Content:
Giám sát
Nội dung của trang này:
Giám sát
Biến chứng
Nội dung của trang này:
Giám sát
Biến chứng
Giám sát
Cần theo dõi suốt đời đối với bệnh nhân SLE. Tần suất thăm khám phụ thuộc vào mức độ hoạt động của bệnh, mức độ nghiêm trọng và phạm vi của bệnh, đáp ứng điều trị, loại điều trị và theo dõi độc tính.
Công cụ quan trọng nhất trong việc điều trị SLE là đánh giá lâm sàng và xét nghiệm cẩn thận, thường xuyên để phát hiện các đợt bùng phát bệnh, tác dụng không mong muốn của thuốc và sự xuất hiện của nhiễm trùng, và điều chỉnh việc điều trị dựa trên đáp ứng của bệnh nhân. Do đó, việc giám sát tích cực các bệnh nhiễm trùng cơ hội và điều chỉnh liệu pháp hiện tại (như corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch) theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương cơ quan trong các đợt SLE bùng phát là điều cần thiết. Bệnh nhân SLE nặng, có biến chứng, bệnh đi kèm và ngộ độc thuốc sẽ cần được theo dõi thường xuyên hơn.
Theo dõi trong các lần khám nên bao gồm khai thác bệnh sử, khám thực thể và các xét nghiệm (như công thức máu, số lượng tiểu cầu, đo creatinine, phân tích nước tiểu, xét nghiệm chức năng thận và gan, ESR, CRP, miễn dịch học hoặc huyết thanh học, điện tâm đồ và chẩn đoán hình ảnh). Đối với bệnh nhân có SLE đang hoạt động, có thể theo dõi mỗi 1-3 tháng sau khi chẩn đoán hoặc khi có cơn bùng phát, trong khi đối với bệnh nhân có hoạt động bệnh thấp hoặc không hoạt động hoặc có quá trình điều trị ổn định, có thể theo dõi mỗi 6-12 tháng.
Sau khi đạt được mức độ hoạt động bệnh thấp hoặc thuyên giảm, 20-25% bệnh nhân mắc SLE sẽ bùng phát trong vòng 1-2 năm và 40-66% trong vòng 5-10 năm. Các yếu tố nguy cơ gây bùng phát SLE bao gồm tuổi khởi phát SLE ≤25, giới tính nam, hoạt động bệnh dai dẳng, tổn thương các cơ quan chính (như giảm tế bào máu, viêm thận, bệnh thần kinh - tâm thần, viêm mạch); kết quả xét nghiệm cho thấy C3/C4 trong huyết thanh thấp, kháng thể anti-dsDNA cao; và các vấn đề điều trị (như tuân thủ kém, ngừng thuốc hoặc chưa bao giờ dùng hydroxychloroquine, giảm liều nhanh hoặc ngừng liệu pháp ức chế miễn dịch duy trì).
Kết quả các xét nghiệm có thể dự đoán đợt bùng phát bệnh bao gồm giảm nồng độ bổ thể trong huyết thanh, tăng kháng thể anti-dsDNA, tăng ESR, giảm nồng độ hemoglobin, số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu, tăng nồng độ creatine phosphokinase (CPK) và xuất hiện tình trạng tiểu máu vi thể hoặc protein niệu.
Các bác sĩ có thể sử dụng ít nhất 1 trong các chỉ số toàn cầu hoặc chỉ số theo hệ thống cơ quan cụ thể đã được phát triển để theo dõi SLE trong thời gian dài: SLEDAI, BILAG, PGA và ECLAM.
Viêm thận lupus
Theo dõi viêm thận lupus bao gồm kiểm tra huyết áp và thực hiện các xét nghiệm như phân tích nước tiểu, tỷ lệ protein/creatinine, nồng độ creatinine huyết thanh, C3/C4 và nồng độ anti-dsDNA.
Vui lòng xem phần điều trị Viêm thận lupus để biết thêm thông tin.
Công cụ quan trọng nhất trong việc điều trị SLE là đánh giá lâm sàng và xét nghiệm cẩn thận, thường xuyên để phát hiện các đợt bùng phát bệnh, tác dụng không mong muốn của thuốc và sự xuất hiện của nhiễm trùng, và điều chỉnh việc điều trị dựa trên đáp ứng của bệnh nhân. Do đó, việc giám sát tích cực các bệnh nhiễm trùng cơ hội và điều chỉnh liệu pháp hiện tại (như corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch) theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương cơ quan trong các đợt SLE bùng phát là điều cần thiết. Bệnh nhân SLE nặng, có biến chứng, bệnh đi kèm và ngộ độc thuốc sẽ cần được theo dõi thường xuyên hơn.
