Content:
Biểu hiện lâm sàng
Nội dung của trang này:
Biểu hiện lâm sàng
Tiền sử bệnh
Khám thực thể
Chẩn đoán hoặc Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tầm soát
Nội dung của trang này:
Biểu hiện lâm sàng
Tiền sử bệnh
Khám thực thể
Chẩn đoán hoặc Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tầm soát
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh nhân mắc đái tháo đường thường có biểu hiện như tiểu nhiều, khát nhiều và giảm cân không rõ nguyên nhân. Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường típ 1 bị nhiễm toan ceton hoặc khởi phát tăng đường huyết cấp tính. Một số bệnh nhân khác có biểu hiện tương tự như đái tháo đường típ 2. Bệnh nhân có thể khởi phát muộn và tiến triển bệnh chậm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể mắc các rối loạn tự miễn khác (như bệnh Graves, viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Addison).
Đa số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 không có triệu chứng. Nhiễm toan ceton không phổ biến và thường thứ phát do căng thẳng (như nhiễm khuẩn). Bệnh nhân có thể không được chẩn đoán cho đến khi xuất hiện các biến chứng. Tăng đường huyết tiến triển dần dần và trong giai đoạn sớm, các triệu chứng thường không nghiêm trọng đến mức bệnh nhân có thể nhận ra.
Đa số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 không có triệu chứng. Nhiễm toan ceton không phổ biến và thường thứ phát do căng thẳng (như nhiễm khuẩn). Bệnh nhân có thể không được chẩn đoán cho đến khi xuất hiện các biến chứng. Tăng đường huyết tiến triển dần dần và trong giai đoạn sớm, các triệu chứng thường không nghiêm trọng đến mức bệnh nhân có thể nhận ra.
Tiền sử bệnh
Các thành phần quan trọng trong bệnh sử:
- Tuổi và triệu chứng đái tháo đường khi khởi phát
- Lối sống của bệnh nhân (như thói quen ăn uống, hoạt động thể chất, tình trạng dinh dưỡng và tiền sử cân nặng)
- Tiền sử giảm cân
- Đã được giáo dục về đái tháo đường
- Tiền sử hạ đường huyết tái phát
- Phác đồ điều trị hiện tại và trước đây, cùng với đáp ứng tương ứng (dựa trên hồ sơ HbA1c), bao gồm kết quả theo dõi đường huyết của bệnh nhân
- Tần suất, mức độ nghiêm trọng, hoặc nguyên nhân của nhiễm toan ceton do đái tháo đường
- Biến cố, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết và khả năng nhận thức về hạ đường huyết của bệnh nhân
- Tiền sử các biến chứng liên quan đến đái tháo đường bao gồm bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh mạch vành (coronary heart disease - CHD), bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên (peripheral arterial disease - PAD)
- Tình trạng hiện tại hoặc tiền sử nhiễm trùng da, chân, răng và nhiễm trùng đường tiết niệu - sinh dục
- Tiền sử sử dụng thuốc hoặc rượu
- Tiền sử nghề nghiệp
Khám thực thể
Cần thực hiện một cuộc khám thực thể toàn diện, bao gồm:
- Chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và số đo vòng eo
- Huyết áp (bao gồm cả huyết áp tư thế nếu có thể)
- Khám sờ tuyến giáp/tình trạng tuyến giáp
- Khám da để kiểm tra bệnh gai đen và vị trí tiêm insulin
- Khám thần kinh
- Khám hệ tim mạch, lồng ngực và bụng
- Soi đáy mắt
- Khám chân toàn diện
Chẩn đoán hoặc Tiêu chuẩn chẩn đoán
Đái tháo đường được chẩn đoán mà không cần xét nghiệm thêm ở bệnh nhân có tình trạng tăng đường huyết rõ kèm mất bù chuyển hóa cấp tính (như nhiễm toan ceton do đái tháo đường [diabetic ketoacidosis - DKA], hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm toan ceton).
