Content:
Biểu hiện lâm sàng
Nội dung của trang này:
Biểu hiện lâm sàng
Tiền sử
Sàng lọc
Nội dung của trang này:
Biểu hiện lâm sàng
Tiền sử
Sàng lọc
Biểu hiện lâm sàng
Hầu hết các trường hợp nhiễm viêm gan virus cấp tính đều không có triệu chứng hoặc có thể gây ra bệnh cảnh không vàng da mà có thể không được chẩn đoán là viêm gan.
Viêm gan A thường gây ra bệnh nhẹ ở trẻ em với >80% các trường hợp nhiễm trùng không có triệu chứng. Người lớn có nhiều khả năng biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng thường kéo dài <2 tháng, tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng kéo dài hoặc có thể tái phát bệnh.
Viêm gan B, C và D cũng có thể không có triệu chứng. Viêm gan B có triệu chứng sẽ phụ thuộc vào phương thức và thời gian lây truyền. Lây truyền theo chiều dọc từ mẹ sang con hầu như luôn không có triệu chứng trong khi các đường lây truyền khác có nhiều khả năng gây ra bệnh có triệu chứng (30% trường hợp lây truyền qua sử dụng thuốc đường tĩnh mạch [IV] bị vàng da).
Viêm gan E thường không có triệu chứng. Những bệnh nhân có triệu chứng thường là thanh thiếu niên lớn tuổi hoặc người trẻ tuổi. Các biểu hiện ngoài gan đã được quan sát thấy như hội chứng Guillain-Barré, hội chứng Parsonage-Turner, teo cơ thần kinh, viêm dây thần kinh cánh tay hai bên, bệnh thần kinh ngoại biên, viêm não, viêm cầu thận tăng sinh màng có hoặc không có bệnh cryoglobulin huyết, viêm cầu thận màng, viêm tụy cấp, các biểu hiện tự miễn khác (ví dụ viêm cơ tim, viêm khớp, viêm tuyến giáp) và giảm tiểu cầu. Một số bệnh nhân có thể bị tình trạng virus viêm gan E nhân lên dai dẳng và những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh gan mạn tính có nguy cơ nhiễm viêm gan virus E mạn tính với tình trạng virus máu kéo dài (>6 tháng).
Trong giai đoạn tiền vàng da, bệnh nhân có thể có các triệu chứng toàn thân không đặc hiệu (ví dụ đau cơ, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, khó chịu kèm theo không thoải mái ở một phần tư trên bên phải của bụng), thay đổi khứu giác hoặc vị giác, sổ mũi, sợ ánh sáng, nhức đầu, ho, tiêu chảy, nước tiểu sẫm màu và hội chứng giống bệnh huyết thanh. Có thể thấy gan to, lách to và hạch to trong khi thăm khám bệnh. Trong giai đoạn vàng da, da vàng thường được ghi nhận sau khi bắt đầu hoặc khi hết sốt.
Nếu viêm gan tối cấp xảy ra, các triệu chứng của bệnh não gan sẽ phát triển (như lú lẫn, ngủ gà trong vòng 8 tuần kể từ khi có triệu chứng hoặc trong vòng 2 tuần kể từ khi khởi phát vàng da). Hạ đường huyết và kéo dài thời gian prothrombin (PT) cũng có thể xảy ra.
Con đường lây truyền của viêm gan khác nhau tùy theo loại. Viêm gan A có thể lây truyền qua đường miệng-phân (như dùng thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm), tiếp xúc giữa người với người hoặc quan hệ tình dục. Viêm gan B có thể lây truyền qua các con đường quanh thời kỳ chu sinh, xuyên qua da, quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc gần giữa người với người (nghĩa là qua vết thương hở và vết loét). Viêm gan C có thể lây truyền qua truyền máu, ghép tạng, xuyên qua da (đặc biệt là sử dụng thuốc đường tĩnh mạch), quan hệ tình dục hoặc quanh thời kỳ chu sinh. Viêm gan D lây truyền qua đường tình dục, xuyên qua da, đặc biệt là sử dụng thuốc đường tĩnh mạch, hoặc tiếp xúc niêm mạc với máu hoặc dịch cơ thể bị nhiễm bệnh. Bệnh chỉ có thể phát hiện ở những bệnh nhân bị viêm gan B vì virus cần lớp vỏ ngoài của virus viêm gan B. Viêm gan E lây truyền qua đường miệng-phân (như dùng thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm), hoặc qua truyền máu ở những vùng dịch lưu hành.
Hepatitis B_Initial Assessment 1
Thời gian ủ bệnh của viêm gan cũng khác nhau tùy loại. Viêm gan A có thời gian ủ bệnh từ 15 đến 50 ngày. Viêm gan B có thời gian ủ bệnh từ 30 đến 180 ngày. Viêm gan C có thời gian ủ bệnh từ 14 đến 180 ngày. Viêm gan D có thời gian ủ bệnh từ 30 đến 180 ngày. Viêm gan E có thời gian ủ bệnh từ 15 đến 60 ngày.
Virus viêm gan B chứa acid nucleic DNA trong khi các virus A, C và E có acid nucleic RNA. Viêm gan D có RNA không hoàn chỉnh và cần virus B để sao chép. Virus viêm gan A và E gây ra dịch bệnh trong khi virus viêm gan B, C và D có thể gây bệnh mạn tính và bệnh gan ác tính.
Hepatitis B_Initial Assessment 2
Viêm gan A thường gây ra bệnh nhẹ ở trẻ em với >80% các trường hợp nhiễm trùng không có triệu chứng. Người lớn có nhiều khả năng biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng thường kéo dài <2 tháng, tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng kéo dài hoặc có thể tái phát bệnh.
