Content:
Giới thiệu
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh lý bệnh
Nguyên nhân
Phân loại
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh lý bệnh
Nguyên nhân
Phân loại
Giới thiệu
Suy tim là một hội chứng lâm sàng do rối loạn về cấu trúc hoặc chức năng tim làm suy giảm khả năng đổ đầy hoặc tống máu của tâm thất để cung cấp oxy với tốc độ tương ứng với nhu cầu chuyển hóa của các mô, mặc dù áp lực đổ đầy bình thường hoặc chỉ xảy ra tăng áp lực đổ đầy. Điều này được xác nhận bởi bằng chứng khách quan về tình trạng sung huyết do tim, phổi hoặc toàn thân hoặc gia tăng nồng độ peptide lợi niệu natri.
Các triệu chứng của suy tim gây ra bởi rối loạn chức năng tâm thất thứ phát từ bất thường của cơ tim, màng ngoài tim, nội tâm mạc, van tim hoặc nhịp tim hoặc dẫn truyền.
Các triệu chứng của suy tim gây ra bởi rối loạn chức năng tâm thất thứ phát từ bất thường của cơ tim, màng ngoài tim, nội tâm mạc, van tim hoặc nhịp tim hoặc dẫn truyền.
Dịch tễ học
Tỷ lệ mắc suy tim tăng theo tuổi, trong đó nữ giới cao hơn nam giới. Tỷ lệ lưu hành ở người lớn là 1-2% hoặc khoảng 64 triệu người, và gia tăng theo tuổi. Tỷ lệ lưu hành ở bệnh nhân <55 tuổi là khoảng 1% và >10% ở bệnh nhân ≥70 tuổi.
Tỷ lệ lưu hành cao hơn ở Bắc Phi, Trung Âu và Trung Đông, và thấp nhất ở Đông Âu và Đông Nam Á. Nguy cơ mắc suy tim trong suốt cuộc đời là khoảng 20% ở những người >40 tuổi. Trong số các kiểu hình, suy tim có phân suất tống máu giảm (HFrEF) vẫn là dạng phổ biến nhất. Suy tim cũng thường sẽ tăng nhiều do tác động gộp của các yếu tố nguy cơ ngày càng tăng và bệnh đồng mắc.
Theo Khảo sát tăng huyết áp Trung Quốc năm 2012-2015, tỷ lệ lưu hành suy tim ước tính là 1,3% ảnh hưởng đến khoảng 14 triệu người Trung Quốc ≥35 tuổi. Tỷ lệ tử vong thô trong bệnh viện của cả nước là 4,1%. Tại Đài Loan, tỷ lệ lưu hành suy tim ước tính là 6% với khoảng 2,2% hoặc 40.000 ca nhập viện mỗi năm. Tại Hồng Kông, tỷ lệ lưu hành là 2-3%. Hiệp hội Suy tim Hàn Quốc báo cáo rằng tỷ lệ lưu hành ngày càng tăng với 0,8% vào năm 2002, 1,5% vào năm 2013 và 2,2% vào năm 2018. Tỷ lệ mắc bệnh đã điều chỉnh theo độ tuổi giảm 20% từ 693 vào năm 2004 xuống còn 554 trên 100.000 dân vào năm 2018. Tỷ lệ tử vong chung lại có khuynh hướng tăng từ 39 vào năm 2004 lên 245 trên 100.000 dân vào năm 2018.
Tỷ lệ lưu hành toàn bộ của bệnh suy tim là 1-2% ở Philippines và bệnh được xem là nguyên nhân phổ biến gây tử vong bệnh viện với tỷ lệ 7-8%. Tại Thái Lan, tỷ lệ lưu hành chung được báo cáo là 0,4%, tuy nhiên, tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nội trú cao đáng kể với tỷ lệ lần lượt là 19% và 5-6%. Tỷ lệ lưu hành ở Indonesia là 5%.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Nam Á có nguy cơ suy tim cao hơn tương đối so với các chủng tộc hoặc khu vực địa lý khác, với tỷ lệ lưu hành ước tính là 1,3-6,7%. Tại Ấn Độ, tỷ lệ lưu hành suy tim ước tính là 1,3-4,6 triệu vào năm 2014 với tỷ lệ mắc bệnh là 0,5-1,7 trên 1.000 người dân mỗi năm. Đây cũng là một yếu tố góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong ở quốc gia này.
