Content:
Giới thiệu
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh lý bệnh
Yếu tố nguy cơ
Phân loại
Nội dung của trang này:
Giới thiệu
Dịch tễ học
Sinh lý bệnh
Yếu tố nguy cơ
Phân loại
Giới thiệu
Thuyên tắc phổi (PE) là tình trạng tắc nghẽn một hay nhiều động mạch phổi, thường do các cục máu đông từ tĩnh mạch, đặc biệt là các tĩnh mạch ở chân và vùng chậu.
Dịch tễ học
Mặc dù tỷ lệ thật sự của thuyên tắc phổi vẫn chưa rõ, nhưng ước tính có khoảng 1-3/1.000 người mắc và có đến 1/3 số bệnh nhân nhập viện có nguy cơ bị thuyên tắc phổi. Cần lưu ý rằng ước tính tỷ lệ của thuyên tắc phổi đã tăng lên có thể do sự ra đời của xét nghiệm D-dimer và chụp cắt lớp vi tính (CT) phổi. Nhìn chung, ước tính tỷ lệ mắc cao hơn ở nam giới so với nữ giới và tăng theo độ tuổi. Thuyên tắc phổi được coi là nguyên nhân gây tử vong do tim mạch phổ biến thứ ba, chiếm tới 100.000 trường hợp mỗi năm chỉ riêng tại Hoa Kỳ (US). Tuy nhiên, con số này thậm chí có thể bị ước tính thấp vì thuyên tắc phổi có thể gây tử vong do tim không rõ nguyên nhân. Mặc dù tỷ lệ mắc thuyên tắc phổi ngày càng tăng, tỷ lệ tử vong đang giảm, phản ánh tác động của việc cải thiện trong chẩn đoán, khởi đầu can thiệp và điều trị sớm.
Sinh lý bệnh
Cơ chế bệnh sinh của thuyên tắc phổi tương tự như sự hình thành cục máu đông, được mô tả bởi bộ ba Virchow bao gồm ứ trệ dòng máu, tổn thương nội mô mạch máu và tăng đông. Hầu hết các cục máu đông ở phổi xuất phát từ các tĩnh mạch sâu của chi dưới (ví dụ như tĩnh mạch chậu, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch khoeo), với trên 50% bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thuyên tắc phổi. Mặc dù phần lớn các huyết khối từ tĩnh mạch bắp chân tự khỏi nhưng nếu không được điều trị, có khoảng 1/3 các trường hợp DVT sẽ tiến triển đến những tĩnh mạch lân cận, có khả năng cao hơn gây thuyên tắc.
Thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông vỡ và di chuyển vào tuần hoàn phổi, gây ra một loạt quá trình sinh lý bệnh. Cục máu đông ở phổi thường có số lượng nhiều, ảnh hưởng đến thùy dưới thường xuyên hơn thùy trên và ảnh hưởng đến cả hai phổi trong hầu hết các trường hợp. Trước tiên, ở các trường hợp cục máu đông lớn, có xu hướng làm tắc nghẽn động mạch phổi chính, gây thuyên tắc ở vị trí yên ngựa dẫn đến suy tim mạch. Mặt khác, các cục máu đông nhỏ hơn gây tắc các động mạch phổi ngoại vi, dẫn đến nhồi máu phổi. Hơn nữa, hậu quả của sự tắc nghẽn giường mao mạch phổi gây ra sự mất cân bằng giữa tỷ lệ thông khí và tưới máu dẫn đến trao đổi khí bị suy giảm. Kháng lực mạch máu phổi (PVR) tăng trong trường hợp thuyên tắc phổi do tắc nghẽn mạch máu bởi cục máu đông và co mạch do thiếu oxy. Tiếp theo, sự gia tăng kháng lực mạch máu phổi làm cản trở dòng máu ra khỏi thất phải và gây giãn thất phải. Cuối cùng, sự kết hợp của giảm lưu lượng từ tâm thất phải và giãn thất phải làm giảm tiền tải của thất trái, dẫn đến giảm cung lượng tim, làm hạ huyết áp hệ thống và rối loạn huyết động.
Thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông vỡ và di chuyển vào tuần hoàn phổi, gây ra một loạt quá trình sinh lý bệnh. Cục máu đông ở phổi thường có số lượng nhiều, ảnh hưởng đến thùy dưới thường xuyên hơn thùy trên và ảnh hưởng đến cả hai phổi trong hầu hết các trường hợp. Trước tiên, ở các trường hợp cục máu đông lớn, có xu hướng làm tắc nghẽn động mạch phổi chính, gây thuyên tắc ở vị trí yên ngựa dẫn đến suy tim mạch. Mặt khác, các cục máu đông nhỏ hơn gây tắc các động mạch phổi ngoại vi, dẫn đến nhồi máu phổi. Hơn nữa, hậu quả của sự tắc nghẽn giường mao mạch phổi gây ra sự mất cân bằng giữa tỷ lệ thông khí và tưới máu dẫn đến trao đổi khí bị suy giảm. Kháng lực mạch máu phổi (PVR) tăng trong trường hợp thuyên tắc phổi do tắc nghẽn mạch máu bởi cục máu đông và co mạch do thiếu oxy. Tiếp theo, sự gia tăng kháng lực mạch máu phổi làm cản trở dòng máu ra khỏi thất phải và gây giãn thất phải. Cuối cùng, sự kết hợp của giảm lưu lượng từ tâm thất phải và giãn thất phải làm giảm tiền tải của thất trái, dẫn đến giảm cung lượng tim, làm hạ huyết áp hệ thống và rối loạn huyết động.
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ chính
Các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến hình thành thuyên tắc phổi bao gồm:
- Thiếu hụt antithrombin
- Thiếu hụt protein C
- Thrombomodulin
- Tăng homocystein máu
- Kháng thể kháng cardiolipin
- Thiếu hụt prothrombin G20210A
- Thiếu hụt yếu tố XII
- Yếu tố V Leiden (APC-R)
- Thiếu hụt plasminogen
- Rối loạn sinh tổng hợp plasminogen
- Bất thường về fibrinogen bẩm sinh
- Hoạt hóa plasminogen quá mức
- Thiếu hụt protein S
- Tiền căn bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch đã được xác định
- Chấn thương hoặc gãy xương
Các yếu tố nguy cơ phụ
Các yếu tố nguy cơ phụ dẫn đến hình thành thuyên tắc phổi bao gồm:
- Phẫu thuật
- Tuổi cao
- Catheter tĩnh mạch trung tâm
- Suy tim
- Mang thai hoặc thời kỳ hậu sản
- Bại liệt
- Bệnh tim bẩm sinh
- Du lịch xa
- Đột quỵ
- Tăng huyết áp
- Suy tĩnh mạch mạn tính
- Béo phì
- Hút thuốc lá
- Thuốc uống tránh thai (ví dụ: estrogen)
- Các phẫu thuật thay khớp gối hoặc khớp háng
- Bất thường tiểu cầu
- Bệnh Crohn
- Kháng đông lupus
- Hội chứng thận hư
- Bệnh ác tính có hoặc không có hóa trị
- Tăng độ nhớt (đa hồng cầu, Waldenstrom)
Phân loại
Thuyên tắc phổi lớn
Thuyên tắc phổi lớn được định nghĩa là tình trạng hạ huyết áp và sốc kéo dài, còn được gọi là thuyên tắc phổi nguy cơ cao và là một trường hợp cấp cứu có tỷ lệ tử vong cao.
Thuyên tắc phổi vừa
Thuyên tắc phổi vừa liên quan đến rối loạn chức năng thất phải (RV) hoặc tổn thương cơ tim mà không có tình trạng rối loạn huyết động, còn được gọi là thuyên tắc phổi nguy cơ trung bình.
Thuyên tắc phổi lớn được định nghĩa là tình trạng hạ huyết áp và sốc kéo dài, còn được gọi là thuyên tắc phổi nguy cơ cao và là một trường hợp cấp cứu có tỷ lệ tử vong cao.
Thuyên tắc phổi vừa
Thuyên tắc phổi vừa liên quan đến rối loạn chức năng thất phải (RV) hoặc tổn thương cơ tim mà không có tình trạng rối loạn huyết động, còn được gọi là thuyên tắc phổi nguy cơ trung bình.