Các xét nghiệm tương tự nhau được sử dụng cho tầm soát và chẩn đoán. Chẩn đoán đái tháo đường dựa trên đường huyết đói (fasting plasma glucose - FPG), nghiệm pháp dung nạp 75 g glucose đường uống sau 2 giờ (oral glucose tolerance test - OGTT), hoặc hemoglobin glycosyl hóa A1c (HbA1c) mà trong đó chỉ cần một giá trị bất thường là đủ để chẩn đoán cho người có triệu chứng. Mức HbA1c có thể thay đổi tùy theo chủng tộc, tình trạng thiếu máu hoặc bệnh lý huyết sắc tố của bệnh nhân. Chẩn đoán chỉ nên dựa hoàn toàn vào tiêu chí đường huyết ở bệnh nhân có sự thay đổi bất thường về số lượng tế bào hồng cầu (như mang thai, vừa bị mất máu hoặc truyền máu, bệnh hồng cầu hình liềm, chạy thận nhân tạo). Bệnh nhân đã xác định có bệnh tim mạch cần được sàng lọc bằng đường huyết đói và/hoặc HbA1c, tuy nhiên, có thể dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống nếu không kết luận được với kết quả đường huyết đói và HbA1c.
Đái tháo đường được chẩn đoán nếu có bất kỳ yếu tố nào sau đây:
Bệnh nhân được xem là mắc tiền đái tháo đường khi có:
Các xét nghiệm tương tự nhau được sử dụng cho tầm soát và chẩn đoán. Chẩn đoán đái tháo đường dựa trên đường huyết đói (fasting plasma glucose - FPG), nghiệm pháp dung nạp 75 g glucose đường uống sau 2 giờ (oral glucose tolerance test - OGTT), hoặc hemoglobin glycosyl hóa A1c (HbA1c) mà trong đó chỉ cần một giá trị bất thường là đủ để chẩn đoán cho người có triệu chứng. Mức HbA1c có thể thay đổi tùy theo chủng tộc, tình trạng thiếu máu hoặc bệnh lý huyết sắc tố của bệnh nhân. Chẩn đoán chỉ nên dựa hoàn toàn vào tiêu chí đường huyết ở bệnh nhân có sự thay đổi bất thường về số lượng tế bào hồng cầu (như mang thai, vừa bị mất máu hoặc truyền máu, bệnh hồng cầu hình liềm, chạy thận nhân tạo). Bệnh nhân đã xác định có bệnh tim mạch cần được sàng lọc bằng đường huyết đói và/hoặc HbA1c, tuy nhiên, có thể dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống nếu không kết luận được với kết quả đường huyết đói và HbA1c.
Đái tháo đường được chẩn đoán nếu có bất kỳ yếu tố nào sau đây:
- HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol)*
- Xét nghiệm nên được thực hiện trong phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp được chứng nhận bởi chương trình tiêu chuẩn hóa glycohemoglobin quốc gia (national glycohemoglobin standardization program - NGSP) và được chuẩn hóa theo xét nghiệm trong thử nghiệm Kiểm soát Đái tháo đường và Biến chứng (Diabetes Control and Complications Trial - DCCT).
- Đường huyết đói ≥7 mmol/L (≥126 mg/dL)
- Trạng thái đói là không nạp năng lượng trong ít nhất trong 8 giờ
- Đường huyết sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 2 giờ ≥11,1 mmol/L (≥200 mg/dL)
- Thực hiện bằng cách uống một lượng glucose tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước
- Đường huyết ngẫu nhiên ≥11,1 mmol/L (≥200 mg/dL) ở bệnh nhân xuất hiện cơn tăng đường huyết cấp tính hoặc có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết
Bệnh nhân được xem là mắc tiền đái tháo đường khi có:
- Rối loạn đường huyết lúc đói (Impaired fasting glucose - IFG): Đường huyết đói (FPG) từ 5,6-6,9 mmol/L (100-125 mg/dL)
- Rối loạn dung nạp glucose (Impaired glucose tolerance - IGT): Glucose huyết tương sau khi làm nghiệm pháp dung nạp 75 g glucose đường uống 2 giờ (OGTT) từ 7,8 đến 11 mmol/L (140-199 mg/dL)
- HbA1c từ 5,7-6,4% (39-47mmol/mol)
- HbA1c 6-6,5% có nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 trong vòng 5 năm là 25-50%
- HbA1c ban đầu là yếu tố dự báo mạnh cho đái tháo đường típ 2 và các biến cố tim mạch về sau
Tầm soát
Việc tầm soát đái tháo đường được khuyến cáo cho tất cả người lớn bị thừa cân (chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥23 kg/m2 đối với người châu Á) hoặc có vòng eo ≥80 cm đối với phụ nữ châu Á và ≥90 cm đối với nam giới châu Á, cùng với các yếu tố nguy cơ sau:
Các xét nghiệm HbA1c, đường huyết đói hoặc xét nghiệm dung nạp 75 g glucose sau 2 giờ có thể được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường hoặc xác định nguy cơ đái tháo đường trong tương lai. Xét nghiệm nên được lặp lại mỗi 3 năm nếu kết quả bình thường và có thể thực hiện thường xuyên hơn tùy thuộc vào kết quả ban đầu và nguy cơ mắc đái tháo đường. Nên tầm soát hàng năm ở bệnh nhân tiền đái tháo đường.