Suy tim ở người châu Á thường xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn so với các nước phương Tây. Mặc dù việc quản lý suy tim đã được cải thiện, tỷ lệ tử vong thô ở người châu Á vẫn ở mức cao và ước tính là 9,6% trong dân số bệnh nhân có triệu chứng.
Tỷ lệ lưu hành cao hơn ở Bắc Phi, Trung Âu và Trung Đông, và thấp nhất ở Đông Âu và Đông Nam Á. Nguy cơ mắc suy tim trong suốt cuộc đời là khoảng 20% ở những người >40 tuổi. Trong số các kiểu hình, suy tim có phân suất tống máu giảm (HFrEF) vẫn là dạng phổ biến nhất. Suy tim cũng thường sẽ tăng nhiều do tác động gộp của các yếu tố nguy cơ ngày càng tăng và bệnh đồng mắc.
Theo Khảo sát tăng huyết áp Trung Quốc năm 2012-2015, tỷ lệ lưu hành suy tim ước tính là 1,3% ảnh hưởng đến khoảng 14 triệu người Trung Quốc ≥35 tuổi. Tỷ lệ tử vong thô trong bệnh viện của cả nước là 4,1%. Tại Đài Loan, tỷ lệ lưu hành suy tim ước tính là 6% với khoảng 2,2% hoặc 40.000 ca nhập viện mỗi năm. Tại Hồng Kông, tỷ lệ lưu hành là 2-3%. Hiệp hội Suy tim Hàn Quốc báo cáo rằng tỷ lệ lưu hành ngày càng tăng với 0,8% vào năm 2002, 1,5% vào năm 2013 và 2,2% vào năm 2018. Tỷ lệ mắc bệnh đã điều chỉnh theo độ tuổi giảm 20% từ 693 vào năm 2004 xuống còn 554 trên 100.000 dân vào năm 2018. Tỷ lệ tử vong chung lại có khuynh hướng tăng từ 39 vào năm 2004 lên 245 trên 100.000 dân vào năm 2018.
Tỷ lệ lưu hành toàn bộ của bệnh suy tim là 1-2% ở Philippines và bệnh được xem là nguyên nhân phổ biến gây tử vong bệnh viện với tỷ lệ 7-8%. Tại Thái Lan, tỷ lệ lưu hành chung được báo cáo là 0,4%, tuy nhiên, tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nội trú cao đáng kể với tỷ lệ lần lượt là 19% và 5-6%. Tỷ lệ lưu hành ở Indonesia là 5%.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Nam Á có nguy cơ suy tim cao hơn tương đối so với các chủng tộc hoặc khu vực địa lý khác, với tỷ lệ lưu hành ước tính là 1,3-6,7%. Tại Ấn Độ, tỷ lệ lưu hành suy tim ước tính là 1,3-4,6 triệu vào năm 2014 với tỷ lệ mắc bệnh là 0,5-1,7 trên 1.000 người dân mỗi năm. Đây cũng là một yếu tố góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong ở quốc gia này.
Suy tim ở người châu Á thường xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn so với các nước phương Tây. Mặc dù việc quản lý suy tim đã được cải thiện, tỷ lệ tử vong thô ở người châu Á vẫn ở mức cao và ước tính là 9,6% trong dân số bệnh nhân có triệu chứng.
Sinh lý bệnh
Suy tim là kết quả của sự suy giảm chức năng co bóp của tim (rối loạn chức năng tâm thu) và suy giảm khả năng đổ đầy tim (rối loạn chức năng tâm trương).
Tổn thương tim kích thích sự điều hòa tế bào, cấu trúc và thần kinh thể dịch, ảnh hưởng chức năng tế bào dẫn đến kích hoạt hệ thống giao cảm adrenergic và hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAAS) và tạo nên các cơ chế thích nghi kèm theo tình trạng quá tải thể tích, nhịp tim nhanh, khó thở và suy giảm thêm chức năng tế bào.
