Content:
Theo dõi
Nội dung của trang này:
Theo dõi
Tiên lượng
Biến chứng
Nội dung của trang này:
Theo dõi
Tiên lượng
Biến chứng
Theo dõi
Mục tiêu theo dõi trong quá trình điều trị
Mục tiêu theo dõi trong quá trình điều trị bao gồm đánh giá hiệu quả đáp ứng điều trị, đánh giá việc tuân thủ điều trị, đánh giá tác dụng không mong muốn của liệu pháp và đánh giá sự tiến triển của bệnh gan và sự phát triển của HCC.
Trong quá trình điều trị
Trong quá trình điều trị, điều cần thiết là phải theo dõi ALT, HBeAg, anti-HBe và/hoặc HBV DNA của bệnh nhân ít nhất mỗi 3-6 tháng; và HBsAg mỗi 6-12 tháng. Theo dõi chức năng thận của bệnh nhân (ví dụ creatinine, phosphate) nếu sử dụng tenofovir, entecavir hoặc adefovir. Theo dõi các tác dụng không mong muốn (ví dụ CBC, hormone kích thích tuyến giáp) nếu sử dụng interferon. Theo dõi nồng độ phosphorus trong máu và chức năng thận mỗi 6-12 tháng nếu sử dụng tenofovir disoproxil fumarate. Có thể thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT) tăng cường và chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện sớm HCC, siêu âm bụng và AFP mỗi 6 tháng đối với bệnh nhân không bị xơ gan và mỗi 3 tháng đối với bệnh nhân bị xơ gan trong quá trình điều trị bằng liệu pháp tương tự nucleos(t)ide. Việc đánh giá giai đoạn bệnh và tiến triển của xơ hóa hoặc xơ gan bằng điểm APRI hoặc đo độ đàn hồi thoáng qua hàng năm cũng rất quan trọng và theo dõi việc tuân thủ điều trị trong mỗi lần tái khám. Theo dõi mỗi 3-6 tháng trong năm đầu điều trị được khuyến cáo cho bệnh nhân có bệnh tiến triển nhiều hơn (ví dụ như xơ gan còn bù hoặc mất bù), đồng nhiễm HIV, suy thận hoặc những người có vấn đề về tuân thủ điều trị.
Kết thúc điều trị
Ở thời điểm kết thúc điều trị, mục tiêu chính của quá trình điều trị là gây ức chế virus lâu dài. Điều cần thiết là phải theo dõi ALT và các dấu hiệu HBV (bao gồm cả HBV DNA) để phát hiện tái phát mỗi 3-6 tháng trong năm đầu tiên, sau đó là mỗi 6-12 tháng. Đối với bệnh nhân bị xơ gan, bệnh nhân có thể được theo dõi mỗi tháng trong 6 tháng đầu, sau đó là mỗi 3 tháng hoặc mỗi 6 tháng ở những bệnh nhân đáp ứng với điều trị. Khuyến cáo nên theo dõi thêm HBV DNA mỗi 3-6 tháng ở những bệnh nhân không đáp ứng để nhận biết đáp ứng muộn và lập kế hoạch điều trị lại nếu cần. Theo dõi HCC ở những bệnh nhân có nguy cơ cao (bệnh nhân bị xơ gan hoặc tiền sử gia đình mắc ung thư gan hoặc xơ gan) mỗi 6-12 tháng bằng siêu âm và alpha-fetoprotein. Có thể thực hiện chụp CT tăng cường và MRI để phát hiện sớm.
Đề kháng virus
Có thể tiến hành xét nghiệm khả năng kháng virus ở những bệnh nhân đã trải qua điều trị, bệnh nhân bị nhiễm virus máu dai dẳng mặc dù đã điều trị bằng thuốc tương tự nucleos(t)ide hoặc những bệnh nhân có đột phá về virus học trong khi đang điều trị (tăng gấp 10 lần so với mức HBV DNA huyết thanh thấp nhất trong quá trình điều trị sau khi có đáp ứng virus học ban đầu).
Thất bại điều trị kháng virus nguyên phát được định nghĩa là thuốc kháng virus không làm giảm HBV DNA ở mức >1 log trong vòng 3 tháng. Thất bại điều trị kháng virus thứ phát được định nghĩa là mức HBV DNA tăng lại >1 log so với mức thấp nhất bệnh nhân đã đạt được với điều trị kháng virus ban đầu.