Nên hướng dẫn bệnh nhân sang các chuyên khoa khác để thực hiện các kiểm tra hàng năm bao gồm: soi đáy mắt giãn đồng tử, kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, liệu pháp dinh dưỡng y tế (medical nutrition therapy - MNT), giáo dục tự quản lý đái tháo đường (diabetes self-management education - DSME), khám răng miệng và đánh giá sức khỏe tâm thần nếu cần thiết. Cần xem xét việc tầm soát trầm cảm, căng thẳng, lo âu liên quan đến đái tháo đường, rối loạn ăn uống và suy giảm nhận thức ở bệnh nhân tự quản lý bệnh kém.
* Khuyến cáo ở mỗi quốc gia có thể khác nhau. Vui lòng tham khảo hướng dẫn hiện hành của cơ quan y tế địa phương.
Diabetes Mellitus_Initial Assesment
- Không hoạt động thể chất
- Có người thân thế hệ 1 bị đái tháo đường
- Phụ nữ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ (GDM) hoặc sinh con nặng hơn 4 kg (>9 lb)
- Phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Có béo phì nghiêm trọng, bệnh gai đen hoặc các tình trạng khác liên quan đến đề kháng insulin
- Có chỉ số HbA1c ≥5,7%, rối loạn dung nạp glucose (IGT) và rối loạn đường huyết lúc đói (IFG) trong các lần xét nghiệm trước đó
- Có nồng độ lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao (HDL-C) <0,9 mmol/L (<35 mg/dL) và/hoặc nồng độ triglyceride (TG) >2,82 mmol/L (>250 mg/dL)
- Được chẩn đoán tăng huyết áp (≥130/80 mmHg) hoặc đang dùng thuốc trị tăng huyết áp
- Có tiền sử bệnh tim mạch (cardiovascular disease - CVD)
- Chủng tộc/dân tộc có nguy cơ cao (như người Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ gốc Á, Mỹ gốc Phi, gốc Latinh, người dân các đảo Thái Bình Dương)
- Bị tâm thần phân liệt và/hoặc rối loạn lưỡng cực nặng đang được điều trị bằng thuốc chống loạn thần
- Đang dùng thuốc kháng retrovirus hoặc điều trị lâu dài với steroid tác dụng toàn thân
- Được sinh ra từ các bà mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ
Các xét nghiệm HbA1c, đường huyết đói hoặc xét nghiệm dung nạp 75 g glucose sau 2 giờ có thể được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường hoặc xác định nguy cơ đái tháo đường trong tương lai. Xét nghiệm nên được lặp lại mỗi 3 năm nếu kết quả bình thường và có thể thực hiện thường xuyên hơn tùy thuộc vào kết quả ban đầu và nguy cơ mắc đái tháo đường. Nên tầm soát hàng năm ở bệnh nhân tiền đái tháo đường.
Nên hướng dẫn bệnh nhân sang các chuyên khoa khác để thực hiện các kiểm tra hàng năm bao gồm: soi đáy mắt giãn đồng tử, kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, liệu pháp dinh dưỡng y tế (medical nutrition therapy - MNT), giáo dục tự quản lý đái tháo đường (diabetes self-management education - DSME), khám răng miệng và đánh giá sức khỏe tâm thần nếu cần thiết. Cần xem xét việc tầm soát trầm cảm, căng thẳng, lo âu liên quan đến đái tháo đường, rối loạn ăn uống và suy giảm nhận thức ở bệnh nhân tự quản lý bệnh kém.
* Khuyến cáo ở mỗi quốc gia có thể khác nhau. Vui lòng tham khảo hướng dẫn hiện hành của cơ quan y tế địa phương.