Catecholamine làm tăng canxi nội bào do đó làm tăng khả năng co bóp nhưng làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim về lâu dài, có thể dẫn đến loạn nhịp tim đe dọa tính mạng và kích hoạt các con đường truyền tín hiệu gây phì đại và chết tế bào, làm suy giảm thêm chức năng tim. Sự kích hoạt liên tục của hệ thống thần kinh thể dịch cũng ảnh hưởng đến biểu hiện và chức năng tế bào (ví dụ: tạo áp lực do kéo căng, tạo áp lực do tần suất, tương tác giữa tế bào cấu trúc và tế bào mô kẽ).
Suy tim có phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF)
HFpEF đặc trưng bởi tình trạng suy giảm khả năng giãn và/hoặc đổ đầy tâm thất, tăng độ cứng của tâm thất và tăng áp lực đổ đầy kèm theo tình trạng quá tải áp lực. Những thay đổi về cấu trúc và tế bào (ví dụ như thay đổi khả năng giãn và viêm tế bào cơ tim, phì đại tế bào cơ tim, xơ hóa gian bào) khiến thất trái không thể giãn đúng cách. Suy giảm khả năng giãn của cơ tim dẫn đến giảm tốc độ và số lần đổ đầy thất trái đầu thời kỳ tâm trương, dẫn đến việc chuyển dịch đổ đầy thất trái sang cuối thời kỳ tâm trương với sự co thắt của tâm nhĩ góp phần quan trọng vào quá trình đổ đầy thất trái.
Sự thay đổi chức năng tâm trương thất trái dẫn đến giảm khả năng giãn nở của buồng thất trái và tăng áp lực tâm trương ở bất kỳ thể tích thất trái nào. Tình trạng này liên quan đến việc tái cấu trúc ảnh hưởng đến thất trái và nhĩ trái, tâm thất phải, tế bào cơ tim và chất nền ngoại bào.
Suy tim có phân suất tống máu giảm (HFrEF)
HFrEF xảy ra khi có tình trạng mất đáng kể tế bào cơ tim cấp tính hoặc mạn tính sau nhồi máu cơ tim, đột biến gen, viêm cơ tim hoặc bệnh van tim với tình trạng tế bào chết do quá tải dẫn đến phát triển rối loạn chức năng tâm thu. Thay đổi về cấu trúc chủ yếu là tái cấu trúc lệch tâm kèm theo giãn buồng tim và quá tải thể tích dẫn đến suy tim tiền tải. Quá tải thể tích là kết quả của sự hoạt hóa liên tục thần kinh thể dịch.
Rối loạn chức năng tâm thu kích ứng sự hoạt hóa thần kinh thể dịch và tái cấu trúc tim gây tăng hoạt tính giao cảm, từ đó phục hồi lưu lượng tim bằng cách tăng khả năng co bóp và nhịp tim. Giảm cung lượng tim cũng kích thích giữ muối và nước gây ra tăng thể tích máu dẫn đến tăng áp lực và thể tích cuối kỳ tâm trương.
Tổn thương tim kích thích sự điều hòa tế bào, cấu trúc và thần kinh thể dịch, ảnh hưởng chức năng tế bào dẫn đến kích hoạt hệ thống giao cảm adrenergic và hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAAS) và tạo nên các cơ chế thích nghi kèm theo tình trạng quá tải thể tích, nhịp tim nhanh, khó thở và suy giảm thêm chức năng tế bào.
Catecholamine làm tăng canxi nội bào do đó làm tăng khả năng co bóp nhưng làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim về lâu dài, có thể dẫn đến loạn nhịp tim đe dọa tính mạng và kích hoạt các con đường truyền tín hiệu gây phì đại và chết tế bào, làm suy giảm thêm chức năng tim. Sự kích hoạt liên tục của hệ thống thần kinh thể dịch cũng ảnh hưởng đến biểu hiện và chức năng tế bào (ví dụ: tạo áp lực do kéo căng, tạo áp lực do tần suất, tương tác giữa tế bào cấu trúc và tế bào mô kẽ).
