Content:
Giới thiệu
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh bệnh học
Nguyên nhân
Phân loại
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh bệnh học
Nguyên nhân
Phân loại
Giới thiệu
Mày đay là một bệnh chủ yếu do sự kích hoạt của tế bào mast, đặc trưng bởi sự xuất hiện của sẩn phù (mày đay) và/hoặc phù mạch.
Dịch tễ học
Mày đay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng đến 1% dân số toàn cầu. Có ghi nhận tần suất tăng ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng. Trên toàn thế giới, trẻ em <5 tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất và tỷ lệ này giảm dần khi tuổi tăng. Mức độ bệnh nặng hơn ở các khu vực có thu nhập thấp do gánh nặng bệnh nhiễm trùng và ô nhiễm môi trường tăng cao.
Châu Mỹ Latinh và châu Á có tỷ lệ mắc mày đay mạn tính cao hơn các khu vực khác. Ở hầu hết các nhóm tuổi, phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên ở người cao tuổi, tỷ lệ mắc ở hai giới là tương tự nhau. Mày đay mạn tính phổ biến hơn ở châu Á so với châu Âu và Bắc Mỹ.
Châu Mỹ Latinh và châu Á có tỷ lệ mắc mày đay mạn tính cao hơn các khu vực khác. Ở hầu hết các nhóm tuổi, phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên ở người cao tuổi, tỷ lệ mắc ở hai giới là tương tự nhau. Mày đay mạn tính phổ biến hơn ở châu Á so với châu Âu và Bắc Mỹ.
Sinh bệnh học
Mày đay liên quan đến sự hoạt hóa tế bào mast và bạch cầu ái kiềm dẫn đến giải phóng các chất trung gian hoạt mạch (ví dụ histamine, leukotriene, prostaglandin) và giãn mạch vi tuần hoàn tại chỗ. Sẩn phù trong mày đay xuất hiện ở trung bì trên và trung bì giữa, đặc trưng bởi hình dạng và kích thước thay đổi, bao quanh là vùng da đỏ kèm ngứa hoặc cảm giác bỏng rát, tồn tại thoáng qua (da trở lại bình thường trong 30 phút đến 24 giờ). Phù mạch trong mày đay đặc trưng bởi sưng đột ngột kéo dài ở trung bì dưới và mô dưới da hoặc niêm mạc, gây đau hoặc khó chịu, mất nhiều thời gian phục hồi hơn sẩn phù (có thể đến 72 giờ). Mức độ ngứa của mày đay thì thay đổi nhưng có thể nặng đến đủ làm gián đoạn giấc ngủ, công việc hoặc học tập.
Nguyên nhân
Nguyên nhân cụ thể của mày đay thường dễ xác định trong trường hợp mày đay cấp tính, nhưng khoảng 50% bệnh nhân bị mày đay cấp tính không rõ nguyên nhân. Mày đay có thể khởi phát do cơ chế miễn dịch hoặc không miễn dịch (ví dụ indomethacin, opiate, thuốc cản quang, quả mọng, hải sản).
Mày đay cấp tính
Nguyên nhân gồm:
Có thể phát hiện thành phần tự miễn ở tới 50% bệnh nhân bị mày đay mạn tính. Bệnh nhân có thể có >1 dạng mày đay mạn tính, bao gồm >1 dạng mày đay mạn tính kích thích và mày đay mạn tính tự phát.
Mày đay mạn tính tự phát
Nguyên nhân đã biết bao gồm phản ứng tự miễn loại I (autoallergic) của kháng thể tự miễn globulin miễn dịch E (IgE) với tự kháng nguyên và phản ứng tự miễn loại IIb của kháng thể tự miễn hoạt hóa hướng tế bào mast. Bệnh nhân có nồng độ cytokine tiền viêm cao (ví dụ interleukin [IL]-17, IL-31, IL-33).