Theo dõi trong các lần khám nên bao gồm khai thác bệnh sử, khám thực thể và các xét nghiệm (như công thức máu, số lượng tiểu cầu, đo creatinine, phân tích nước tiểu, xét nghiệm chức năng thận và gan, ESR, CRP, miễn dịch học hoặc huyết thanh học, điện tâm đồ và chẩn đoán hình ảnh). Đối với bệnh nhân có SLE đang hoạt động, có thể theo dõi mỗi 1-3 tháng sau khi chẩn đoán hoặc khi có cơn bùng phát, trong khi đối với bệnh nhân có hoạt động bệnh thấp hoặc không hoạt động hoặc có quá trình điều trị ổn định, có thể theo dõi mỗi 6-12 tháng.
Sau khi đạt được mức độ hoạt động bệnh thấp hoặc thuyên giảm, 20-25% bệnh nhân mắc SLE sẽ bùng phát trong vòng 1-2 năm và 40-66% trong vòng 5-10 năm. Các yếu tố nguy cơ gây bùng phát SLE bao gồm tuổi khởi phát SLE ≤25, giới tính nam, hoạt động bệnh dai dẳng, tổn thương các cơ quan chính (như giảm tế bào máu, viêm thận, bệnh thần kinh - tâm thần, viêm mạch); kết quả xét nghiệm cho thấy C3/C4 trong huyết thanh thấp, kháng thể anti-dsDNA cao; và các vấn đề điều trị (như tuân thủ kém, ngừng thuốc hoặc chưa bao giờ dùng hydroxychloroquine, giảm liều nhanh hoặc ngừng liệu pháp ức chế miễn dịch duy trì).
Kết quả các xét nghiệm có thể dự đoán đợt bùng phát bệnh bao gồm giảm nồng độ bổ thể trong huyết thanh, tăng kháng thể anti-dsDNA, tăng ESR, giảm nồng độ hemoglobin, số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu, tăng nồng độ creatine phosphokinase (CPK) và xuất hiện tình trạng tiểu máu vi thể hoặc protein niệu.
Các bác sĩ có thể sử dụng ít nhất 1 trong các chỉ số toàn cầu hoặc chỉ số theo hệ thống cơ quan cụ thể đã được phát triển để theo dõi SLE trong thời gian dài: SLEDAI, BILAG, PGA và ECLAM.
Viêm thận lupus
Theo dõi viêm thận lupus bao gồm kiểm tra huyết áp và thực hiện các xét nghiệm như phân tích nước tiểu, tỷ lệ protein/creatinine, nồng độ creatinine huyết thanh, C3/C4 và nồng độ anti-dsDNA.
Vui lòng xem phần điều trị Viêm thận lupus để biết thêm thông tin.
Biến chứng
Độc tính
Bệnh nhân dùng glucocorticoid lâu dài nên được theo dõi nồng độ điện giải, glucose và lipid để phát hiện các tình trạng chuyển hóa. Đo mật độ xương có thể được yêu cầu để phát hiện loãng xương và theo dõi đáp ứng điều trị.
Bệnh nhân dùng hydroxychloroquine nên được sàng lọc nhãn khoa (như kiểm tra thị trường mắt và/hoặc chụp cắt lớp quang học kết hợp miền quang phổ) ban đầu, sau 5 năm và sau đó hàng năm đối với những bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ nhiễm độc võng mạc.
Đối với những bệnh nhân đã biết có yếu tố nguy cơ nhiễm độc võng mạc (như sử dụng hydroxychloroquine kéo dài và/hoặc liều cao, tuổi cao, tiền sử bệnh võng mạc và bệnh hoàng điểm, dùng đồng thời tamoxifen), cần thực hiện sàng lọc nhãn khoa từ ban đầu và sau đó hàng năm.
Bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch nên được theo dõi độc tính về huyết học, gan và thận, cũng như sự xuất hiện của nhiễm trùng.
Bệnh nhân dùng glucocorticoid lâu dài nên được theo dõi nồng độ điện giải, glucose và lipid để phát hiện các tình trạng chuyển hóa. Đo mật độ xương có thể được yêu cầu để phát hiện loãng xương và theo dõi đáp ứng điều trị.
Bệnh nhân dùng hydroxychloroquine nên được sàng lọc nhãn khoa (như kiểm tra thị trường mắt và/hoặc chụp cắt lớp quang học kết hợp miền quang phổ) ban đầu, sau 5 năm và sau đó hàng năm đối với những bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ nhiễm độc võng mạc.
Đối với những bệnh nhân đã biết có yếu tố nguy cơ nhiễm độc võng mạc (như sử dụng hydroxychloroquine kéo dài và/hoặc liều cao, tuổi cao, tiền sử bệnh võng mạc và bệnh hoàng điểm, dùng đồng thời tamoxifen), cần thực hiện sàng lọc nhãn khoa từ ban đầu và sau đó hàng năm.
Bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch nên được theo dõi độc tính về huyết học, gan và thận, cũng như sự xuất hiện của nhiễm trùng.