Suy tim có phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF)
HFpEF đặc trưng bởi tình trạng suy giảm khả năng giãn và/hoặc đổ đầy tâm thất, tăng độ cứng của tâm thất và tăng áp lực đổ đầy kèm theo tình trạng quá tải áp lực. Những thay đổi về cấu trúc và tế bào (ví dụ như thay đổi khả năng giãn và viêm tế bào cơ tim, phì đại tế bào cơ tim, xơ hóa gian bào) khiến thất trái không thể giãn đúng cách. Suy giảm khả năng giãn của cơ tim dẫn đến giảm tốc độ và số lần đổ đầy thất trái đầu thời kỳ tâm trương, dẫn đến việc chuyển dịch đổ đầy thất trái sang cuối thời kỳ tâm trương với sự co thắt của tâm nhĩ góp phần quan trọng vào quá trình đổ đầy thất trái.
Sự thay đổi chức năng tâm trương thất trái dẫn đến giảm khả năng giãn nở của buồng thất trái và tăng áp lực tâm trương ở bất kỳ thể tích thất trái nào. Tình trạng này liên quan đến việc tái cấu trúc ảnh hưởng đến thất trái và nhĩ trái, tâm thất phải, tế bào cơ tim và chất nền ngoại bào.
Suy tim có phân suất tống máu giảm (HFrEF)
HFrEF xảy ra khi có tình trạng mất đáng kể tế bào cơ tim cấp tính hoặc mạn tính sau nhồi máu cơ tim, đột biến gen, viêm cơ tim hoặc bệnh van tim với tình trạng tế bào chết do quá tải dẫn đến phát triển rối loạn chức năng tâm thu. Thay đổi về cấu trúc chủ yếu là tái cấu trúc lệch tâm kèm theo giãn buồng tim và quá tải thể tích dẫn đến suy tim tiền tải. Quá tải thể tích là kết quả của sự hoạt hóa liên tục thần kinh thể dịch.
Rối loạn chức năng tâm thu kích ứng sự hoạt hóa thần kinh thể dịch và tái cấu trúc tim gây tăng hoạt tính giao cảm, từ đó phục hồi lưu lượng tim bằng cách tăng khả năng co bóp và nhịp tim. Giảm cung lượng tim cũng kích thích giữ muối và nước gây ra tăng thể tích máu dẫn đến tăng áp lực và thể tích cuối kỳ tâm trương.
Nguyên nhân
Đây là những nguyên nhân phổ biến gây suy tim:
- Bệnh lý tim (ví dụ bệnh động mạch vành [CAD], bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, nhịp tim nhanh, bệnh van tim)
- Tăng huyết áp
- Bệnh tim thâm nhiễm (ví dụ amyloid, tích tụ sắt di truyền [hemochromatosis], sarcoid)
- Nhiễm trùng (ví dụ sốt thấp khớp, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm phổi)
- Rối loạn nội tiết (ví dụ đái tháo đường, rối loạn lipid máu, suy giáp hoặc cường giáp, rối loạn tuyến thượng thận, u tế bào ưa crôm)
- Rối loạn dinh dưỡng (ví dụ thiếu thiamine, selen, sắt, canxi, phosphat và L-carnitine, béo phì, suy mòn)
- Độc tố (ví dụ rượu, thuốc, nguyên tố vi lượng, sử dụng ma túy bất hợp pháp ví dụ cocaine, cần sa, methamphetamine)
- Thuốc (ví dụ thuốc chẹn beta, thuốc đối kháng canxi, thuốc chống loạn nhịp, hóa trị liệu gây độc cho tim, thuốc kháng viêm không steroid [NSAID], không tuân thủ thuốc điều trị)
- Các bệnh khác (như bệnh lý viêm hoặc miễn dịch, bệnh thần kinh cơ, bệnh ác tính, thiếu máu nặng, rối loạn chức năng thận, hẹp động mạch thận và suy thận giai đoạn cuối)
Phân loại
Các dạng suy tim
Phân loại suy tim dựa theo thời gian
Suy tim cấp tính (AHF) đề cập đến lần suy tim đầu tiên (mới khởi phát hoặc mới xuất hiện) có thể là kết quả của tình trạng xấu đi của bệnh suy tim ổn định trước đó.
Suy tim mạn tính (CHF) đề cập đến tình trạng mạn tính mà các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân không thay đổi (ổn định) trong ít nhất một tháng. Tình trạng này có thể mất bù đột ngột hoặc từ từ khi suy tim mạn tính ổn định tiến triển xấu đi dẫn đến phải nhập viện hoặc điều trị thuốc lợi tiểu đường tĩnh mạch ngoại trú.