Bệnh nhân viêm gan B mạn tính không được điều trị nhưng cần theo dõi liên tục
Đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính không được điều trị nhưng cần theo dõi liên tục, hãy theo dõi ALT mỗi 3 tháng trong năm đầu tiên, sau đó mỗi 6-12 tháng. Nên xét nghiệm HBV DNA nếu nồng độ ALT và AST tăng và nên giảm khoảng cách theo dõi ALT. Việc theo dõi này bao gồm bệnh nhân <30 tuổi không bị xơ gan, có alanine transaminase bình thường bền vững (PNALT), HBV DNA >20.000 IU/mL, và bệnh nhân <30 tuổi không bị xơ gan có HBeAg âm tính, mức ALT bất thường không liên tục và HBV DNA từ 2.000 đến 20.000 IU/mL.
Khuyến cáo theo dõi tiến triển bệnh bao gồm nồng độ ALT và HBV DNA hàng năm ở những bệnh nhân có kết quả aminotransferase huyết thanh bình thường liên tục và HBV DNA >2.000 IU/mL và không đáp ứng các tiêu chuẩn để điều trị bằng thuốc kháng virus.
Bệnh nhân viêm gan D mạn tính không được điều trị nhưng cần theo dõi liên tục
Bệnh nhân viêm gan D mạn tính không được điều trị nhưng cần theo dõi liên tục bao gồm bệnh nhân bị xơ hóa nhẹ hoặc không xơ hóa và có mức ALT bình thường bền vững. Theo dõi lâm sàng và xét nghiệm (ví dụ nồng độ ALT, HDV RNA) để tìm dấu hiệu tiến triển của bệnh được khuyến cáo sau mỗi 6-12 tháng để xác định nhu cầu điều trị.
Mục tiêu theo dõi trong quá trình điều trị bao gồm đánh giá hiệu quả đáp ứng điều trị, đánh giá việc tuân thủ điều trị, đánh giá tác dụng không mong muốn của liệu pháp và đánh giá sự tiến triển của bệnh gan và sự phát triển của HCC.
Trong quá trình điều trị
Trong quá trình điều trị, điều cần thiết là phải theo dõi ALT, HBeAg, anti-HBe và/hoặc HBV DNA của bệnh nhân ít nhất mỗi 3-6 tháng; và HBsAg mỗi 6-12 tháng. Theo dõi chức năng thận của bệnh nhân (ví dụ creatinine, phosphate) nếu sử dụng tenofovir, entecavir hoặc adefovir. Theo dõi các tác dụng không mong muốn (ví dụ CBC, hormone kích thích tuyến giáp) nếu sử dụng interferon. Theo dõi nồng độ phosphorus trong máu và chức năng thận mỗi 6-12 tháng nếu sử dụng tenofovir disoproxil fumarate. Có thể thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT) tăng cường và chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện sớm HCC, siêu âm bụng và AFP mỗi 6 tháng đối với bệnh nhân không bị xơ gan và mỗi 3 tháng đối với bệnh nhân bị xơ gan trong quá trình điều trị bằng liệu pháp tương tự nucleos(t)ide. Việc đánh giá giai đoạn bệnh và tiến triển của xơ hóa hoặc xơ gan bằng điểm APRI hoặc đo độ đàn hồi thoáng qua hàng năm cũng rất quan trọng và theo dõi việc tuân thủ điều trị trong mỗi lần tái khám. Theo dõi mỗi 3-6 tháng trong năm đầu điều trị được khuyến cáo cho bệnh nhân có bệnh tiến triển nhiều hơn (ví dụ như xơ gan còn bù hoặc mất bù), đồng nhiễm HIV, suy thận hoặc những người có vấn đề về tuân thủ điều trị.