Viêm gan B, C và D cũng có thể không có triệu chứng. Viêm gan B có triệu chứng sẽ phụ thuộc vào phương thức và thời gian lây truyền. Lây truyền theo chiều dọc từ mẹ sang con hầu như luôn không có triệu chứng trong khi các đường lây truyền khác có nhiều khả năng gây ra bệnh có triệu chứng (30% trường hợp lây truyền qua sử dụng thuốc đường tĩnh mạch [IV] bị vàng da).
Viêm gan E thường không có triệu chứng. Những bệnh nhân có triệu chứng thường là thanh thiếu niên lớn tuổi hoặc người trẻ tuổi. Các biểu hiện ngoài gan đã được quan sát thấy như hội chứng Guillain-Barré, hội chứng Parsonage-Turner, teo cơ thần kinh, viêm dây thần kinh cánh tay hai bên, bệnh thần kinh ngoại biên, viêm não, viêm cầu thận tăng sinh màng có hoặc không có bệnh cryoglobulin huyết, viêm cầu thận màng, viêm tụy cấp, các biểu hiện tự miễn khác (ví dụ viêm cơ tim, viêm khớp, viêm tuyến giáp) và giảm tiểu cầu. Một số bệnh nhân có thể bị tình trạng virus viêm gan E nhân lên dai dẳng và những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh gan mạn tính có nguy cơ nhiễm viêm gan virus E mạn tính với tình trạng virus máu kéo dài (>6 tháng).
Trong giai đoạn tiền vàng da, bệnh nhân có thể có các triệu chứng toàn thân không đặc hiệu (ví dụ đau cơ, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, khó chịu kèm theo không thoải mái ở một phần tư trên bên phải của bụng), thay đổi khứu giác hoặc vị giác, sổ mũi, sợ ánh sáng, nhức đầu, ho, tiêu chảy, nước tiểu sẫm màu và hội chứng giống bệnh huyết thanh. Có thể thấy gan to, lách to và hạch to trong khi thăm khám bệnh. Trong giai đoạn vàng da, da vàng thường được ghi nhận sau khi bắt đầu hoặc khi hết sốt.
Nếu viêm gan tối cấp xảy ra, các triệu chứng của bệnh não gan sẽ phát triển (như lú lẫn, ngủ gà trong vòng 8 tuần kể từ khi có triệu chứng hoặc trong vòng 2 tuần kể từ khi khởi phát vàng da). Hạ đường huyết và kéo dài thời gian prothrombin (PT) cũng có thể xảy ra.
Con đường lây truyền của viêm gan khác nhau tùy theo loại. Viêm gan A có thể lây truyền qua đường miệng-phân (như dùng thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm), tiếp xúc giữa người với người hoặc quan hệ tình dục. Viêm gan B có thể lây truyền qua các con đường quanh thời kỳ chu sinh, xuyên qua da, quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc gần giữa người với người (nghĩa là qua vết thương hở và vết loét). Viêm gan C có thể lây truyền qua truyền máu, ghép tạng, xuyên qua da (đặc biệt là sử dụng thuốc đường tĩnh mạch), quan hệ tình dục hoặc quanh thời kỳ chu sinh. Viêm gan D lây truyền qua đường tình dục, xuyên qua da, đặc biệt là sử dụng thuốc đường tĩnh mạch, hoặc tiếp xúc niêm mạc với máu hoặc dịch cơ thể bị nhiễm bệnh. Bệnh chỉ có thể phát hiện ở những bệnh nhân bị viêm gan B vì virus cần lớp vỏ ngoài của virus viêm gan B. Viêm gan E lây truyền qua đường miệng-phân (như dùng thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm), hoặc qua truyền máu ở những vùng dịch lưu hành.

Thời gian ủ bệnh của viêm gan cũng khác nhau tùy loại. Viêm gan A có thời gian ủ bệnh từ 15 đến 50 ngày. Viêm gan B có thời gian ủ bệnh từ 30 đến 180 ngày. Viêm gan C có thời gian ủ bệnh từ 14 đến 180 ngày. Viêm gan D có thời gian ủ bệnh từ 30 đến 180 ngày. Viêm gan E có thời gian ủ bệnh từ 15 đến 60 ngày.
Virus viêm gan B chứa acid nucleic DNA trong khi các virus A, C và E có acid nucleic RNA. Viêm gan D có RNA không hoàn chỉnh và cần virus B để sao chép. Virus viêm gan A và E gây ra dịch bệnh trong khi virus viêm gan B, C và D có thể gây bệnh mạn tính và bệnh gan ác tính.

Tiền sử
Sau đây là những điểm quan trọng trong tiền sử lâm sàng của bệnh nhân nghi ngờ mắc viêm gan virus:
- Tiếp xúc với bệnh nhân bị vàng da
- Dùng thuốc đường tiêm truyền
- Tiền sử truyền máu
- Phẫu thuật hoặc nhập viện
- Tiền sử gia đình mắc bệnh gan mạn tính
- Nghề nghiệp
- Nguồn thực phẩm và nước
- Uống rượu
- Di cư từ một quốc gia có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B hoặc viêm gan D cao
Sàng lọc
Việc sàng lọc nhiễm viêm gan virus B mạn tính được khuyến cáo cho các thành viên trong gia đình, bạn tình và người dùng chung ma túy của người bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính, nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người nhiễm HIV, phụ nữ mang thai, người hiến máu, huyết tương, tạng, mô hoặc tinh dịch, trẻ sơ sinh từ mẹ có HBsAg (+), bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo, hóa trị hoặc dùng liệu pháp ức chế miễn dịch, bệnh nhân có AST/ALT tăng cao không rõ nguyên nhân, tù nhân tại trại giam và những người sinh ra ở các quốc gia có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B ≥2%.