Suy tim sung huyết đề cập đến tình trạng suy tim có bằng chứng về tình trạng quá tải thể tích.
Suy tim thoáng qua đề cập đến tình trạng suy tim có triệu chứng trong một khoảng thời gian giới hạn, mặc dù có thể phải điều trị dài hạn. Suy tim thoáng qua có thể tái phát hoặc từng đợt.
Phân loại suy tim dựa theo phân suất tống máu thất trái (LVEF)
Suy tim có EF bảo tồn (HFpEF) (suy tim tâm trương) được định nghĩa là có chức năng tâm thu bảo tồn và phân suất tống máu được xác định là ≥50%. Tình trạng này không phải do bệnh cơ tim phì đại hoặc thâm nhiễm, suy tim cung lượng cao, hoặc bệnh màng ngoài tim hoặc van tim.
Suy tim có EF giảm (HFrEF) (suy tim tâm thu) là khi phân suất tống máu của bệnh nhân được xác định là ≤40%.
Bệnh nhân có phân suất tống máu trong phạm vi 41-49% đại diện cho một 'vùng xám' và được gọi là suy tim có phân suất tống máu giảm nhẹ (HFmrEF). Các tiêu chí khác để chẩn đoán suy tim có phân suất tống máu bảo tồn và giảm nhẹ bao gồm sự hiện diện của các triệu chứng và/hoặc dấu hiệu suy tim và tăng nồng độ peptide lợi niệu natri, với ít nhất một tiêu chí bổ sung là bệnh tim cấu trúc đáng kể hoặc rối loạn chức năng tâm trương.
Cuối cùng, suy tim có EF cải thiện (HFimpEF) được đặc trưng bởi tiền sử HFrEF hoặc phân suất tống máu thất trái ban đầu ≤40%, có EF tăng ≥10% đến >40%.
Phân loại suy tim mạn tính dựa trên thời gian kể từ lần nhập viện cuối cùng
Phân loại này giúp tối ưu hóa điều trị nội khoa theo hướng dẫn (GDMT) và được xếp loại theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn A
Bệnh nhân ở giai đoạn A là những người có nguy cơ cao bị suy tim nhưng không có bệnh tim cấu trúc hoặc bệnh tim chức năng hoặc các dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy tim. Những bệnh nhân này không có các dấu hiệu sinh học tim bất thường, bao gồm những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì hoặc hội chứng chuyển hóa; sử dụng thuốc có độc tính trên tim; và những người có tiền sử gia đình hoặc biến thể di truyền về bệnh cơ tim.
Giai đoạn B
Bệnh nhân ở giai đoạn B là những người mắc bệnh tim cấu trúc hoặc bệnh tim chức năng nhưng hiện tại hoặc trước đó không có dấu hiệu hoặc triệu chứng suy tim. Giai đoạn này bao gồm những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (MI) trước đó, suy chức năng thất phải, tái cấu trúc thất trái (LV) bao gồm phì đại thất trái (LVH), phân suất tống máu thấp, giãn nở buồng tim, bất thường vận động thành tim hoặc bệnh van tim không triệu chứng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có tăng nồng độ peptide lợi niệu natri hoặc troponin tim nhạy cảm cao trong bối cảnh tiếp xúc với độc tính trên tim. Có ghi nhận tăng áp lực đổ đầy khi đo hoặc chẩn đoán hình ảnh huyết động học xâm lấn.
Giai đoạn C
Bệnh nhân ở giai đoạn C là những người mắc bệnh tim cấu trúc và/hoặc chức năng, hiện tại hoặc trước đó có các dấu hiệu và/hoặc triệu chứng suy tim. Giai đoạn này bao gồm những bệnh nhân bị suy tim dai dẳng hoặc suy tim đã thuyên giảm. Những bệnh nhân này cũng có biểu hiện khó thở (SOB), mệt mỏi và giảm khả năng gắng sức
Giai đoạn D
Bệnh nhân ở giai đoạn D là những người bị suy tim kháng trị, tiến triển hoặc giai đoạn cuối. Những bệnh nhân này có các dấu hiệu và/hoặc triệu chứng rõ rệt khi nghỉ ngơi mặc dù đã điều trị nội khoa theo hướng dẫn, kháng trị hoặc không dung nạp với liệu pháp nội khoa theo hướng dẫn hoặc tái nhập viện. Bệnh nhân ở giai đoạn này cần điều trị can thiệp chuyên biệt.