Kết thúc điều trị
Ở thời điểm kết thúc điều trị, mục tiêu chính của quá trình điều trị là gây ức chế virus lâu dài. Điều cần thiết là phải theo dõi ALT và các dấu hiệu HBV (bao gồm cả HBV DNA) để phát hiện tái phát mỗi 3-6 tháng trong năm đầu tiên, sau đó là mỗi 6-12 tháng. Đối với bệnh nhân bị xơ gan, bệnh nhân có thể được theo dõi mỗi tháng trong 6 tháng đầu, sau đó là mỗi 3 tháng hoặc mỗi 6 tháng ở những bệnh nhân đáp ứng với điều trị. Khuyến cáo nên theo dõi thêm HBV DNA mỗi 3-6 tháng ở những bệnh nhân không đáp ứng để nhận biết đáp ứng muộn và lập kế hoạch điều trị lại nếu cần. Theo dõi HCC ở những bệnh nhân có nguy cơ cao (bệnh nhân bị xơ gan hoặc tiền sử gia đình mắc ung thư gan hoặc xơ gan) mỗi 6-12 tháng bằng siêu âm và alpha-fetoprotein. Có thể thực hiện chụp CT tăng cường và MRI để phát hiện sớm.
Đề kháng virus
Có thể tiến hành xét nghiệm khả năng kháng virus ở những bệnh nhân đã trải qua điều trị, bệnh nhân bị nhiễm virus máu dai dẳng mặc dù đã điều trị bằng thuốc tương tự nucleos(t)ide hoặc những bệnh nhân có đột phá về virus học trong khi đang điều trị (tăng gấp 10 lần so với mức HBV DNA huyết thanh thấp nhất trong quá trình điều trị sau khi có đáp ứng virus học ban đầu).
Thất bại điều trị kháng virus nguyên phát được định nghĩa là thuốc kháng virus không làm giảm HBV DNA ở mức >1 log trong vòng 3 tháng. Thất bại điều trị kháng virus thứ phát được định nghĩa là mức HBV DNA tăng lại >1 log so với mức thấp nhất bệnh nhân đã đạt được với điều trị kháng virus ban đầu.
Bệnh nhân viêm gan B mạn tính không được điều trị nhưng cần theo dõi liên tục
Đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính không được điều trị nhưng cần theo dõi liên tục, hãy theo dõi ALT mỗi 3 tháng trong năm đầu tiên, sau đó mỗi 6-12 tháng. Nên xét nghiệm HBV DNA nếu nồng độ ALT và AST tăng và nên giảm khoảng cách theo dõi ALT. Việc theo dõi này bao gồm bệnh nhân <30 tuổi không bị xơ gan, có alanine transaminase bình thường bền vững (PNALT), HBV DNA >20.000 IU/mL, và bệnh nhân <30 tuổi không bị xơ gan có HBeAg âm tính, mức ALT bất thường không liên tục và HBV DNA từ 2.000 đến 20.000 IU/mL.
Khuyến cáo theo dõi tiến triển bệnh bao gồm nồng độ ALT và HBV DNA hàng năm ở những bệnh nhân có kết quả aminotransferase huyết thanh bình thường liên tục và HBV DNA >2.000 IU/mL và không đáp ứng các tiêu chuẩn để điều trị bằng thuốc kháng virus.
Bệnh nhân viêm gan D mạn tính không được điều trị nhưng cần theo dõi liên tục
Bệnh nhân viêm gan D mạn tính không được điều trị nhưng cần theo dõi liên tục bao gồm bệnh nhân bị xơ hóa nhẹ hoặc không xơ hóa và có mức ALT bình thường bền vững. Theo dõi lâm sàng và xét nghiệm (ví dụ nồng độ ALT, HDV RNA) để tìm dấu hiệu tiến triển của bệnh được khuyến cáo sau mỗi 6-12 tháng để xác định nhu cầu điều trị.
Tiên lượng
Các yếu tố dự báo sự tiến triển của bệnh gan liên quan đến HBV
- Tuổi
- Uống rượu
- Đái tháo đường
- Tiền sử gia đình có HCC
- Nhiễm HIV
- Nam giới
- Phương thức lây nhiễm HBV
- Nồng độ ALT huyết thanh
- Bệnh gan nhiễm mỡ
- Các yếu tố liên quan virus (sao chép HBV đang diễn ra, được đo bằng nồng độ HBV DNA, kiểu gen HBV và các biến thể HBV vùng pre-core và core promoter)
Biến chứng
Nhiễm viêm gan B mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xơ gan, và HCC.