Content:
Theo dõi
Nội dung của trang này:
Theo dõi
Tiên lượng
Nội dung của trang này:
Theo dõi
Tiên lượng
Theo dõi
Bệnh nhân suy tim, ngay cả khi các triệu chứng ổn định và được kiểm soát tốt, vẫn cần theo dõi theo chu kỳ không quá 6 tháng để đánh giá các triệu chứng và tối ưu hóa phương pháp điều trị. Nên tái khám sau 1-2 tuần sau khi nhập viện (sớm hơn [trong vòng 7 ngày] nếu nhập viện vì suy tim nặng hơn) để kiểm tra các dấu hiệu sung huyết và khả năng dung nạp thuốc và để khởi trị và/hoặc tăng liều điều trị dựa trên bằng chứng.
Bệnh nhân có tiền sử HFrEF hiện có phân suất tống máu thất trái >40% được xem là có phân suất tống máu thất trái được cải thiện (HFimpEF) và nên tiếp tục điều trị nội khoa theo hướng dẫn tối ưu, ngay cả ở những bệnh nhân có thể không còn triệu chứng, để tránh rối loạn chức năng thất trái và suy tim tái phát.
Nên cân nhắc chuyển đến bác sĩ chuyên khoa suy tim ở những bệnh nhân cần dùng liên tục thuốc tăng sức co bóp cơ tim đường tĩnh mạch, triệu chứng NYHA độ IIIB-IV hoặc peptide lợi niệu natri tăng dai dẳng, suy chức năng cơ quan đích, phân suất tống máu ≤35%, chống sốc liên tục với máy khử rung tim, nhập viện nhiều lần trong 12 tháng qua, tình trạng lâm sàng xấu đi, phù nề mặc dù đã tăng liều thuốc lợi tiểu, huyết áp tâm thu thấp hoặc nhịp tim cao và không dung nạp tiến triển hoặc phải xuống thang điều trị nội khoa theo hướng dẫn. Các chỉ định cần chuyển đến chuyên khoa khác bao gồm suy tim mới khởi phát bất kể phân suất tống máu, suy tim mạn tính có các yếu tố nguy cơ cao, nguyên nhân suy tim cần có ý kiến chuyên môn thứ hai, đánh giá hàng năm đối với những bệnh nhân được xác nhận bị suy tim tiến triển và đánh giá bệnh nhân để có thể đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc cuối đời cho những bệnh nhân bị suy tim tiến triển cũng rất cần thiết. Có thể bắt đầu chăm sóc giảm nhẹ trong giai đoạn sớm của quá trình bệnh vì có thể tăng cường chăm sóc bệnh nhân và cải thiện các triệu chứng.
Bệnh nhân có tiền sử HFrEF hiện có phân suất tống máu thất trái >40% được xem là có phân suất tống máu thất trái được cải thiện (HFimpEF) và nên tiếp tục điều trị nội khoa theo hướng dẫn tối ưu, ngay cả ở những bệnh nhân có thể không còn triệu chứng, để tránh rối loạn chức năng thất trái và suy tim tái phát.
Nên cân nhắc chuyển đến bác sĩ chuyên khoa suy tim ở những bệnh nhân cần dùng liên tục thuốc tăng sức co bóp cơ tim đường tĩnh mạch, triệu chứng NYHA độ IIIB-IV hoặc peptide lợi niệu natri tăng dai dẳng, suy chức năng cơ quan đích, phân suất tống máu ≤35%, chống sốc liên tục với máy khử rung tim, nhập viện nhiều lần trong 12 tháng qua, tình trạng lâm sàng xấu đi, phù nề mặc dù đã tăng liều thuốc lợi tiểu, huyết áp tâm thu thấp hoặc nhịp tim cao và không dung nạp tiến triển hoặc phải xuống thang điều trị nội khoa theo hướng dẫn. Các chỉ định cần chuyển đến chuyên khoa khác bao gồm suy tim mới khởi phát bất kể phân suất tống máu, suy tim mạn tính có các yếu tố nguy cơ cao, nguyên nhân suy tim cần có ý kiến chuyên môn thứ hai, đánh giá hàng năm đối với những bệnh nhân được xác nhận bị suy tim tiến triển và đánh giá bệnh nhân để có thể đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc cuối đời cho những bệnh nhân bị suy tim tiến triển cũng rất cần thiết. Có thể bắt đầu chăm sóc giảm nhẹ trong giai đoạn sớm của quá trình bệnh vì có thể tăng cường chăm sóc bệnh nhân và cải thiện các triệu chứng.
Tiên lượng
Đánh giá tiên lượng cho bệnh nhân suy tim nhằm cung cấp thông tin tốt hơn cho bệnh nhân và gia đình họ để lập kế hoạch tương lai. Các thang điểm nguy cơ đa biến đã được thẩm định cho bệnh suy tim mạn tính (như Seattle Heart Failure Model, the Heart Failure Survival score, and the Meta-analysis Global Group in Chronic Heart Failure [MAGGIC] score) thường được sử dụng để ước tính khả năng sống còn cho bệnh nhân. Đánh giá tiên lượng cũng giúp xác định những bệnh nhân cần cân nhắc ghép tim hoặc điều trị bằng thiết bị cơ học.
Các tình trạng liên quan đến tiên lượng xấu ở bệnh suy tim bao gồm:
Các tình trạng liên quan đến tiên lượng xấu ở bệnh suy tim bao gồm:
- Tuổi cao
- Nguyên nhân thiếu máu cục bộ
- Tình trạng chức năng NYHA xấu đi (độ III-IV)
- Hạ huyết áp mạn tính
- Nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi
- Không dung nạp điều trị nội khoa theo hướng dẫn tối ưu
- Tăng nhu cầu dùng thuốc lợi tiểu, quá tải thể tích kháng trị
- Nhập viện do suy tim hơn 1 lần trong năm qua
- Đột tử sau khi hồi sức, không đáp ứng với liệu pháp tái đồng bộ tim trên lâm sàng
- Giảm đỉnh hấp thụ lượng O2 khi tập luyện
- Thiếu sắt có hoặc không có thiếu máu
- Thiếu máu có liên quan độc lập với mức độ nghiêm trọng của suy tim và thiếu sắt dường như chỉ liên quan duy nhất đến việc giảm khả năng gắng sức; và ngoài ra, thiếu sắt ở bệnh nhân suy tim có liên quan đến tiên lượng xấu hơn.
- Suy giảm tiến triển chức năng gan hoặc thận
- Hạ natri máu dai dẳng
- Tăng đáng kể BNP/NT-proBNP
- Tăng các dấu ấn sinh học của xơ hóa cơ tim (thụ thể ST2 hòa tan, galectin-3, troponin tim có độ nhạy cao) và hoạt hóa thần kinh nội tiết
- QRS dãn rộng >120 mili giây trên ECG 12 chuyển đạo
- Nhịp tim nhanh và sóng Q
- Phì đại thất trái và loạn nhịp thất phức tạp
- Giảm phân suất tống máu thất trái