Mày đay mạn tính kích thích
Mày đay cấp tính
Nguyên nhân gồm:
- Dị ứng thực phẩm: hải sản, hạt cây, sữa, trứng, các loại đậu
- Dị ứng thuốc: aspirin, liệu pháp hormone, penicillin, sulfonamid
- Dị ứng côn trùng đốt: bọ cánh màng (họ Hymenoptera), ong mật, kiến lửa
- Nhiễm trùng: nhiễm khuẩn mạn tính, nhiễm virus đường hô hấp trên, viêm gan B và C, nhiễm nấm, nhiễm giun sán
- Bệnh lý toàn thân: bệnh tự miễn tuyến giáp, cryoglobulin máu, tăng sinh tế bào mast ở da, bệnh huyết thanh, lupus ban đỏ hệ thống
- Mày đay do tiếp xúc miễn dịch: acid benzoic, acid salicylic, paraben, cao su tự nhiên, nickel
- Mày đay do tiếp xúc không miễn dịch: sâu bướm, thực vật
- Khác: cảm xúc căng thẳng, mang thai, bệnh ác tính (ví dụ u lympho, u nội tiết), pemphigoid, thuốc tẩy tóc, nước bọt
Có thể phát hiện thành phần tự miễn ở tới 50% bệnh nhân bị mày đay mạn tính. Bệnh nhân có thể có >1 dạng mày đay mạn tính, bao gồm >1 dạng mày đay mạn tính kích thích và mày đay mạn tính tự phát.
Mày đay mạn tính tự phát
Nguyên nhân đã biết bao gồm phản ứng tự miễn loại I (autoallergic) của kháng thể tự miễn globulin miễn dịch E (IgE) với tự kháng nguyên và phản ứng tự miễn loại IIb của kháng thể tự miễn hoạt hóa hướng tế bào mast. Bệnh nhân có nồng độ cytokine tiền viêm cao (ví dụ interleukin [IL]-17, IL-31, IL-33).
Mày đay mạn tính kích thích
- Mày đay do lạnh
- Mày đay muộn do áp lực
- Mày đay do nhiệt
- Bệnh da vẽ nổi (dermographism) có triệu chứng (không phân biệt tổn thương mỗi ngày và tổn thương từng đợt tái phát)
- Mày đay do ánh nắng
- Phù mạch do rung
- Mày đay do tiếp xúc với nước
- Mày đay cholinergic
- Mày đay do tiếp xúc
Phân loại
Mày đay được phân loại thành cấp tính hoặc mạn tính, tự phát (không xác định được yếu tố khởi phát) hoặc kích thích (xác định được yếu tố khởi phát cụ thể).
Mày đay cấp tính
Tổn thương mày đay cấp tính kéo dài ≤6 tuần và thường không kèm phù mạch. Thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, có xu hướng có sự kiện khởi phát.
Urticaria_Disease Background
Mày đay mạn tính
Triệu chứng mày đay mạn tính kéo dài >6 tuần. Thường gặp ở người lớn (độ tuổi 30 và 50), nữ có khả năng bị ảnh hưởng gấp đôi nam.
Mày đay mạn tính tự phát
Đặc trưng bởi sự xuất hiện sẩn phù, phù mạch hoặc cả hai trong >6 tuần do các yếu tố không xác định. Có thể tái phát sau khi đã hồi phục hoàn toàn trong hàng tháng hoặc hàng năm.
Mày đay cấp tính
Tổn thương mày đay cấp tính kéo dài ≤6 tuần và thường không kèm phù mạch. Thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, có xu hướng có sự kiện khởi phát.

Mày đay mạn tính
Triệu chứng mày đay mạn tính kéo dài >6 tuần. Thường gặp ở người lớn (độ tuổi 30 và 50), nữ có khả năng bị ảnh hưởng gấp đôi nam.
Mày đay mạn tính tự phát
Đặc trưng bởi sự xuất hiện sẩn phù, phù mạch hoặc cả hai trong >6 tuần do các yếu tố không xác định. Có thể tái phát sau khi đã hồi phục hoàn toàn trong hàng tháng hoặc hàng năm.