Đánh giá chức năng
Sử dụng Phân độ suy tim theo chức năng của Hiệp hội Tim New York (NYHA) để đánh giá khả năng hoạt động của bệnh nhân.
Heart Failure - Chronic_Disease Background
Độ I
Bệnh nhân không bị hạn chế hoạt động thể chất và hoạt động thể chất thông thường không gây ra các triệu chứng suy tim (ví dụ như hồi hộp, khó thở hoặc mệt mỏi).
Độ II
Bệnh nhân bị hạn chế nhẹ về hoạt động thể chất. Họ thường thoải mái khi nghỉ ngơi, nhưng hoạt động thể chất thông thường gây ra các triệu chứng suy tim.
Độ III
Bệnh nhân bị hạn chế rõ rệt về hoạt động thể chất, và họ thoải mái khi nghỉ ngơi nhưng hoạt động ít hơn bình thường cũng gây ra các triệu chứng suy tim.
Độ IV
Bệnh nhân không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào mà không cảm thấy khó chịu. Các triệu chứng suy tim xuất hiện khi nghỉ ngơi và bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng sẽ làm tăng cảm giác khó chịu.
Phân loại suy tim dựa theo thời gian
Suy tim cấp tính (AHF) đề cập đến lần suy tim đầu tiên (mới khởi phát hoặc mới xuất hiện) có thể là kết quả của tình trạng xấu đi của bệnh suy tim ổn định trước đó.
Suy tim mạn tính (CHF) đề cập đến tình trạng mạn tính mà các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân không thay đổi (ổn định) trong ít nhất một tháng. Tình trạng này có thể mất bù đột ngột hoặc từ từ khi suy tim mạn tính ổn định tiến triển xấu đi dẫn đến phải nhập viện hoặc điều trị thuốc lợi tiểu đường tĩnh mạch ngoại trú.
Suy tim sung huyết đề cập đến tình trạng suy tim có bằng chứng về tình trạng quá tải thể tích.
Suy tim thoáng qua đề cập đến tình trạng suy tim có triệu chứng trong một khoảng thời gian giới hạn, mặc dù có thể phải điều trị dài hạn. Suy tim thoáng qua có thể tái phát hoặc từng đợt.
Phân loại suy tim dựa theo phân suất tống máu thất trái (LVEF)
Suy tim có EF bảo tồn (HFpEF) (suy tim tâm trương) được định nghĩa là có chức năng tâm thu bảo tồn và phân suất tống máu được xác định là ≥50%. Tình trạng này không phải do bệnh cơ tim phì đại hoặc thâm nhiễm, suy tim cung lượng cao, hoặc bệnh màng ngoài tim hoặc van tim.
Suy tim có EF giảm (HFrEF) (suy tim tâm thu) là khi phân suất tống máu của bệnh nhân được xác định là ≤40%.
Bệnh nhân có phân suất tống máu trong phạm vi 41-49% đại diện cho một 'vùng xám' và được gọi là suy tim có phân suất tống máu giảm nhẹ (HFmrEF). Các tiêu chí khác để chẩn đoán suy tim có phân suất tống máu bảo tồn và giảm nhẹ bao gồm sự hiện diện của các triệu chứng và/hoặc dấu hiệu suy tim và tăng nồng độ peptide lợi niệu natri, với ít nhất một tiêu chí bổ sung là bệnh tim cấu trúc đáng kể hoặc rối loạn chức năng tâm trương.
Cuối cùng, suy tim có EF cải thiện (HFimpEF) được đặc trưng bởi tiền sử HFrEF hoặc phân suất tống máu thất trái ban đầu ≤40%, có EF tăng ≥10% đến >40%.
