể. Cả tế bào B và tế bào T đều tham gia vào đáp ứng miễn dịch.
Vaccine này không chứa thành phần sống nên không có nguy cơ vaccine gây ra bệnh. Tính sinh miễn dịch có thể thay đổi, hiệu quả ổn định và không có khả năng miễn dịch chống lại vectơ. Tính sinh miễn dịch cao của các loại vaccine này có thể làm tăng khả năng gây ra tác dụng không mong muốn, dẫn đến có thể có nhiều báo cáo hơn về tác dụng không mong muốn tại chỗ và toàn thân. Một số loại vaccine mRNA cần được bảo quản ở nhiệt độ âm sâu.
Vaccine tiểu đơn vị protein
Vaccine tiểu đơn vị protein bao gồm các mảnh protein không gây hại của virus gây bệnh COVID-19 thay vì toàn bộ virus. Sau khi được tiêm vaccine, hệ thống miễn dịch nhận diện các protein không thuộc về cơ thể và bắt đầu tạo ra tế bào lympho T và kháng thể. Nếu bệnh nhân tái nhiễm trong tương lai, các tế bào ghi nhớ sẽ nhận diện và chống lại virus. Cả tế bào B và tế bào T đều tham gia vào phản ứng miễn dịch.
Các loại vaccine này phù hợp với bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Vaccine này không chứa các thành phần sống nên không có nguy cơ gây bệnh bởi vaccine. Vaccine tương đối ổn định; tuy nhiên, có thể cần tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại.
Vaccine vectơ virus
Như: vaccine vectơ virus không sao chép (ChAdOx1-S), adenovirus ở người (Ad26.COV2.S, JNJ-78436735) đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở một số quốc gia.
Vaccine vectơ virus sử dụng một loại virus khác (vectơ) được biến đổi để tạo ra cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Cả tế bào B và tế bào T đều tham gia vào đáp ứng miễn dịch được kích hoạt bởi kháng nguyên. Những người đã từng tiếp xúc với virus gây bệnh ở người được sử dụng làm vectơ có thể có đáp ứng miễn dịch yếu hơn với vaccine do khả năng miễn dịch trước đó với vectơ.
Vaccine virus bất hoạt
Như: vaccine coronaVac đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp và phê duyệt đầy đủ ở một số quốc gia.
Vaccine virus bất hoạt chứa tác nhân gây bệnh đã bất hoạt hoàn toàn hoặc đã chết, tạo ra kháng thể bảo vệ chống lại các quyết định kháng nguyên (epitope) của glycoprotein hemagglutinin trên bề mặt của virus. Vaccine có xu hướng tạo ra đáp ứng miễn dịch yếu hơn so với vaccine sống giảm độc lực, do đó cần tiêm bổ sung để có đáp ứng miễn dịch hiệu quả. Cả tế bào T và tế bào B đều tham gia vào đáp ứng miễn dịch. Vaccine này không phù hợp với bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Chúng tương đối nhạy cảm với nhiệt độ; do đó, cần phải bảo quản cẩn thận.
Liều vaccine tăng cường
Liều vaccine tăng cường là liều vaccine khác được tiêm cho bệnh nhân đã đạt được đủ khả năng bảo vệ sau khi tiêm vaccine nhưng khả năng miễn dịch đang suy yếu.
FDA Hoa Kỳ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho tozinameran và mRNA-1273 để sử dụng như liều tiêm tăng cường duy nhất, được tiêm ít nhất 6 tháng sau khi hoàn thành các mũi tiêm chính ở người trên 18 tuổi. FDA Hoa Kỳ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho tozinameran để sử dụng như một liều tiêm tăng cường duy nhất cho trẻ em từ 5 đến 17 tuổi, ít nhất 5 tháng sau khi hoàn thành đợt tiêm chủng đầu tiên. FDA Hoa Kỳ cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho JNJ-78436735 để sử dụng như một liều tiêm tăng cường duy nhất, được tiêm ít nhất 2 tháng sau khi hoàn thành phác đồ tiêm chủng 1 liều đầu tiên cho những bệnh nhân ≥18 tuổi. Việc cấp phép sử dụng khẩn cấp của FDA Hoa Kỳ cũng nêu rõ là các loại vaccine COVID-19 hiện có có thể được sử dụng như một liều tiêm tăng cường khác loại (hoặc "trộn và kết hợp") cho tất cả những cá nhân đủ điều kiện sau khi hoàn thành phác đồ tiêm chủng chính của một loại vaccine COVID-19 khác.
WHO cùng với Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về tiêm chủng và Nhóm công tác vaccine COVID-19 vẫn đang xem xét các bằng chứng mới về nhu cầu và thời điểm của liều tăng cường. Theo WHO, thứ tự tiêm liều tăng cường cho các nhóm dân số khác nhau phải tuân theo thứ tự đã nêu theo phác đồ tiêm chủng đầu tiên; liều tăng cường nên được ưu tiên sử dụng cho các nhóm dân số có nguy cơ cao so với nhóm dân số có nguy cơ thấp hơn, trừ khi có lý do chính đáng để không thực hiện.
Đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch, WHO đã khuyến cáo tiêm liều thứ ba cũng như liều thứ tư của vaccine mRNA COVID-19 do nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng đáng kể nếu bị nhiễm bệnh. Ở một số quốc gia, các liều vaccine tăng cường bổ sung (tức là liều thứ tư cho người lớn tuổi và liều thứ năm cho người suy giảm miễn dịch) hiện đang được cung cấp. Hiện có dữ liệu hạn chế cho thấy đối với các nhóm có nguy cơ cao, có một số lợi ích hỗ trợ cho việc tiêm liều tăng cường bổ sung.
Vaccine COVID-19 "mới", nhị giá, chứa chủng virus ban đầu cung cấp khả năng bảo vệ rộng rãi chống lại virus COVID-19 và thành phần biến thể omicron sẽ bảo vệ tốt hơn khỏi COVID-19. FDA Hoa Kỳ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho tozinameran và mRNA-1273, sử dụng như một liều tiêm tăng cường duy nhất cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi và những người từ 5 tuổi trở lên, ít nhất 2 tháng sau khi hoàn thành phác đồ tiêm chủng đầu tiên với 3 liều vaccine COVID-19 đơn giá.