Phân loại suy tim mạn tính dựa trên thời gian kể từ lần nhập viện cuối cùng
Phân loại này giúp tối ưu hóa điều trị nội khoa theo hướng dẫn (GDMT) và được xếp loại theo các giai đoạn sau:
- C1 đại diện cho Giai đoạn tối ưu hóa bao gồm những bệnh nhân mới được chẩn đoán suy tim và không đang điều trị nội khoa theo hướng dẫn tối ưu
- C2 đại diện cho Giai đoạn lui bệnh bao gồm những bệnh nhân không phải nhập viện vì suy tim trong >6 tháng và bệnh nhân đang được điều trị nội khoa tối ưu
- C3 đại diện cho Giai đoạn dễ bị tổn thương bao gồm những bệnh nhân mới nhập viện trong vòng 6 tháng nhưng không phải trong vòng 30 ngày
- C4 đại diện cho Giai đoạn chuyển tiếp bao gồm những bệnh nhân mới nhập viện trong vòng 30 ngày
Giai đoạn A
Bệnh nhân ở giai đoạn A là những người có nguy cơ cao bị suy tim nhưng không có bệnh tim cấu trúc hoặc bệnh tim chức năng hoặc các dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy tim. Những bệnh nhân này không có các dấu hiệu sinh học tim bất thường, bao gồm những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì hoặc hội chứng chuyển hóa; sử dụng thuốc có độc tính trên tim; và những người có tiền sử gia đình hoặc biến thể di truyền về bệnh cơ tim.
Giai đoạn B
Bệnh nhân ở giai đoạn B là những người mắc bệnh tim cấu trúc hoặc bệnh tim chức năng nhưng hiện tại hoặc trước đó không có dấu hiệu hoặc triệu chứng suy tim. Giai đoạn này bao gồm những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (MI) trước đó, suy chức năng thất phải, tái cấu trúc thất trái (LV) bao gồm phì đại thất trái (LVH), phân suất tống máu thấp, giãn nở buồng tim, bất thường vận động thành tim hoặc bệnh van tim không triệu chứng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có tăng nồng độ peptide lợi niệu natri hoặc troponin tim nhạy cảm cao trong bối cảnh tiếp xúc với độc tính trên tim. Có ghi nhận tăng áp lực đổ đầy khi đo hoặc chẩn đoán hình ảnh huyết động học xâm lấn.
Giai đoạn C
Bệnh nhân ở giai đoạn C là những người mắc bệnh tim cấu trúc và/hoặc chức năng, hiện tại hoặc trước đó có các dấu hiệu và/hoặc triệu chứng suy tim. Giai đoạn này bao gồm những bệnh nhân bị suy tim dai dẳng hoặc suy tim đã thuyên giảm. Những bệnh nhân này cũng có biểu hiện khó thở (SOB), mệt mỏi và giảm khả năng gắng sức
Giai đoạn D
Bệnh nhân ở giai đoạn D là những người bị suy tim kháng trị, tiến triển hoặc giai đoạn cuối. Những bệnh nhân này có các dấu hiệu và/hoặc triệu chứng rõ rệt khi nghỉ ngơi mặc dù đã điều trị nội khoa theo hướng dẫn, kháng trị hoặc không dung nạp với liệu pháp nội khoa theo hướng dẫn hoặc tái nhập viện. Bệnh nhân ở giai đoạn này cần điều trị can thiệp chuyên biệt.
Đánh giá chức năng
Sử dụng Phân độ suy tim theo chức năng của Hiệp hội Tim New York (NYHA) để đánh giá khả năng hoạt động của bệnh nhân.

Độ I
Bệnh nhân không bị hạn chế hoạt động thể chất và hoạt động thể chất thông thường không gây ra các triệu chứng suy tim (ví dụ như hồi hộp, khó thở hoặc mệt mỏi).
Độ II
Bệnh nhân bị hạn chế nhẹ về hoạt động thể chất. Họ thường thoải mái khi nghỉ ngơi, nhưng hoạt động thể chất thông thường gây ra các triệu chứng suy tim.
Độ III
Bệnh nhân bị hạn chế rõ rệt về hoạt động thể chất, và họ thoải mái khi nghỉ ngơi nhưng hoạt động ít hơn bình thường cũng gây ra các triệu chứng suy tim.
Độ IV
Bệnh nhân không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào mà không cảm thấy khó chịu. Các triệu chứng suy tim xuất hiện khi nghỉ ngơi và bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng sẽ làm tăng cảm giác khó chịu.